Kiếm bạc triệu mỗi ngày nhờ chuột
Sáng nào ông Phạm Văn Sơn ở ấp Vĩnh Cầu (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, An Giang) cũng tranh thủ ăn no bụng rồi vác xuổng, lồng sắt, bình đựng nước uống và dẫn theo chú chó phèn ra đồng săn chuột.
Ông đi dọc theo bờ kênh Vĩnh Tế và các bờ đê lớn trên đồng để tìm nơi chuột trú ẩn. Nhiều năm làm công việc này, chỉ cần nhìn sơ qua là người đàn ông này biết hang nào có chuột làm tổ. Sau khi quan sát cẩn thận, ông dùng xuổng đào hang. Nếu gặp phải nhiều ngách nhỏ, ông dùng đất ém lại để tiếp tục đào theo đường chính.
“Lũ chuột khôn lắm. Chúng tạo ra nhiều ngách để đánh lừa mình. Phải ém các ngách này lại để khi đào theo hang chính mà không có thì đào theo từng ngách”, chuyên gia bắt chuột chia sẻ.
Gặp trường hợp các ngách giống nhau, ông Sơn phải nhờ đến chú chó mực đánh hơi để xác định hướng nào có chuột. Lũ “nhắt” dẫu có tinh ranh cũng khó chạy thoát bởi chú chó đã chực sẵn bên ngoài, chỉ cần chúng vụt ra khỏi hang là bị chó phèn tóm gọn. Với cách làm này, sau một buổi đào bắt, chiếc lồng sắt của ông Sơn đã chứa gần đầy chuột, ước lượng hơn 10 kg.
Lồng chuột bán cho thương lái. Ảnh: B.T.
Ông cho biết: “Lớn tuổi rồi nên tôi chỉ đào vào buổi sáng thôi, chứ mấy đứa trẻ và thanh niên đi cả ngày có thể kiếm được gần 20 kg chuột”.
Số chuột bắt được này sẽ có người đến thu gom mua tại nhà. Chuột chết có thể làm khô hoặc muối để ăn lâu dài. Với giá bán tại chỗ khoảng 45.000 đồng một kg, mỗi người đi đào chuột kiếm không dưới 500.000 đồng mỗi ngày.
Các xã Vĩnh Điều (huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang), Vĩnh Gia, Lạc Quới (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), khu vực giáp ranh với quận Kirivong (tỉnh Kandal, Campuchia), là nơi chuột đồng xuất hiện nhiều nhất.
Trên những cánh đồng bạt ngàn dọc theo tuyến kênh Vĩnh Tế, chạy dài từ thị xã Châu Đốc qua các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và Giang Thành, lúa hè thu đang phát triển xanh rì. Bên kia biên giới, trên địa bàn tỉnh Kandal, người dân vùng biên cũng vừa xuống giống lúa. Đây cũng là lúc những “chú Tý”, vốn sống ẩn nấp trong các bụi rậm khu vực giáp biên giữa Việt Nam – Campuchia, bắt đầu tràn mạnh xuống đồng, cắn phá lúa non.
Video đang HOT
Để bảo vệ mùa màng, người dân hợp lực săn bắt chuột. Người ta đặt bẫy, dùng thuốc chuột, ví cù (dạng như một ụ rơm để dụ chuột vào). Tuy nhiên, biện pháp được thực hiện phổ biến nhất vẫn là đào hang bắt chuột.
Anh Huỳnh Văn Bé, ấp Vĩnh Hòa (xã Lạc Quới), có hơn 15 năm theo nghề kinh doanh chuột đồng ở khu vực này. Anh Bé cho biết, nhu cầu tiêu thụ chuột đồng tăng và giá bán cũng cao hơn trước. Mỗi ngày, anh đi dọc theo các tuyến kênh Vĩnh Tế có thể thu gom được từ 400 đến 500 kg chuột đồng do người dân bắt. Giá thu mua chuột tại đồng là 45.000 đồng một kg, bán lại cho thương lái 50.000 đồng, anh Bé có thể kiếm lời hơn 2 triệu đồng mỗi ngày.
Làm sạch chuột đồng chuẩn bị mang ra chợ bán. Ảnh: B.T.
Từ đây, chuột sống được vận chuyển bán lại cho các vựa ở thị trấn Cái Dầu (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) với giá 70.000 đồng một kg. Chủ vựa lại thuê người lột da, làm sạch chuột rồi ướp lạnh đưa đi tiêu thụ khắp các tỉnh miền Tây, lên tới TP HCM. Bình quân, mỗi chuyến đi bằng xe gắn máy, người vận chuyển chuột từ vùng biên xuống Cái Dầu cũng kiếm lời được trên một triệu đồng. Riêng những người làm nghề lột da chuột cũng có thu nhập từ 100.000 đến 200.000 đồng một ngày.
Theo anh Bé, người dân vùng biên giới giáp Campuchia thuộc các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) và Giang Thành (Kiên Giang) có thể săn bắt chuột quanh năm. Tuy nhiên, chuột xuất hiện nhiều nhất vào đầu các vụ xuống lúa giống. Riêng vào mùa nước nổi, người thu gom chuột như anh có thể mua được cả tấn chuột mỗi ngày, thu gần 5 triệu đồng. Còn người bắt chuột và người chở đi bỏ mối kiếm được 1-2 triệu đồng một ngày là bình thường.
Chuột đồng miền Tây ngon, béo, có thể chế biến thành nhiều món: chiên giòn hoặc xào lá cách, xào củ hành, nướng ngũ vị hương, khìa nước dừa, xối mỡ, chiên nước mắm, rô ti, nướng sả, quay lu cho đến nấu cơm mẻ và khô chuột nướng lửa hồng.
Theo VNExpress
Bạo gan nếm thử chuột đồng ở Hà Nội
Có lẽ cảm giác đầu tiên của thực khách khi tới đây là sợ và phải nhắm mắt "làm liều" đưa miếng thịt vào miệng, để rồi cảm thấy món thịt chuột hóa ra không đáng sợ như mình vẫn tưởng.
Phản ứng thông thường của mọi người sẽ là đeo bộ mặt nhăn nhó, ánh mắt hoài nghi, rất đề phòng hỏi rằng: "Người ta bắt chuột ở đâu?", "Liệu có an toàn không?", "Trông chắc ghê lắm nhỉ? Chả dám ăn mất!"... Nhưng có lẽ đó chỉ cảm nhận rất chủ quan và tiêu cực do mọi người tưởng tượng ra, và cũng một phần do sự... thiếu hiểu biết. Còn những ai đã từng đến đây thưởng thức đặc sản thịt chuột rồi thì đều khẳng định: "Không chết được, có khi ăn rồi lần sau lại nằng nặc đòi đến nữa".
Nhà hàng này mang tên "Chuột đồng quán" nằm trong một con hẻm trên phố Đặng Văn Ngữ, hơi khó tìm với ai không phải "thổ địa" của khu phố này. Quán trông cũng khá thẩm mỹ: rộng rãi, sạch sẽ, có sân trời thoáng đãng, thiết kế theo phong cách đồng quê với mây tre nứa. Lấy tên vậy thôi chứ quán phục vụ nhiều món như gà, vịt, cá, bò, lợn mán, lợn mường.... đủ cả, nhưng tất nhiên món "tủ" được khách hàng chuộng nhất vẫn là những món chuột độc đáo.
Nhìn vào thực đơn chuột đồng ở đây chắc nhiều người sẽ phải "loạn đao pháp". Có tới hơn 30 món khác nhau, từ hấp, nướng, xào, quay, áp chảo cho đến chả băm, giả cầy, lúc lắc, rang muối và thậm chí là lẩu. Nhưng theo nhận xét của một số khách ruột sành mồm thì có 3 món dễ được mọi người "vote" nhiều nhất, đó là chuột đồng áp chảo - cả quí anh lẫn quí cô đều thích, chuột đồng rang muối thì chị em đặc biệt mê mẩn, còn chuột đồng hấp tái chanh cực thích hợp cho cánh mày râu lai rai.
Chuột đồng áp chảo có lẽ món dễ ăn nhất. Nếu lần đầu tiên thưởng thức, không tận mắt nhìn chuột đồng để nguyên con thì có thể nhiều người sẽ nhầm lẫn mình đang được ăn món lợn sữa quay thượng hạng, bởi nó cũng béo ngậy với lớp thịt vừa mỡ màng, vừa mềm ngọt, cùng lớp bì mỏng giòn ngon tuyệt, nhưng lại có cái gì đó thơm hơn, đậm hơn và chắc thịt hơn rất nhiều. Món này nhất thiết phải ăn lúc còn nóng hổi mới ra lò, chứ nếu để nguội thì sẽ giảm giá trị đi rất nhiều.
Chuột đồng áp chảo
Thịt chuột đồng béo ngậy chẳng kém lợn sữa quay
Chuột đồng áp chảo để nguyên con
Riêng món chuột đồng rang muối thì khác, dù có để nguội bao lâu thì phần da vẫn giòn tan, lớp thịt bên trong mềm, đậm đà, thích nhất là có thể nhai xương rau ráu, ngon lành, bởi xương chuột đồng vốn đã mềm, chế biến thành món rang muối nhai lại càng đã miệng hơn. Món này hầu như chị em nào ăn một lần cũng khoái ngay.
Chuột đồng rang muối
"Chuột hấp lá chanh là món được lòng cánh đàn ông mê nhậu nhất", đó là nhận xét của anh chủ quán cùng nhiều khách hàng nam khi tới đây. Cũng dễ hiểu thôi, lai rai chén rượu rồi nhâm nhi thêm một món hấp vừa ngọt thịt vừa thơm mùi lá chanh, đó có lẽ là cái thú tuyệt vời của cánh mày râu.
Khoai lang tẩm bột chiên chấm mật ong cũng là món khiến chị em mê mẩn
Tất cả các món chuột đồng ở đây đều có mức giá trung bình là 120.000 đồng/đĩa, mỗi đĩa tương ứng khoảng 2 con chuột, không rẻ nhưng cũng không đắt so với một món đặc sản "độc" và lạ. Nhìn chung mỗi món đều có cái hay riêng, có tận hơn 30 món khác nhau nên đến nơi này, dù bạn thuộc gu ăn uống nào chắc cũng sẽ tìm được cho mình một món chuột khoái khẩu. Còn nếu vẫn "dằn vặt" với những hoài nghi thắc mắc ban đầu thì bạn sẽ được "đả đông tư tưởng" và mở mang thêm kiến thức khi nghe anh chủ quán cho biết: "Chuột đồng nhà hàng mình lấy từ các cơ sở chăn nuôi chuột trên Hòa Bình, có vậy chúng mới béo tốt mà ngon như thế chứ. Yên tâm đi, đều đã kiểm dịch đàng hoàng rồi thì bọn anh mới mở quán kinh doanh được chứ!".
Địa chỉ: Số 77/6 ngõ 4D, Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội.
HOÀNG NHI
Theo Infonet
Đặc sản chuột đồng mùa nước lụt Hằng năm, từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch là mùa chuột đồng kiếm được nguồn thức ăn phong phú nhất nên con nào cũng ú tròn, lông mượt vàng và cũng là mùa dân ruộng quê tôi đi săn chuột đồng. Chuột đồng là loài động vật hoang dã, có bộ lông giống như con cheo. Nó rất tinh khôn và...