Kích trứng lợi ích và nguy cơ?
Kích thích buồng trứng là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản cho những trường hợp hiếm muộn do rối loạn phóng noãn ( rụng trứng). Tuy nhiên cũng nhiều trường hợp gặp những tác dụng không mong muốn, nhất là hội chứng quá kích buồng trứng…
Suy buồng trứng sớm – Nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn
Suy buồng trứng sớm là tình trạng hai buồng trứng ngừng hoạt động bình thường khi người phụ nữ chưa đến 40 tuổi. Tình trạng này gây mất kinh, rụng trứng bất thường dẫn đến rối loạn trong thời kỳ kinh nguyệt… kéo theo giảm khả năng sinh sản. Nó cũng khiến cơ thể mệt mỏi, vã mồ hôi đêm, mất ngủ, âm đạo khô rát khiến đau khi quan hệ tình dục… sẽ ảnh hưởng tới tần suất quan hệ tình dục. Tần suất quan hệ tình dục giảm hoặc thậm chí là không có quan hệ tình dục, kèm với hiện tượng trứng rụng thất thường sẽ tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Đến nay, chưa có phương pháp điều trị nào để cải thiện khả năng sinh sản của phụ nữ bị suy buồng trứng. Chỉ có khoảng 5 – 10% số bệnh nhân mang thai mà không cần điều trị. Ngoài ra, cần phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Và khi họ muốn lấy trứng của chính mình để làm IVF thì cần sử dụng biện pháp kích thích buồng trứng.
Các biện pháp kích thích buồng trứng
Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Sau khi nang trứng trưởng thành, đủ kích thước, bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để giúp trứng rụng.
Phương pháp này được sử dụng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp vô sinh do rối loạn phóng noãn, không phóng noãn hoặc ở bệnh nhân đa nang buồng trứng, được áp dụng cho những cặp vợ chồng lấy nhau 1- 2 năm chưa có thai.
Kích trứng trong IUI (bơm tinh trùng vào qua cổ tử cung)
Kích thích buồng trứng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị rối loạn phóng noãn. Ở các bệnh nhân này, cần ít nhất một nang trưởng thành có phóng noãn để đạt được hiệu quả điều trị. Do đó, chọn lựa phác đồ kích thích buồng trứng trong IUI cần phù hợp sao cho số nang có thể giải phóng noãn không quá nhiều nhằm hạn chế các biến chứng.
Phác đồ ngắn: Đối với bệnh nhân lớn tuổi, đáp ứng kém với kích thích buồng trứng thường được sử dụng biện pháp phác đồ ngắn (hay cực ngắn). Trong biện pháp này, bệnh nhân được sử dụng các thuốc uống bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Có thể sử dụng thuốc tiêm song song hoặc chậm hơn 1- 2 ngày. Sau đó được siêu âm theo dõi nang noãn bắt đầu từ ngày thứ 6 (tính từ ngày bắt đầu ra kinh) của chu kỳ kinh. Các lần siêu âm sau và liều thuốc tiếp tục được điều chỉnh tùy theo kích thước và số lượng nang noãn phát triển. Tiêm hCG để kích thích phóng noãn khi có ít nhất 1 nang đạt kích thước 18mm trên siêu âm. Bơm tinh trùng 36 giờ sau khi tiêm hCG hay 24 và 48 giờ nếu bơm tinh trùng 2 lần trong một chu kỳ.
Phác đồ tăng liều dần: Sử dụng thuốc kích thích buồng trứng liên tục trong 14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó bệnh nhân sẽ được siêu âm và xét nghiệm nội tiết theo dõi nang noãn được lần đầu sau 14 ngày. Nếu chưa có đáp ứng thuốc, nang nhỏ dưới 10mm trên siêu âm, thì bệnh nhân sẽ tăng liều thuốc. Đối với bệnh nhân có đáp ứng, nang lớn hơn 10mm, thì sẽ duy trì liều cũ cho đến khi nang noãn đạt đến tiêu chuẩn tiêm hCG và tiếp tục tiến hành bơm tinh trùng như đã nêu trên.
Chu kỳ này sẽ bị ngưng điều trị khi bệnh nhân không có đáp ứng buồng trứng sau 35 ngày kích thích hoặc không có nang vượt trội khi đã dùng đến liều tối đa trong một tuần.Phác đồ này sẽ bị ảnh hưởng bởi tuổi tác và tình trạng béo phì của người phụ nữ.
Phác đồ giảm liều dần: Sử dụng thuốc kích trứng ngay sau khi người bệnh có kinh tự nhiên hoặc sau khi được sử dụng progesteron. Duy trì liều thuốc đó cho đến khi có một nang vượt trội trên 10mm trên siêu âm. Sau đó, giảm dần liều thuốc và nang noãn đạt đến tiêu chuẩn thì tiêm hCG.
Lưu ý: Phác đồ tăng liều dần an toàn và hiệu quả hơn phác đồ giảm liều dần nhưng chi phí cao hơn do thời gian điều trị kéo dài.
Kích trứng trong IVF (thụ tinh trong ống nghiệm)
Để một chu kỳ IVF có hiệu quả, số lượng nang noãn trung bình cần đạt được sau kích thích buồng trứng là 8 – 10 nang noãn trưởng thành. Có 2 phác đồ kích thích buồng trứng được sử dụng trong IVF, đó là:
Video đang HOT
Phác đồ dài: Sử dụng các thuốc tiêm kích thích buồng trứng từ ngày 14 – 21 của chu kỳ kinh nguyệt, có thể sử dụng từ ngày thứ 21 của chu kỳ kinh trước hoặc áp dụng từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh. Sử dụng thuốc và liều lượng tùy theo độ tuổi bệnh nhân và sự đáp ứng của buồng trứng với thuốc. Theo dõi siêu âm nang noãn được bắt đầu vào ngày thứ 6 sau khi sử dụng kết hợp các thuốc kích thích buồng trứng. Sau đó, siêu âm được tiến hành mỗi ngày hay mỗi 2 – 3 ngày tùy theo kích thước của nang noãn.
Sau khi bệnh nhân được tiêm kích thích buồng trứng và theo dõi trên siêu âm có ít nhất 2 nang noãn đạt kích thước 17mm trở lên thì bệnh nhân sẽ được tiêm hCG để kích thích phóng noãn. Chọc hút trứng được thực hiện khoảng 34 – 36 giờ sau tiêm hCG.
Phác đồ ngắn: Thời điểm ổn định của chu kỳ kích thích buồng trứng hoặc theo sự đáp ứng của từng bệnh nhân. Kích thích buồng trứng áp dụng từ ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt, đến ngày thứ 7 của chu kỳ, sau đó có thể được tiêm thuốc dưới da. Theo dõi tiếp tục sự phát triển nang noãn sau khi được kích thích buồng trứng theo chỉ định của bác sĩ. Tiêm thuốc kích trứng bắt đầu từ ngày 6 của chu kỳ và theo dõi sự phát triển nang noãn và sử dụng hCG khi các nang noãn đạt tiêu chuẩn, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút trứng.
Kích thích buồng trứng là phương pháp sử dụng các loại thuốc nội tiết uống hoặc tiêm nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng.
Lời khuyên của bác sĩ
Liệu pháp kích thích buồng trứng là một hành trình đòi hỏi không ít sự kiên nhẫn, quyết tâm và chi phí lớn. Không chỉ vài viên thuốc, vài lần tiêm là phụ nữ hiếm muộn sẽ thoả nguyện mong ước có con. Mà khi kích thích buồng trứng điều trị vô sinh, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như bị chảy máu âm đạo, đau trong âm đạo và có thể gây nhiễm trùng nếu dụng cụ không được khử trùng cẩn thận; có thể gây ra hội chứng quá kích buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc làm teo buồng trứng, suy buồng trứng, thậm chí có thể gây nguy cơ ung thư buồng trứng. Bên cạnh đó nó còn làm tăng nguy cơ đa thai và có thể gây vô sinh do hết nang nguyên thủy…
Do đó, bệnh nhân nên đến các cơ sở điều trị hiếm muộn, vô sinh có uy tín để được khám và tư vấn kỹ trước khi quyết định áp dụng phương pháp kích thích buồng trứng. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị tốt về sức khoẻ và ổn định tâm lý; tìm hiểu thông tin và chi phí điều trị để chuẩn bị tài chính và sắp xếp thời gian phù hợp với việc điều trị. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải có sự theo dõi kỹ càng để tránh các biến chứng không mong muốn.
Theo BS. Nguyễn Quốc Khánh/Suckhoedoisong.vn
17 dấu hiệu nhận biết thời kỳ tiền mãn kinh
Để không bị sốc và bỡ ngờ khi bước vào giai đoạn trung niên đầy cam go này, phụ nữ ngoài 30 hãy quan tâm tới bản thân hơn nữa, lắng nghe tiếng nói từ cơ thể để nhận biết, ứng phó hay chấp nhận sự khắc nghiệt của thời gian.
1. Bốc hỏa, mệt mỏi
Nóng bừng, đổ mồ hôi đêm. Cảm giác đột ngột, thoáng qua hoặc có khi bốc hỏa khắp cơ thể đặc biệt trên mặt.
2. Âm đạo khô rát, giảm ham muốn tình dục
Niêm mạc âm đạo bắt đầu khô và trở nên kém đàn hồi khiến việc quan hệ tình dục không thoải mái và dễ nhiễm trùng. Âm đạo thường xuyên ngứa ngáy và đau rát.
3. Khó chịu, thay đổi tâm trạng
Do thiếu hụt lượng estrogen nên người phụ nữ khó kiểm soát được tâm trạng, thường xuyên cáu gắt, hồi hộp, ngồi không yên... Thậm chí, nhiều người chuyển sang giai đoạn mãn kinh thì tính tình hoàn toàn thay đổi.
4. Mất ngủ
Từ tuổi 35 trở lên, cơ thể giảm dần sản xuất melatonin - hormone giấc ngủ. Khi thiếu melatonin, cơ thể sẽ khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
5. Kinh nguyệt không đều
Những thay đổi hormone ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng làm cho chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn, ngắn hơn bình thường hoặc tắc kinh trong vài tháng.
6. Đau đầu
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ tiền mãn kinh, bạn có thể cảm thấy đau nhức đầu nhiều hơn. Những cơn đau đầu này còn được gọi là "đau nửa đầu kinh nguyệt".
7. Tiểu rắt, tiểu nhiều
Phụ nữ tiền mãn kinh thường dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm bàng quan. Ngoài ra, họ cũng có biểu hiện đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày.
8. Căng ngực, buồn nôn, lo lắng
Cảm giác này giống như giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
9. Chóng mặt, chảy máu nướu răng, khó tiêu
Giống như giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ.
10. Tăng cân, tiểu không tự chủ, khó ngủ
Giống như giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
11. Bị đầy hơi
Do ở độ tuổi tiền mãn kinh khả năng dung nạp lactose kém dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, nhất là sau khi uống sữa.
12. Đau nhức xương khớp
Sự suy giảm của các hormone nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh là nguyên nhân quan trọng khiến cho chị em dễ bị loãng xương và thoái hóa khớp. Đồng thời, trọng lượng cơ thể tăng cũng làm tăng áp lực lên khớp và khiến lớp sụn dễ bị hư tổn.
13. Tim đập nhanh
Đánh trống ngực, tim đập nhanh lại gây ra chứng rối loạn giấc ngủ.
14. Khó tập trung
Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, lâu dần dễ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy giảm trí nhớ, hay quên, lú lẫn...
15. Béo bụng
Lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm kích thích quá trình tích tụ mỡ ở vùng bụng.
16. Rụng tóc
Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tóc phát triển nhanh và khỏe hơn. Do vậy khi nồng độ nội tiết tố này bị suy giảm sẽ làm cho tóc yếu, mọc chậm, dễ rụng, thưa và mỏng hơn.
17. Tăng lông mặt
Khi lượng estrogen giảm thì Dihydrotestosterone (DHT) - hormone chính để kiểm soát sự phát triển của lông mặt lại tăng lên và dẫn đến sự hình thành các sợi lông thô trên gương mặt, đặc biệt là cằm.
Nguồn Internet
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tính ngày rụng trứng Xác suất của việc "đơm hoa nở nhụy" giữa tinh trùng và trứng thường diễn ra vào những ngày rụng trứng. Tuy nhiên, làm thế nào để tính được ngày rụng trứng trong khi chu kỳ kinh nguyệt của một số chị em lại không đều? Lúc nào là thời kỳ dễ thụ thai? Đáp án chính xác là lấy chu kỳ phổ...