Kích thước cá voi xám Thái Bình Dương giảm dần do Trái Đất nóng lên
Một nghiên cứu tiết lộ rằng kích thước của loài cá voi xám ven biển Thái Bình Dương đã bị giảm đáng kể 13% kể từ năm 2000.
Kích thước cá voi xám Thái Bình Dương giảm đi 13% trong 20-30 năm qua. Ảnh: eurekalert.org
Kích thước loài cá voi xám bị giảm dần có thể gây ra những hậu quả đáng kể đến tỷ lệ sống sót và khả năng sinh sản thành công, đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ mạng lưới thức ăn.
Nghiên cứu tập trung vào Nhóm kiếm ăn Bờ biển Thái Bình Dương (PCFG), một tập hợp gồm khoảng 200 con cá voi trong quần thể Đông Bắc Thái Bình Dương (ENP) rộng hơn với khoảng 14.500 con.
Bằng cách phân tích các hình ảnh chụp từ năm 2016 – 2022 của 130 cá thể, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy chiều dài của cá voi xám trưởng thành đã giảm đáng kể, với những con sinh năm 2020 có khả năng đạt chiều dài trưởng thành hoàn toàn khoảng 1m65, ngắn hơn khoảng 13% so với những con sinh năm 2000. Đáng chú ý, sự suy giảm kích thước đặc biệt rõ rệt ở con cái, vốn đã từng lớn hơn con đực.
Video đang HOT
Được mệnh danh là “lính gác hệ sinh thái”, những con cá voi này sinh sống ở vùng nước nông hơn, ấm hơn và gần bờ hơn so với đồng loại của chúng ở vùng biển Bắc Cực lạnh hơn và sâu hơn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chúng có thân hình, đầu và đuổi nhỏ hơn so với các loài khác.
Ông Kevin Bierlich, trợ lý giáo sư tại Đại học bang Oregon, đồng thời là tác giả nghiên cứu cho biết, những phát hiện này cho thấy hiện tượng thu nhỏ kích thước cơ thể của loài cá voi đang trở nên đáng lo ngại trong vài thập kỷ qua, và có khả năng báo hiệu nguy cơ suy giảm số lượng cá thể.
Ông Enrico Pirotta từ Đại học St. Andrews (Scotland) – cũng là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết việc giảm kích thước có thể tác động bất lợi đến tỷ lệ sống sót của cá voi con và khả năng sinh sản thành công của cá voi trưởng thành, do những cá thể nhỏ hơn có thể gặp khó khăn để tích lũy đủ năng lượng dự trữ cho việc di cư và sinh sản trong mùa đông.
Nghiên cứu cũng xác định mối tương quan giữa xu hướng này và những thay đổi trong chu kỳ nước dâng và nước lặng của đại dương.
Nước dâng vận chuyển chất dinh dưỡng từ vùng nước sâu hơn đến vùng nông hơn, trong khi nước lặng, những chất dinh dưỡng này vẫn đọng lại vùng nông hơn, nơi ánh sáng tạo điều kiện cho sinh vật phù du và các loài nhỏ khác mà cá voi ăn phát triển.
Biến đổi khí hậu được biết đến là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chu kỳ của nước, thông qua những thay đổi về mô hình gió và nhiệt độ. Hơn nữa, tầm vóc nhỏ hơn không chỉ cản trở khả năng phát triển của cá voi, mà còn có thể làm tăng khả năng dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa như va chạm với thuyền và vướng vào ngư cụ, gây thêm rủi ro cho sự sống sót của chúng.
Số lượng cá voi lưng gù ở Thái Bình Dương suy giảm nghiêm trọng do nắng nóng
Ngày 28/2, một nghiên cứu cho biết các đợt nắng nóng trầm trọng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm số lượng cá voi lưng gù tại vùng phía Bắc Thái Bình Dương.
Cá voi lưng gù. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhờ những nỗ lực bảo tồn và việc chấm dứt săn bắt cá voi thương mại vào năm 1976, quần thể cá voi lưng gù tại khu vực này đã tăng đều đặn cho đến năm 2012. Tuy nhiên, trong chưa đầy một thập kỷ qua, số lượng cá voi đã giảm khoảng 20%.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Royal Society Open Science cho biết, 75 nhà khoa học đã biên soạn bộ dữ liệu nhận dạng hình ảnh để theo dõi quần thể cá lưng gù ở khu vực Bắc Thái Bình Dương trong giai đoạn 2002 - 2021. Nhóm nghiên cứu này đã ghi lại được khoảng 200.000 lần xuất hiện của 33.000 cá thể.
Qua nghiên cứu, quần thể cá voi lưng gù đã tăng đều đặn cho đến năm 2012, sau đó đã chứng kiến sự sụt giảm số lượng mạnh mẽ. Cụ thể, trong khoảng chưa đầy một thập kỷ từ năm 2012-2021, số lượng cá thể cá voi lưng gù đã giảm 20%, từ khoảng 33.000 con xuống chỉ còn hơn 26.600 con.
Từ năm 2014 cho đến năm 2016, đợt nắng nóng mạnh và dài nhất từng được ghi nhận đã tàn phá vùng Đông Bắc Thái Bình Dương, với nhiệt độ bất thường đôi khi vượt quá mức trung bình từ 3-6 độ C, làm thay đổi hệ sinh thái biển cũng như làm đứt gẫy chuỗi thức ăn của loài cá voi lưng gù.
Ông Ted Cheesemen, tác giả nghiên cứu tại đại học Southern Cross (Australia) cho biết đã số lượng cá voi bị chết đói đã vượt quá ước tính ban đầu của nhóm. Theo ông. việc số lượng biến động là điều bình thường, ngay cả ở những quần thể khỏe mạnh, tuy nhiên sự suy giảm đột ngột như vậy đối với những loài sống lâu cho thấy sự rối loạn nghiêm trọng ở các đại dương.
Theo ông Cheeseman, với trường hợp này, nhiệt độ cực cao ở biển thực sự đã làm giảm ngưỡng chịu đựng của loài cá voi lưng gù. Việc loài này không thể thay đổi chế độ ăn vốn đã linh hoạt của chúng là một dấu hiệu rõ ràng về hiện trạng của đại dương. Ông lưu ý, không chỉ cá voi lưng gù mà một số loài sinh vật biển khác như cá nóc, sư tử biển hay hải cẩu cũng đang chứng kiến sự sụt giảm về số lượng do thiếu thức ăn.
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, các đợt nắng nóng trên biển - vốn đã xảy ra thường xuyên với mức độ dữ dội hơn - được dự đoán sẽ gia tăng trên toàn cầu trong suốt thế kỷ này.
Đại dương không còn có thể bảo vệ nước Mỹ? Chiến lược an ninh quốc gia hàng thế kỷ của Mỹ, dựa vào sự bảo vệ của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đang bị xáo trộn bởi những loại vũ khí có khả năng chinh phục những khoảng cách rộng lớn này. Tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo vệ tinh Satria-1 của Indonesia rời bệ phóng tại Mũi Canaveral, bang...