Kích thích tình dục bằng 13 thảo mộc y học Ấn Độ cổ đại tin dùng
Kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động tình dục của bạn với Ayurveda ( y học Ấn Độ cổ đại), gồm 15 loại thảo mộc cải thiện hiệu quả tình dục.
1. Cánh hoa hồng
Hoa hồng có nhiều đặc tính chữa bệnh, một trong số đó là giúp kích thích tình dục. Hoa hồng được sử dụng trong nhiều sản phẩm làm đẹp và chúng cũng có thể được sử dụng như thuốc tiêu hóa. Hoa hồng cũng chống viêm, giúp cải thiện mạch máu và tăng lưu lượng máu đến phần thắt lưng.
2. Hoa sen trắng
Đây là một trong các loại thảo mộc tốt nhất cho cuộc sống khỏe mạnh và cũng kích thích tình dục. Những hạt giống của hoa sen nước màu trắng có tác dụng tích cực đối với đời sống tình dục của con người.
3. Nhân sâm Ấn Độ
Nhân sâm thường được sử dụng trong y học Ấn Độ cổ đại để điều trị lo âu, viêm khớp, mất trí nhớ, cải thiện hemoglobin và hệ miễn dịch. Nhân sâm Ấn cũng giúp thư giãn các dây thần kinh và giúp kích thích tình dục.
4. Hoa dâm bụt
Dâm bụt phổ biến ở Ấn Độ, rất tốt cho điều trị bệnh như đau đầu, chăm sóc tóc và thậm chí cả bệnh quai bị và là một loài thảo mộc có tác dụng kích thích tình dục.
5. Hạt nhục đậu khấu
Video đang HOT
Thảo mộc này được sử dụng như một gia vị và cũng được sử dụng trong các món tráng miệng. Hạt nhục đậu khấu là một phương thuốc tốt tại nhà giúp điều trị nhức đầu, đau dạ dày và cải thiện sự lưu thông máu. Hạt nhục đậu khấu cũng có đặc tính chống viêm, giúp tăng lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục, do đó cho phép bạn tăng cao các trải nghiệm tình dục.
6. Hoa Lily trắng
Đây là một bông hoa không chỉ tuyệt đẹp, mà còn có đặc tính kích thích tình dục. Hoa Lily trắng là loại thuốc chống viêm và làm êm dịu, có lợi cho việc cải thiện ham muốn tình dục và tăng cường hiệu quả tình dục của con người.
7. Lá tre
Lá tre có tác dụng làm mát. Nó làm giảm táo bón, giàu protein, là một thuốc lợi tiểu và giúp củng cố chuyện tình dục. Đặc tính chống viêm làm tăng cao đời sống tình dục
8. Nghệ
Nghệ giúp cải thiện trạng thái tinh thần và làm giảm trầm cảm. Nó cũng có thể được sử dụng để điều trị cảm lạnh, mất ngủ, hen suyễn, đau viêm và cuối cùng quan trọng nghệ tây là một loại kích thích tình dục.
9. Quế
Đây là một gia vị được sử dụng trong các món cà ri và món tráng miệng. Quế cũng được sử dụng cho điều trị cảm lạnh thông thường và ho. Nó còn rất hiệu quả trong điều trị đau răng, co thắt cơ và các bệnh ngoài da. Do đặc tính kháng viêm của quế, nó có thể cải thiện lưu thông đường hô hấp và cải thiện tuần hoàn máu, làm kích thích tình dục hiệu quả.
10. Cây bồ đề
Cây này được tìm thấy trên khắp Ấn Độ. Gốc và vỏ của cây bồ đề là một loài thuốc kích thích tình dục. Cây này cũng được dùng để điều trị sung viêm và quả cây bồ đề là thuốc nhuận tràng.
11. Cây lòng mức
Cây lòng mức chủ yếu có ở các vùng đồi núi của Ấn Độ. Bên cạnh là một loài thuốc kích thích tình dục,lá và hạt của cây có thể được sử dụng để giảm huyết áp, táo bón và chữa bệnh đau răng.
12. Sâm cau
Sâm cau có nhiều đặc tính, trong số đó giúp nâng cao ham muốn tình dục và gạt bỏ các tạp chất ra khỏi cơ thể.
13. Hạt cỏ
Hạt cỏ là một loài thuốc giúp kích thích tình dục với tính chất chống nấm và chống co thắt.
Theo VNE
Tác dụng tuyệt vời của quả chuối trong y học
Nước ta có nhiều loại chuối như chuối tiêu, chuối tây, chuối hột. Trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc nhiều nhất.Chuối tiêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng do chứa bột đường (glucose, fructose, sucroe);protein là albumin và globulin, mà được cấu tạo bởi các acid amin cần thiết; các vitamin: A, B, C, H...; các nguyên tố Ca, Fe, Mg, K, Na, Zn... và nhiều enzym: amylase, invertase...
Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai.
Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn; có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả. Củ chuối: vị ngọt, lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối: vị ngọt, chát, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Hằng ngày có thể ăn 1 - 5 quả; 20 - 30 g vỏ chuối; 60 - 120 g tươi củ chuối.
Ảnh minh họa.
Một số đơn thuốc và thực đơn chữa bệnh:
Chữa đái ra máu: củ chuối tươi 120 g, cỏ nhọ nồi 30 g. Sắc lấy nước, uống trong ngày.
Chữa trĩ ra máu: chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín, ăn trong ngày, dùng nhiều lần.
Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: củ chuối tươi 60 g, rau sam 30 g. Giã nát ép lấy nước, đun âm ấm để uống.
Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơ: củ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau.
Chữa trúng độc do ăn uống: củ chuối tiêu 200 g - 500 g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát. Cho uống để gây nôn.
Phòng và chữa viêm loét dạ dày: chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 20 - 30 g.
Chuối luộc: chuối chín 2 - 3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ. Dùng cho các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại xuất huyết.
Chuối hấp đường phèn: chuối chín 2 - 3 quả, đường phèn 100 g. Chuối cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón.
Kiêng kỵ: Không dùng nhiều khi bị tiêu chảy, đầy bụng trướng hơi.
Theo VnMedia
3 món ăn giúp "tinh binh" khỏe mạnh Y học cổ truyền có những bài thuốc chế biến như món ăn hằng ngày để giúp các quý ông có được "đội ngũ tinh binh" khỏe mạnh. Rất nhiều nam giới có vẻ ngoài cường tráng, sức khỏe vô biên, chuyện sinh hoạt vợ chồng được vợ khen tấm tắc nhưng chất lượng tinh binh thì gần như là không nên vẫn...