Kịch bản nào cho sự phát triển kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19?
Theo thống đốc Trung tâm tài chính quốc tế Astana (AIFC), ông Kairat Kelimbetov mới đây chia sẻ với hãng tin RIA Novosti, sau đại dịch Covid-19 nền kinh tế thế giới có thể phát triển theo ba kịch bản khác nhau.
Những kịch bản nào cho sự phát triển kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19. (Ảnh: AP)
Cụ thể, kịch bản thứ nhất, các quốc gia có nền kinh tế lớn sẽ tiếp tục duy trì chính sách tự cách ly ngay cả khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Thế giới sẽ tách ra thành một số khu vực vĩ mô độc lập và tất cả sẽ tăng cường hỗ trợ cho các hệ thống sản xuất và tài chính của họ.
“Tôi tin rằng tất cả các quốc gia đều có ba kịch bản chính trong sự phát triển kinh tế”, ông Kelimbetov nói.
Theo ông Kelimbetov, dịch bệnh đóng vai trò là yếu tố kích hoạt thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ hiện nay, nhưng lý do của nó chính là sự gia tăng mạnh mẽ trong quá trình toàn cầu hóa, trong đó quốc gia như Hoa Kỳ bắt đầu chịu tổn thất.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và xu hướng tăng cường thể chế của các quốc gia. Chúng tôi đã xem đây là một phản ứng với đại dịch. Ngay cả một nền tảng hội nhập ổn định như Liên minh châu Âu (EU) cũng đã gặp phải một tình huống khá khó khăn, vì xu hướng tự cách ly do dịch bệnh đã thắng thế”, ông Kelimbetov nhấn mạnh.
Kịch bản thứ hai, theo ông Kelimbetov, dựa trên sự hỗ trợ quy mô lớn dành cho các ngân hàng và doanh nghiệp ở cấp độ quốc gia. Chúng tôi đã đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2010, khi sử dụng vốn của các quỹ độc lập, chúng tôi đã hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng và doanh nghiệp.
Ông Kelimbetov cho biết, điều quan trọng hiện nay là sử dụng tiềm năng kinh tế của các quốc gia, và điều này chủ yếu liên quan đến việc tập trung vào việc sử dụng nguồn lực, thu hút đầu tư trực tiếp và thanh khoản quốc tế.
Video đang HOT
Kịch bản thứ ba, theo ông Kelimbetov dự đoán sẽ hình thành các khối thương mại và phân chia thành một số khu vực vĩ mô độc lập. Các quốc gia có thể chuẩn bị cho điều này và thậm chí có lợi, nếu họ có thể chiếm vị trí xứng đáng trong các khối thương mại đang được hình thành bây giờ.
“Sẽ có sự phân chia thành các khu vực vĩ mô, cũng như hệ thống tài chính nói chung là đặc biệt quan trọng, trước hết là trong việc kết nối các khu vực vĩ mô đó với nhau”, ông Kelimbetov cho biết.
“Các nước trong khu vực sử dụng đồng tiền chung euro và các quốc gia liên quan như Mỹ, Anh, Canada, Australia, New Zealand, những quốc gia này có thể trở thành một khối thương mại. Đông Nam Á , Mỹ Latinh và tất nhiên bao gồm cả Liên minh kinh tế Á-Âu cũng như là một phần của sự hợp nhất của Hiệp hội này với Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa. Sẽ có sự phân chia thành các khu vực vĩ mô và ở đây vai trò của tổ chức và hệ thống tài chính đặc biệt quan trọng”, ông Kelimbetov kết luận.
Nhà đầu tư sẽ không vì dịch bệnh mà bỏ qua sự hấp dẫn của thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam
Theo đại diện Savills, ở phân khúc khách sạn bước chững là có trong ngắn hạn nhưng không đến nỗi nhà đầu tư (NĐT) bán tháo tài sản vì dịch. Chính trong khó khăn thì lại là cơ hội cho các NĐT có tầm nhìn dài hạn khi ngay ở thời điểm này có thể mua được giá hợp lý.
Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, dịch virus Corona có tác động đến hoạt động kinh doanh khách sạn do khách hạn chế đi du lịch, các khách sạn tạm thời đóng cửa...có thể trong quý 1/2020 hoạt động của thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ sụt giảm nhưng thị trường sẽ phục hồi lại vào quý 3 và quý 4/2020. Theo vị chuyên gia này, NĐT sẽ không vì dịch mà bớt quan tâm đến BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam. Mức độ quan tâm của họ vẫn giữ nguyên bởi đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cho NĐT trong dài hạn.
"Chúng tôi nhận thấy, mức độ quan tâm của NĐT, của thị trường du lịch đang tạm hoãn, chứ hoạt động của họ chưa hoàn toàn bỏ hết ở thời điểm này. Các NĐT dài hạn thường ít bị chi phối bởi những biến động ngắn hạn như thiên tai, dịch bệnh...", ông Raymond Clement nhấn mạnh.
Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ về cơ hội đầu tư tại TT BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam. Ảnh: Hạ Vy
Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam, theo Savills trong những năm qua và thời gian tới sẽ còn nhiều tiềm năng để phát triển. Phân khúc này đang thu hút các NĐT trong và ngoài nước bởi cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư nói chung đang được cải thiện tốt. Các NĐT họ thấy được sự nỗ lực trong việc cải thiện này và nhìn thấy được tiềm năng cũng như cơ hội để tiếp cận thị trường trong dài hạn.
Theo ông Raymond Clement, năm 2020 những NĐT quan tâm nhiều đến yếu tố lợi nhuận đầu tư, hiệu quả đầu tư. Còn những rủi ro họ đã lường được trước, đã có sự tính toán trước đó. Nếu so sánh với các TP lớn ở thị trường châu Á như Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Úc...Việt Nam đang được các NĐT đánh giá cao sức hút về yếu tố hấp dẫn hiệu suất đầu tư.
Rõ ràng, khi thị trường có những biến động hoặc khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu thì đây vừa là thử thách, vừa là cơ hội cho các NĐT đối với thị trường BĐS nghỉ dưỡng. Người nào có thể vượt qua được các thử thách khó khăn chắc chắn sẽ có biên lợi nhuận cao trong đầu tư. Thông thường, theo đại diện Saviills, những NĐT không muốn chịu nhiều rủi ro sẽ đầu tư vào phân khúc BĐS an toàn. Ngược lại, các NĐT muốn có lợi nhuận cao thì họ bắt buộc họ phải đi vào phân khúc có độ rủi ro cao.
Theo ông Raymond Clement, trong thời điểm này, ở thị trường Việt Nam có những NĐT giữ tài sản khách sạn trong thời gian dài tức là họ đang có được dòng tiền hoạt động về khách sạn khá tốt.
"Trong bối cảnh biến động, CĐT/NĐT có tài sản hoạt động tốt vẫn giữ nguyên, còn CĐT/NĐT yếu điểm về tài chính có thể họ sẽ cân nhắc việc bán tài sản khách sạn. Khi có biến động, thị trường sẽ thấy được ai tồn tại, ai sẽ phải chào bán tài sản đó", ông Clement cho hay.
Theo ông Raymond Clement và Mauro Gasparotti, về dài hạn thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam vẫn hấp dẫn NĐT trong và ngoài nước.
Khi được hỏi, trước tình hình dịch bệnh, động thái của các CĐT/NĐT có tài sản là khách sạn liệu có bán tháo, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương cho rằng, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam suốt thời gian qua gây được sự chú ý cho cả NĐT trong và ngoài nước. Để có được một khách sạn hoạt động ở Việt Nam CĐT/NĐT mất rất nhiều công sức để có được. Vì thế họ không dễ dàng bán tháo tài sản của mình vì dịch bệnh, thiên tai - những yếu tố diễn ra trong ngắn hạn.
"Nếu trước đây CĐT/NĐT nắm tài sản với phong độ tốt thì họ sẽ chào mức giá mong đợi tốt hơn. Còn lúc thị trường khó khăn thì họ sẽ cân nhắc mức giá phù hợp để chốt giao dịch. Đây cũng là sự biến chuyển ở phân khúc khách sạn trong năm 2020", ông Mauro khẳng định.
Đặc biệt, trong bối cảnh BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam có những tiềm năng nhất định, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ nét thì mức độ rủi ro của NĐT giảm hơn trước đây rất nhiều. Khi NĐT nhận thấy thị trường bớt rủi ro họ sẽ quan tâm nhiều đến yếu tố giá và mức lợi nhuận phù hợp. Các đơn vị tư vấn, môi giới như Savills Hotel sẽ giúp kết nối các bên, để có giao dịch thành công trên thị trường.
Đại diện Savills Hotel cho rằng, khi có dịch bệnh xảy ra thông thường, trong ngắn hạn thị trường khách sạn nói riêng, BĐS nghỉ dưỡng nói chung sẽ tuân theo cách như đóng cửa khách sạn, cắt giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng... Về dài hạn, khi dịch kết thúc, mọi thứ lại vào guồng quay bình thường. Và chính trong khó khăn thì lại là cơ hội cho các NĐT có tầm nhìn dài hạn khi ngay ở thời điểm này có thể mua được giá hợp lý.
Chưa kể, trong bối cảnh dịch xảy ra mà phần lớn là do tâm lý sợ hãi thì đây sẽ là cơ hội cho những người có nhu cầu về du lịch hoặc không quá sợ hãi khi di chuyển. Họ sẽ có giá phòng tốt hơn ở thời điểm này, phòng ốc cũng an toàn, vệ sinh hơn...
Theo đơn vị này, đối tượng tham gia vào phân khúc BĐS nghỉ dưỡng thường họ có những hiểu biết nhất định về thị trường, biết rõ bản chất của phân khúc này là luôn biến động. Theo đó, NĐT tham gia vào phân khúc này luôn nhìn nhận là khoản đầu tư dài hạn, họ sẽ có cách nhìn khác, cách ứng phó khác hơn.
Bên cạnh các điểm hấp dẫn của thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam, đơn vị này cũng chỉ ra những điểm chưa hấp dẫn của thị trường này đối với NĐT nước ngoài. Có thể kể đến như độ minh bạch về thông tin; cản trở ngôn ngữ trong giao dịch; khác biệt về văn hóa, cách thức giao dịch; huy động vốn khó hơn so với các nước đang phát triển...
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Doanh thu phí mới từ kênh đại lý đang tăng trở lại Người dân tăng mua bảo hiểm, chính sách thi tuyển đại lý thay đổi... là những yếu tố giúp doanh thu phí mới từ kênh đại lý tăng dần. Từ đầu tháng 2, tăng trưởng phí khai thác mới diễn biến khả quan, chứ không ảm đạm như dự báo trước đó. Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm,...