Kịch bản nào cho bức tranh bất động sản An Giang?
Với lợi thế về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái… cùng chính sách ưu đãi đầu tư từ phía chính quyền thành phố, An Giang đang được xem là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Kết nối thuận lợi cả 3 tuyến: đường sông, đường bộ và đường hàng không
An Giang nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung sở hữu địa hình sông nước đặc trưng của Miền Tây Nam Bộ. Nếu như trước đây việc đi lại còn khó khăn thì hiện tại cơ sở hạ tầng và giao thông của An Giang đã có sự bứt phá vô cùng mạnh mẽ.
Công trình Cầu Vàm Cống chính thức thông xe vào tháng 5/2019 vừa qua, mang lại niềm vui lớn cho người dân các tỉnh Miền Tây. Cầu Vàm Cống là công trình trọng điểm trong dự án kết nối trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời tạo điều kiện giao thương thuận lợi giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ và TP.HCM một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Tuyến Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đang triển khai là một trong những tuyến huyết mạch vùng Tây Nam Bộ, nối với TP HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam thuộc dự án cao tốc TP. HCM – Cần Thơ. Tuyến đường dài 51 km với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP HCM – Trung Lương) và điểm cuối giao với quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang). Từ đây sẽ rút ngắn khoảng cách đi lại giữa các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM; hàng hóa vận chuyển cũng dễ dàng, nhanh chóng, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng gia tăng mạnh mẽ.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có yêu cầu cần quan tâm đặc biệt trong chỉ đạo đối với dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận để hoàn thành đúng tiến độ, phấn đấu đến năm 2020 thông xe tuyến đường cao tốc này.
Ngoài ra, sân bay Cần Thơ đã được nâng cấp thành Cảng hàng không Quốc tế khu vực ĐBSCL với tổng số chuyến bay quốc nội, quốc tế đều tăng mạnh cùng với việc mở rộng thêm các đường bay mới được khai thác trong nửa đầu năm 2019 đã tạo động lực thúc đẩy du lịch cho cả vùng ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh lân cận Cần Thơ như: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… cũng được hưởng lợi từ công trình này.
Xét những yếu tố trên cho thấy An Giang sở hữu tất cả các thế mạnh về cơ sở hạ tầng và liên kết vùng một cách thuận lợi và dễ dàng. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế An Giang nói chung phát triển mạnh mẽ, đồng thời kéo theo các ngành khác nói riêng như: bất động sản, du lịch, dịch vụ, thương mại… cũng tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian tới.
Thời điểm “vàng” cho nhà đầu tư mới tại An Giang
An Giang là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt có 2 thành phố trực thuộc tỉnh đạt chuẩn đô thị loại II là TP.Long Xuyên và TP.Châu Đốc. Theo đó, chính phủ và chính quyền địa phương luôn có những chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt nhằm thúc đẩy và kêu gọi các nhà đầu tư lớn rót vốn vào An Giang.
Tỉnh An Giang có những chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy và kêu gọi các nhà đầu tư lớn.
Ngoài ra, thói quen của người dân ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng đó là đất nền xây nhà ở được xem là tập quán cư trú và là tài sản quan trọng trong đời người. Họ cũng kỳ vọng về một khu đô thị bài bản với một cộng đồng cư dân văn minh hiện đại, có một môi trường sống đẳng cấp vốn dĩ đã rất phổ biến tại các thành phố lớn như: TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ,vv….
Đặc biệt, An Giang cũng là tỉnh sở hữu tiềm năng du lịch vô cùng to lớn. Việc thu hút vốn phát triển du lịch theo hướng “Du lịch sinh thái” và “Du lịch tâm linh” nhằm khai thác tối đa các lợi thế của vùng đang rất được ưu tiên. Tỉnh cũng chú trọng kêu gọi đầu tư các dự án hướng tới yếu tố du lịch như: các khu đô thị kiểu mẫu, khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn… các dịch vụ thương mại “All in One” để giữ chân du khách, qua đó tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống kinh tế cho người dân lẫn giới đầu tư khi tìm đến An Giang.
Với rất nhiều tiền đề thuận lợi, có thể thấy An Giang là điểm sáng lớn trong bức tranh toàn cảnh khu vực ĐBSCL nhưng vẫn chưa được khai khác triệt để. Ngoài vị thế là tỉnh được Trung Ương xác định thuộc nhóm tỉnh trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong năm 2019, An Giang được kỳ vọng sẽ là năm bùng nổ những siêu dự án nghìn tỷ, quy mô lớn nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế đặc biệt quan trọng của địa phương, thúc đẩy bức tranh Kinh tế – Văn hóa – Xã Hội chuyển biến đột phá.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Điều chỉnh quy mô đầu tư, tiến độ Dự án Con đường di sản Vân Đồn
Theo nhà đầu tư dự án này đề xuất, diện tích giai đoạn 1 của phân khu 8 điều chỉnh từ 26,3ha lên 30ha; điều chỉnh quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện hoàn thành vào năm 2023.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có buổi họp để thẩm định chủ trương điều chỉnh Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp Vân Cảng thuộc Dự án Con đường di sản Vân Đồn.
Đây là phân khu 8 thuộc Dự án Con đường di sản Vân Đồn do Công ty CP Vân Đồn Heritage Road thực hiện, tổng diện tích 109,63ha. Trong đó, bao gồm các hạng mục biệt thự biển, khách sạn, tháp hỗn hợp khách sạn, resort hội nghị với tổng số hơn 3.000 phòng. Phân khu này đã được công bố quy hoạch chi tiết 1/500.
Nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh một số nội dung quy hoạch như: Diện tích giai đoạn 1 của phân khu 8 điều chỉnh từ 26,3ha lên 30ha; điều chỉnh quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện hoàn thành vào năm 2023, thời gian thuê đất trong 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ban quản lý khu kinh tế tỉnh đã tổng hợp, xin ý kiến các sở ngành liên quan và đề xuất phương án điều chỉnh, báo cáo UBND tỉnh.
Tại buổi họp này, theo cổng thông tin của UBND tỉnh Quảng Ninh, đại diện một số sở, ngành liên quan đã tham gia ý kiến; yêu cầu nhà đầu tư làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến công tác huy động vốn; cơ sở pháp lý để điều chỉnh diện tích; tác động của dự án đến môi trường sinh thái trong khu vực...
Cũng tại buổi họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đánh giá cao nỗ lực của nhà đầu tư, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư cần khẩn trương thực hiện các bước hoàn thiện hồ sơ, cơ sở pháp lý theo đúng quy định của pháp luật. Cần đảm bảo phương án tài chính, huy động vốn cũng như cam kết về vốn từ phía ngân hàng để sớm hoàn tất thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Đối với đề xuất về tiến độ thực hiện, thời gian thuê đất sẽ đồng ý trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư.
Bình An
Theo Trí thức trẻ
Thiếu nguyên liệu, nhiều nhà máy chế biến tôm ở ĐBSCL hoạt động 50% công suất Tại ĐBSCL, hiện giá tôm nguyên liệu tăng khá mạnh do các nhà máy đẩy mạnh thu mua chế biến xuất khẩu nhưng nguồn cung vẫn đang bị thiếu. Giá tăng mạnh nhất là ở tôm loại 40 con/kg, so với trước Tết Âm lịch tăng từ 13.000 - 15.000 đồng, lên mức 150.000 - 155.000 đồng/kg. Nguyên nhân của việc tăng giá...