Kịch bản nào cho bất động sản cuối 2020?
Hàng năm, quý IV luôn được coi là “vụ mùa” của bất động sản, với lượng giao dịch tăng mạnh nhất trong năm. Nhưng năm nay, giữa thời điểm cả thị trường đều “thu mình lại” vì lo lắng dịch bệnh, khiến thị trường có nhiều thay đổi. Vậy, kịch bản nào sẽ xảy ra và nhà đầu tư cần chuẩn bị những gì?
Không nên kỳ vọng “bắt đáy” thị trường
Covid-19 đã giáng đòn mạnh vào nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản (BĐS) nói riêng. Sự trầm lắng phủ khắp các phân khúc. Tâm lý của đại đa số nhà đầu tư hiện nay là chờ thị trường xuống đáy mới mua vào. Một số thì không biết khi nào mới là đáy để mua. Vì thế, hầu hết các nhà đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi đều “giữ tiền” và nghe ngóng tình hình thị trường cũng như tình hình dịch bệnh.
Tuy nhiên, trao đổi với ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group cho biết, thời điểm này, không thể nói về thị trường BĐS một cách chung chung như những thị trường tài chính khác được. Vì thuộc tính của BĐS rất khác biệt: từ loại hình BĐS cũng có hàng chục loại, rồi mục đích sử dụng, mục đích đầu tư …cũng rất đa dạng. Chẳng hạn, việc tác động của Covid và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến BĐS du lịch, và mặt bằng bán lẻ gặp khó khăn, giảm giá sâu; nhưng BĐS công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ lại tăng mạnh. Hay ngay như mảng nhà ở, thì chung cư hạng bình dân và giá rẻ giao dịch ít, nhiều khuyến mại và chiết khấu vẫn khó bán, nhưng nhà đất, biệt thự lại giao dịch mạnh.
Đối với các sản phẩm đầu tư, thì Condotel dường như đang chững lại, nhường chỗ cho các sản phẩm BĐS du lịch mang tính trải nghiệm cao (như là nằm trong các khu du lịch mang tính văn hoá, lịch sử và có yếu tố “độc-lạ” – như Cố đô Huế, Hoa Lư Ninh Bình, hoặc Phố cổ Hội An).
Về chiến thuật, khi thị trường trầm lắng, chính là lúc các nhà đầu tư/ khách hàng mua BĐS đang có “quyền mặc cả”. Nhưng thay vì chỉ so sánh thuần tuý về giá cả, hãy quan sát và so sánh về phương thức thanh toán, các chiết khấu, và đặc biệt là khả năng khai thác và sinh lời thực tế chứ không phải là dựa trên cam kết của Chủ đầu tư. Điều này sẽ hơi khó khăn với phần đông các khách hàng, nhưng muốn thành công, nhà đầu tư cần phải biết những điều đó.
Video đang HOT
Còn đối với các sản phẩm là nhà ở – được mua với mục đích để ở, thì cơ hội để khách hàng chọn mua được các sản phẩm ưng ý với những ưu đãi – chiết khấu tuyệt vời thì hiếm có cơ hội nào tốt hơn lúc này. Nếu tinh ý và tính toán kỹ, nhà đầu tư sẽ thấy tổng hợp các chính sách và chiết khấu có thể Nett-Off (là mức chi trả thực tế) tương đương tới vài chục phần trăm, trong khi giá niêm yết vẫn không hề giảm.
Các kịch bản được đưa ra
Là một nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, Warren Buffett có câu nói nổi tiếng: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”, và đó chính là sự khác biệt giữa nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư theo trào lưu.
Trong đó, yếu tố dự báo xu hướng nền kinh tế trong nước và trên thế giới thời Covid và hậu Covid sẽ là phán đoán quan trọng nhất cho việc đưa ra quyết định.
Theo ông Phạm Thanh Hưng, hiện có 3 kịch bản được đưa ra để dự báo cho nền kinh tế và thị trường BĐS hậu Coivd-19.
Kịch bản hình chữ U, thị trường sẽ xuống đáy, chạy ngang một thời gian và sau đó phục hồi đi lên – đây cũng sẽ là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất. Kịch bản hình chữ V, thị trường sẽ ngay lập tực phục hồi sau khủng hoảng. Kịch bản hình chữ L, đây là trường hợp tệ nhất, theo đó, thị trường sẽ xuống đáy sâu và chưa xác định được thời điểm nào có thể phục hồi.
Đánh giá về cơ hội phục hồi của BĐS trong quý IV/2020, ông Hưng cho rằng, với kịch bản chữ U nói trên, tổng thể thị trường phải cần từ 18-24 tháng để hồi phục. Tuy nhiên, sẽ có những điểm sáng ở một vài vị trí và loại hình.
Đâu là xu hướng của thị trường quý IV/2020?
Trong và sau dịch Covid-19, khách hàng quan tâm nhiều hơn đến không gian sống xanh – sạch – an toàn và đầy đủ tiện ích . Điều này khiến BĐS sinh thái phát huy được tối đa ưu thế. Đây là dòng sản phẩm có chu kỳ phát triển ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi những tác động của thị trường, giá luôn gia tăng theo nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
Nhu cầu là thế nhưng số lượng các dự án đô thị sinh thái có quy mô tại Việt Nam còn chưa nhiều. Vì vậy, các chuyên gia dự báo, BĐS sinh thái sẽ là xu hướng mới thu hút nhiều người mua để ở và hấp dẫn các nhà đầu tư đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn, tiềm năng.
Những dự án đang chào bán với nhiều ưu đãi, và sẽ đưa vào vận hành – khai thác trong vòng 12-18 tháng tới, sẽ đón đúng nhịp phục hồi của thị trường, và khi đó, các nhà đầu tư có thể ung dung tận hưởng.
Hình ảnh thực tế dự án Casamia
Mới đây nhất, tại Hội An, Công ty Cổ phần Đạt Phương đã giới thiệu ra thị trường dự án Casamia – Quần thể biệt thự sinh thái nổi với bến du thuyền tại gia. Là dự án được thiết kế bởi KTS Võ Trọng Nghĩa, Casamia tái hiện hình ảnh một Hội An thu nhỏ, mềm mại và tinh tế bên bờ sông Cổ Cò. Casamia nằm ngay bên cạnh Rừng dừa Bảy Mẫu, cách vịnh Cửa Đại 500m nên được thừa hưởng không gian thiên nhiên nguyên sơ rộng lớn, thoáng mát quanh năm, tốt cho sức khỏe. Casamia được kỳ vọng sẽ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu: Ở, đầu tư và là ngôi nhà thứ 2 hoàn hảo của mọi khách hàng.
Nhiều loại hình đầu tư kinh doanh BĐS chưa có đủ hành lang pháp lý
Đó là nhận định của Hiệp hội Bất động sản TPHCM trong văn bản gửi các bộ ngành trung ương về những vướng mắc liên quan đến đầu tư kinh doanh bất động sản trong thời gian qua.
Theo đó, trong thời gian qua, với đà phát triển của công nghệ và nền kinh tế số, đi đôi với chính sách đầu tư kinh doanh thông thoáng của Nhà nước, đã quy định "Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm", đã xuất hiện một số loại hình đầu tư kinh doanh (mới) nhưng chưa có đủ hành lang pháp lý để điều chỉnh hiệu quả, như officetel, serviced apartment, shophouse, condotel, farmstay, hoặc chia nhỏ giá trị bất động sản để huy động vốn đầu tư sử dụng công nghệ blockchain...
Do vậy, cần phải xây dựng "khung pháp luật" có tính nguyên tắc để xử lý các loại hình bất động sản (mới) đang và sẽ còn phát sinh, không để bị động như trong thời gian qua.
Theo Horea, thị trường bất động sản gặp khó khăn trong 3 năm qua, bị lệch pha "cung - cầu", bị thiếu hụt nguồn cung dự án, thiếu hụt sản phẩm nhà ở, là điều "không bình thường" và có tính nhất thời, vì thị trường bất động sản về "bản chất không xấu", do "tổng cầu" có khả năng thanh toán vẫn rất lớn; sức mua, tính thanh khoản vẫn tốt và tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh.
Nguyên nhân chủ quan hàng đầu lại do những vướng mắc về thể chế pháp luật, thiếu tính hệ thống, thiếu tính đồng bộ, thiếu tính liên thông. Đồng thời, còn do khâu thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến "ách tắc" quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng, phù hợp với nhận định của Đảng và Nhà nước về "3 điểm nghẽn" của nền kinh tế nước ta: Điểm nghẽn về thể chế pháp luật; Điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng; Điểm nghẽn về chất lượng nguồn nhân lực.
Mặc dù hiện nay phải đương đầu với nhiều khó khăn chồng chất, nhưng thị trường bất động sản có khả năng tự phục hồi trở lại mạnh mẽ ngay sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19, với điều kiện được tháo gỡ "điểm nghẽn" về thể chế pháp luật (bao gồm Luật và Văn bản dưới Luật) và công tác thực thi pháp luật.
Về lâu dài, sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện để phát triển đô thị và thị trường bất động sản đồng bộ và bền vững hơn. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tham gia tích cực trong việc phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông.
Họp ĐHCĐ CEO: Tăng tỷ trọng bất động sản nhà ở do ảnh hưởng của Covid-19 Lãnh đạo CEO Group nhận định 2020 là một năm nhiều thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Năm nay, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 3.000 tỷ đồng và 200 tỷ đồng, thấp hơn so với kết quả đạt được năm 2019. CEO sẽ tập trung triển khai các dự án trọng điểm như...