Kí ức đau lòng của người đàn ông 30 năm vớt xác chết trên sông Hồng
Mỗi lần vớt được thi thể trôi sông, trong tâm trí của người đàn ông sương gió này lại một lần khắc sâu ký ức đau buồn về cuộc sống.
Anh Dũng trầm ngâm nhớ lại kí ức buồn về những lần vớt xác chết trên sông
Với anh Nguyễn Văn Dũng, người đàn ông hơn 30 năm sống bên sông Hồng (Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội) chuyện nhìn thấy xác chết trôi là chuyện rất bình thường. Mỗi lần nhớ lại những vụ chết đuối thương tâm, đôi mắt anh lại đượm buồn.
Hầu hết các thi thể do anh Dũng vớt được đều không có giấy tờ tùy thân. Nhiều trường hợp, nước sông dâng cao, xác chết tự dạt vào bờ, khi nước rút xuống, thi thể mắc vào bụi cỏ và phân hủy tại đó.
Giọng trầm ngâm, anh Dũng nói:” Vào tầm tháng 4 trở đi, mùa nước lên, thậm chí ngày nào cũng có người chết trôi. Trong số những xác chết được tôi phát hiện, có đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ em chưa rụng rốn cho tới người già trên 80 tuổi”.
“Theo kinh nghiệm quan sát thực tế, nếu người nào nhảy cầu, ví dụ nhảy cầu Nhật Tân thì xác chỉ loanh quanh ở đó, đủ 3 ngày xác mới đi xa được. Sau 3 ngày, tôi cứ đón trước ở đó khoảng 1km là tìm được xác. Bao giờ xác chết cũng nổi rất cao trên mặt nước, chân tay quềnh quàng”, anh Dũng nói.
Mỗi lần vớt được thi thể trôi sông, trong tâm trí của người đàn ông dạn dày sương gió này lại một lần khắc sâu ký ức đau buồn về cuộc sống. Hầu hết những thi thể không còn nguyên vẹn, người khuyết phần đầu, người thiếu chân, người mất tay. Nhiều thi thể mang đầy thương tích vì bị bánh lái thuyền bè va chạm khi ngược xuôi trên sông…
Kí ức về những lần vớt xác anh nhớ như in không bỏ sót một vụ nào, đặc biệt hai vụ đắm thuyền làm chết gần 100 người làm anh nhớ nhất. Anh Dũng kể, vụ đầu tiên vào năm 1995, trên sông Hồng xảy ra vụ đắm thuyền tại xã Phú Thượng, trong 30 người chỉ duy nhất một người sống sót.
“3h sáng, nhận được tin từ người dân có vụ đắm thuyền ở xã Phú Thượng, tôi vội tới hiện trường. Ngay trong đêm tôi đã kéo lên bờ được 30 thi thể nạn nhân xấu số, còn duy nhất một người sống sót”, anh Dũng kể.
Vụ đắm thuyền thứ 2 còn kinh hoàng hơn. Vào năm 1996, thuyền chở những người đi chợ buôn bán hoa quả, va đâm phải một sà lan đang đỗ trên sông lúc nửa đêm, thuyền bị lật khiến tất cả mọi người đều chết hết.
“Một mình tôi vớt 60 người, lúc đó xác người nổi trắng sông, vớt trong 5 ngày mới hết xác. Có người trôi xa tôi phải dùng dây buộc vào tay hay chân kéo vào bờ, thời điểm đó thanh niên còn sung sức nhưng nhiều lúc mệt quá nằm vật ở bờ luôn”, anh Dũng nhớ lại.
Video đang HOT
Chiếc thuyền nhỏ neo đậu bến sông cũng là nơi anh Dũng tập kết xác về đây.
Những vụ chết đuối tập thể trên sông luôn là nỗi ám ảnh đối với anh Dũng, có lần đang ở bãi ngô, nghe thấy tiếng la hét cứu người, anh Dũng vội vàng gọi thêm người và lao xuống dòng nước xiết, ngụp lặn kéo người bị nạn lên. 5 sinh viên đại học được đưa lên bờ, nhưng không một ai sống sót.
Nhiều lần được người thân nạn nhân nhờ đi tìm xác, anh lại bỏ việc nhà đi giúp họ. Xong việc, họ gửi tiền hậu tạ, nhưng anh không lấy một đồng.
“Anh ấy cũng lạ, bỏ tiền túi ra đi tìm người, rồi bán cả lợn, gà để mua quan tài, xây mộ cho người chết. Nếu để dành số tiền từ những lần chôn cất thì giờ lão cũng có hàng trăm triệu”, anh Việt Anh, người đồng hành cùng anh Dũng vớt xác mấy năm nay chia sẻ.
Anh Việt Anh cho hay, tôi thấy anh ấy làm công việc này một mình rất vất vả, tôi cùng một người bạn nữa quyết định tham gia vào đội vớt xác.
Hơn 30 năm, anh Dũng vớt được gần 600 xác chết trôi trên sông Hồng
Bà Chu Thị Lan, vợ anh Dũng chia sẻ: “Có lần anh ấy đi ròng rã một tuần trời, tôi cũng không lo lắng vì biết rõ tính khí và công việc chồng đang làm. Chúng tôi kết hôn năm 1991 và sinh được hai người con, tất cả gia đình đều ủng hộ công việc của anh ấy”.
“Suốt những năm tháng vớt xác, anh ấy không nhận bất cứ một đồng nào của các gia đình nạn nhân. Có chăng thì chỉ là gói bánh, lạng chè. Hồi trước có vụ một cậu sinh viên tự tử và được anh Dũng vớt xác lên, người nhà đến biếu cả chục triệu nhưng lão có lấy đâu”, bà Lan tâm sự.
Theo bà Lan, năm 2012, anh Dũng còn sắm hẳn một chiếc ca-nô nhằm phục vụ cho việc vớt xác trên sông. Từ khi có chiếc ca-nô này, công việc dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hiện ca-nô đã bán, chỉ còn lại một chiếc thuyền nhỏ phục vụ cho công việc.
Thời gian này, làng đào Nhật Tân đang bước vào vụ mới. Anh Dũng chăm lo cho hơn 3.000 gốc đào. Có khi đang chăm sóc vườn đào, nhận được điện thoại báo có xác chết nhờ anh đến giúp, anh lại tức tốc lên đường.
Đang dở câu chuyện, anh Dũng nhận được cuộc gọi điện thoại báo có một xác chết ở gần cầu Đuống (Gia Lâm) anh lại vội vã lên đường. Trước khi chia tay chúng tôi, anh nói vui “bãi Nhật Tân đất lành chim đậu, chết ở đâu toàn trôi mắc về đây, tâm linh mới hiểu được”.
Trao đổi với phóng viên, một cán bộ UBND phường Nhật Tân – xác nhận: “Việc anh Dũng nhiều lần vớt được xác người trôi sông là có thật, chính quyền và người dân ở đây ai cũng biết điều đó. Nhờ có tấm lòng của anh ấy nên nhiều gia đình đã tìm được người nhà của mình. Hiện nay chúng tôi đã phân công Dũng làm hội viên của Hội Chữ thập đỏ phường, đồng thời phụ trách đội cứu hộ cứu nạn ven sông, hàng năm đều trao giấy khen cho những thành tích xuất sắc của anh”.
Theo Danviet
Ly kỳ chuyện người đàn ông canh miếu Cô Trôi vớt được 600 xác chết trên sông
Hơn 30 năm qua, ngươi chủ vườn đào vớt được hơn 600 thi thể đem chôn cân thân mà không nhận bất cứ một đồng tiền công nào, người dân gọi anh với cái tên trìu mến "nghĩa hiệp sông Hồng".
Miếu Cô Trôi cạnh bãi sông Hồng - nơi chôn cất gần 70 ngươi bạc phận.
Năm lot thom giưa vươn đao xanh mươt, nhưng nâm mô không tên ơ Miêu Cô Trôi (Tây Hô, Ha Nôi) la nơi an nghi cua nhưng ngươi chêt trôi trên sông Hông đươc anh Nguyên Văn Dung, SN 1970, đưa vê an tang.
Ngươi đan ông 47 tuôi, cao to, nươc da đen, đâu căt troc sông tai vươn đao Nhât Tân đa co ca cuôc đơi găn bo vơi nghiêp vơt xac. Dân tôi vao khu miêu Cô Trôi, anh Dung thăp nhưng nen hương trên nhưng nâm mô xanh rôi noi: "Ho chêt rôi trôi vê đây, tôi vơt lên rôi bao công an đên xac minh, nhưng không ai đên nhân. Tôi chôn cât ho ơ đây, ngay ngay hương khoi, nhưng không biêt ho la ai, chêt như thê nao".
Anh Dung kê, nghia đia nay hinh thanh tư nhưng năm 1980, băt đâu tư nâm mô cua môt cô gai. Vao môt ngay trơi mưa rât to, nươc sông Hông dâng cao, nhiêu ngươi sông ven sông Hông phat hiên ra xac môt cô gai khoang 18 tuôi nôi trên sông. Bô tôi cung nhiêu ngươi ơ phương Nhât Tân đa vơt xac cô gai lên bơ, va quyêt đinh chôn cât ngay bên bơ sông Hông.
Những phận người bạc mệnh, chết không có giấy tờ, người thân đến nhận đươc anh Dung mang về miêu Cô Trôi chôn cất cẩn thận.
"Ngôi mô cô gai đươc chôn cât sau môt đêm đa đươc môi xông thanh môt ngôi mô to hơn. Ngay bên mô cô gai xâu sô moc lên môt cây sung. Do không ai biêt cô gai la ai, nên ngươi dân đia phương đăt tên la Cô Trôi. Bến đò gần chỗ tìm thấy xác cô sau này cũng được người dân lấy tên là Cô Trôi với mong muốn được Cô Trôi giúp đỡ, phù hộ", anh Dung tâm sư.
Anh Nguyễn Văn Dũng (47 tuổi) sinh ra và lớn lên ở làng trồng đào Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội). Anh gắn bó với nghiệp vớt xác hơn 30 năm nay, người dân ở đây gọi anh với cái tên trìu mến "nghĩa hiệp sông Hồng".
Kê vê công việc vơt xac, anh Dung trâm ngâm: "Sinh ra va lơn lên ơ lang đao Nhât Tân, nôi tiêng bơi lôi gioi nhât vung. Năm tôi 13 tuôi, trong môt lân chăn trâu ngoai bai sông, tôi phat hiên hai xac chêt lâp lơ trên măt nươc. Tôi lao xuông sông keo hai cai xac ấy lên bơ".
Chơ mai không ai đên nhân, anh Dung đưa hai ngươi chêt vê gân mô Cô Trôi, tư đao huyêt chôn cât. Tư đo nghiêp vơt xac găn vơi cuôc đơi ngươi đan ông sông ven bai sông Hông nay.
Anh Dung cho hay, do không biêt chư, nên cứ mỗi lân đưa đươc xac ngươi lên bơ, anh lai lây cuc gach vach môt đương ke ngang lên côt nha. Hơn 30 năm qua, anh vơt đươc khoang 600 xac chêt.
"Côt nha kin chô, tôi mơi băt đâu đanh dâu va sô, ngay trươc bai sông Hông trông ngô chư chưa trông đao, xac chêt dat vao đây rât nhiêu. Ho chêt vi tai nan, đăm thuyên, tư tư, va cung co rât nhiêu hai nhi be bong xâu sô cung theo con nươc vê đây...", anh Dung chia se.
Sau này, mỗi khi trên sông có xác chết, người dân địa phương lại về nhà báo anh Dũng ra vớt lên. Có ai nhảy cầu tự tử ở đâu người ta lại nhờ đến anh Dũng đi tìm kiếm. Có khi tìm được xác người nhà nạn nhân cho cả chục triệu đồng nhưng anh không nhận.
Thời còn nghèo khó, anh Dung chỉ quân cho họ một manh chiếu an ủi rồi mang đi chôn. Bây giờ anh bỏ tiền túi ra mua quan tài, hương vàng để thắp cho hậu sự được chu đáo.
Những người xung quanh thấy vậy nên góp bao xi măng, xe cát, có người góp công xây tương bao quanh miêu Cô Trôi để cùng anh Dung làm việc thiện.
Trao đổi với phóng viên, một cán bộ Đội khám nghiệm hiện trường Công an quận Tây Hồ cho biết: "Thời gian qua nhờ anh Dũng mà rất nhiều thi thể trôi sông được tìm thấy. Anh ấy luôn sát cánh cùng chúng tôi để giúp cơ quan công an tìm được thi thể nạn nhân và khám nghiệm xác định danh tính người xấu số, nhờ anh ấy mà nhiều gia đình đã tìm thấy người thân của mình".
Theo Danviet
Bí ẩn ngôi miếu thờ hai thiếu nữ ở bãi giữa sông Hồng Ở bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) có ngôi miếu thờ hai cô gái trẻ, đến nay cái chết đầy ám ảnh của hai cô vẫn là điều bí ẩn. Từ giữa cầu Long Biên (Hà Nội), men theo con đường dẫn ra bãi "tắm tiên" ở cuối bãi giữa sông Hồng, chúng tôi bắt gặp một ngôi miếu nằm ẩn mình dưới...