Kĩ năng sơ cấp cứu: Tài xế công nghệ nào cũng cần phải có
Grab tiếp tục tổ chức lớp tập huấn kĩ năng sơ cấp cứu cho các đối tác tài xế hai bánh tại TP HCM vào ngày 13.4 vừa qua. Siêu ứng dụng này sẽ tiếp tục triển khai mô hình đào tạo cho các đối tác tài xế tại Hà Nội trong thời gian tới.
Đây là một trong những nỗ lực của Grab nhằm nhấn mạnh sự an toàn của đối tác tài xế và hành khách luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, bên cạnh việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện lợi, an toàn, tiết kiệm.
An toàn cho chính mình, người thân và cộng đồng
Khóa học được tổ chức với mục đích cung cấp cho đối tác một số kĩ năng sơ cứu vết thương tại chỗ không chỉ cho chính mình, mà còn cho hành khách, người thân khi chẳng may gặp tai nạn bất ngờ trên đường. Với buổi học kéo dài 4 giờ đồng hồ, các đối tác sẽ được trang bị, nâng cao kiến thức, kĩ năng về sơ cấp cứu.
Lớp tập huấn kĩ năng sơ cấp cứu dành cho đối tác tài xế hai bánh do Grab tổ chức tại TP HCM và sẽ triển khai tại Hà Nội trong thời gian tới.
Đúng 8h sáng, lớp học chật kín tài xế trong đồng phục màu xanh lá đã bắt đầu dưới sự hướng dẫn của Đồng sáng lập Dự án Survival Skills Việt Nam – Bà Trang Jena Nguyen.
Sau khi giới thiệu về những nguyên tắc cơ bản nhất của sơ cấp cứu, bà Trang hướng dẫn tài xế nhiều kĩ năng như xử lí các trường hợp gãy xương, có dị vật làm tổn thương phần mềm như tay, chân cùng phương pháp kết hợp hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực khi gặp nạn nhân bị ngưng tim.
“Đây là những trường hợp tài xế chúng tôi có thể gặp phải hàng ngày khi di chuyển trên đường. Thực tế, từ trước đến nay khi đối mặt với tai nạn, chúng tôi khá lúng túng nhưng khi được hướng dẫn và thực hành tại chỗ thì hiện đã khá tự tin”, tài xế Nguyễn Văn Khởi, đối tác của Grab tại khu vực quận 12, TP HCM chia sẻ.
Video đang HOT
Anh Khởi cũng cho biết có một số kinh nghiệm dân gian trước đây trong sơ cứu vẫn thường làm nhưng sau tập huấn đã biết cách làm thế nào cho khoa học và hiệu quả. Thậm chí, ngay cả thao tác di chuyển người bị thương cũng phải thực hiện đúng thao tác để không khiến nạn nhân rơi vào tình trạng nguy kịch hơn.
Mọi tài xế đều được tự tay sơ cấp cứu
Ngoài những kĩ năng sơ cấp cứu trên, các bác tài cũng được trang bị nhiều kiến thức về tai nạn có thể gặp phải hàng ngày trong gia đình cũng như lúc di chuyển như ra máu cam, bỏng, trật khớp, hóc dị vật ở trẻ em và cả người lớn.
“Trường hợp bị hóc dị vật, khi vỗ vào lưng nhưng dị vật không ra được, mình phải chúc người nạn nhân thấp xuống rồi vỗ ngược vào lưng. Từ trước đến nay, tôi chưa biết thao tác này. Trong khi đó, việc hóc dị vật như thức ăn thường xảy ra với trẻ sơ sinh và người lớn tuổi”, nữ đối tác tài xế Lê Phú nói.
Tất cả đối tác tài xế tham gia tập huấn đều được tận tay thực hành dưới sự hướng dẫn, kiểm tra của người đứng lớp.
Chị Lê Phú – đối tác tài xế nữ hiếm hoi tại lớp tập huấn cho hay các kiến thức và kĩ năng sơ cấp cứu học được rất hữu ích cho chính mình, người thân và cả những tai nạn.
Chị Phú cho biết rất quan tâm đến những trường hợp tai nạn này, bởi nó có thể xảy ra trên chính con cái, người thân hay thậm chí với hành khách.
Vì vậy, chị Phú đã nhanh nhẹn và xung phong thực hành các thao tác. Tất cả tài xế đều được thực hành sơ cấp cứu ngay tại lớp học, trước sự quan sát, hướng dẫn và kiểm tra của các cấp cứu viên.
Người hướng dẫn khóa học cho các tài xế – bà Trang Jena Nguyen, cho hay rất bất ngờ trước khả năng thực hành sơ cấp cứu tại chỗ của các tài xế, bởi sự thích nghi nhanh và thực hiện đúng các thao tác. Theo bà Trang, một số bài sơ cấp cứu như hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực được xem là kĩ năng khó vì yêu cầu sự chính xác, tác động lực, nhưng các đối tác đã tiếp thu và thực hành rất tốt.
“Khóa đào tạo này không chỉ trang bị cho đối tác tài xế kiến thức sơ cứu cơ bản để hỗ trợ bản thân và khách hàng khi gặp những tai nạn ngoài ý muốn mà còn góp phần tăng cường sự an toàn của chính đối tác tài xế và khách hàng khi di chuyển cùng Grab.”, Giám đốc Grab Việt Nam – ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam chia sẻ.
Theo Lao Động
Giám đốc Grab Việt Nam nhắn Go-Viet, FastGo: 'Vốn đầu tư không phải là yếu tố quan trọng nhất!'
Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam cho rằng yếu tố quan trọng nhất để cạnh tranh không phải vốn đầu tư mà là những cam kết về sự an toàn trên nền tảng dịch vụ đồng thời tự tin rằng việc có thêm cạnh tranh sẽ tạo động lực cho Grab.
Đây là chia sẻ của ông Jerry Lim khi được báo giới đặt câu hỏi về các đối thủ cạnh tranh mới nổi trong thị trường gọi xe như FastGo đã gọi được vốn đầu tư.
Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam bày tỏ: "Thực ra yếu tố quan trọng nhất không phải vốn đầu tư mà là những cam kết về sự an toàn trên nền tảng. Grab biết có những đối thủ cạnh tranh trong quá trình theo đuổi sự tăng tưởng bằng mọi giá đã bỏ qua những đảm bảo về an toàn. Chúng tôi cam kết an toàn là điều chúng tôi quan tâm nhất không chỉ đối với thị trường Việt Nam mà còn đối với tất cả các thị trường khác trong khu vực."
Điều đáng quan tâm nhất không phải là cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh. Điều chúng tôi quan tâm và tập trung nhất vào khách hàng, làm sao để giải quyết đc các vấn đề khách hàng gặp hàng ngày để đảm bảo đưa đến được các giải pháp giải quyết vấn đề của riêng họ, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Ông Jerry Lim đồng thời cũng tỏ ra tự tin khi nói về các đối thủ cạnh tranh mới và cho rằng, việc có thêm cạnh tranh sẽ giúp Grab liên tục phải phát triển để hiểu khách hàng hơn, làm sao để tăng cường dịch vụ và chất lượng dịch vụ để khách hàng thấy Grab là đơn vị cung cấp dịch vụ đáng tin cậy nhất.
Ông Jerry Lim
Hiện ở thị trường Việt Nam, hai đối thủ trực tiếp trong mảng dịch vụ gọi xe của Grab là Go-Viet và FastGo. Grab vẫn là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất nhưng sự cạnh tranh của Go-Viet và FastGo cũng tạo ra những áp lực không nhỏ cho Grab. Nhất là khi cả hai ứng dụng mới này đều có những chỗ dựa về tài chính.
Go-Viet có sự hậu thuẫn về tài chính và công nghệ của Go - Jek (Indonesia), đối thủ lớn nhất ở thời điểm hiện tại của Grab ở Đông Nam Á.
Trong khi đó, FastGo, một ứng dụng hoàn toàn của Việt Nam cũng vừa nhận được vốn đầu tư từ Quỹ Vinacapital Ventures. Một số nguồn tin cho hay, số tiền đầu tư này rơi vào khoảng 3 triệu USD. Ngay sau khi gọi vốn thành công, FastGo mở rộng hoạt động và chính thức ra mắt tại Đà Nẵng vào giữa tháng 9. Ứng dụng này cũng tuyên bố đã có hơn 30.000 xe taxi và xe kinh doanh đăng ký tham gia hệ thống FastGo. Hệ thống này ghi nhận 100.000 cuộc gọi xe được thực hiện, gần 150.000 khách hàng đăng ký và cài ứng dụng FastGo, 40.000 khách hàng đã có ít nhất một chuyến đi với FastGo.
Cũng trong một chia sẻ mới đây, đại diện FastGo cho hay công ty này hiện đang chuẩn bị cho vòng gọi vốn 50 triệu USD. Vòng gọi vốn series B dự kiến sẽ hoàn tất vào đầu năm 2019.
Vòng gọi vốn mới này sẽ giúp FastGo củng cố nguồn lực tài chính để chiếm lĩnh thị phần và mở rộng hoạt động. Trong đó phải kể đến kế hoạch mở rộng hoạt động sang hai thị trường đầu tiên trong khu vực là Indonesia và Myanmar.
Đại diện FastGo cũng không giấu diếm tham vọng: "FastGo đang triển khai tại Myanmar và Indonesia. Do mỗi thị trường đều có đặc điểm riêng nên FastGo chọn cách hợp tác với các đối tác chứ không "chiến đấu" một mình. Hiện, FastGo đã có đối tác rất mạnh ở cả hai thị trường trên. Dự kiến, FastGo sẽ ra mắt ở Indonesia và Myanmar vào tháng 11 hoặc 12 tới đây".
Mặc dù Myanmar, đặc biệt là Indonesia đều là các thị trường cạnh tranh rất khốc liệt nhưng đại diện FastGo tỏ ra tự tin khi chinh chiến tại 2 thị trường đầu tiên trong khu vực. Ông Nguyễn Hữu Tuất cũng cho biết: "FastGo đặt tham vọng sẽ nhanh chóng chiếm 30% thị phần xe ngay sau khi ra mắt, Myanmar FastGo sẽ đứng thứ 2 sau Grab."
Theo ICTNews
Grab: Không cần thiết bắt xe taxi công nghệ phải 'đeo mào' Grab Việt Nam tiếp tục đề xuất Bộ GTVT nên bỏ yêu cầu bắt buộc phải gắn hộp đèn trên nóc xe để tránh gây tăng chi phí kinh doanh cho đơn vị kinh doanh vận tải. Grab tiếp tục đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86. Công ty TNHH Grab vừa có văn bản góp...