Khuyên chân thành: Người thu nhập bình thường làm 7 điều này để “tiền đẻ ra tiền”, giàu lên nhanh chóng
Với những người bình thường, việc đầu tiên bạn cần làm để tăng thu nhập là cải thiện sức mạnh nội tại.
1. Rèn luyện sự kiên trì và động lực cho bản thân
Khi nhận về những phản hồi hoặc trái ý kiến của người khác, chúng ta không nên ngay lập tức tức giận, cảm thấy bản thân thấp kém. Bạn nên bình tĩnh phân tích quan điểm của người khác và tìm kiếm cơ hội để cải thiện.
Khi phạm sai lầm, bạn phải dũng cảm chủ động thừa nhận, đừng khăng khăng giữ vững quan điểm cá nhân để giữ thể diện. Trong những tình huống xấu hổ, đừng trốn tránh hay phủ nhận hoàn cảnh, đừng dễ dàng đỏ mặt mà hãy dùng sự hài hước để giải quyết cảm giác bối rối.
Hãy mạnh dạn nói không với những việc bạn không muốn làm và đừng trở thành người không có trí cầu tiến. Bạn phải học cách nói không và biết đích đến bản thân muốn hướng đến.
Kiên trì hoàn thiện bản thân, cũng như học cách tự động viên, có thái độ tích cực và lạc quan với cuộc sống.
2. Rèn luyện tính kỷ luật tự giác và quản lý bản thân tốt
Kỷ luật tự giác là nền tảng của thành công. Nó có thể giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn, theo đuổi mục tiêu và phát triển những thói quen tốt.
Thiết lập một lối sống lành mạnh phù hợp với bạn, bao gồm quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, tạo thói quen ăn uống khoa học và tập thể dục vừa phải. Ngoài ra, hãy học cách vượt qua sự cám dỗ và trì hoãn, đồng thời xây dựng cơ chế khen thưởng và trừng phạt rõ ràng để thúc đẩy bản thân thực hiện theo kế hoạch.
Điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ là phải kiên trì, bền bỉ. Ngay cả khi gặp khó khăn, thử thách, bạn cũng phải bám sát ý định ban đầu, củng cố niềm tin và tin tưởng vào khả năng, tiềm năng của mình.
Ảnh minh hoạ
3. Lấy lại vóc dáng và cơ thể khoẻ mạnh
Có một cơ thể khỏe mạnh và cân đối là mơ ước của nhiều người. Tập thể hình không chỉ có thể cải thiện thể lực, nâng cao sức mạnh, sự linh hoạt của cơ thể mà còn giúp nâng cao khí chất tự tin và tạo dựng hình ảnh đẹp.
Để có được vóc dáng cân đối, bạn cần xây dựng một kế hoạch tập luyện hợp lý. Theo mục tiêu cá nhân và lịch trình thời gian, hãy chọn phương pháp tập luyện phù hợp với bạn, chẳng hạn như thể dục nhịp điệu, rèn luyện sức mạnh, yoga,… Tập thể dục thường xuyên và tuân thủ nó là điều quan trọng.
4. Tạo khí chất và nét quyến rũ cho riêng mình
Đứng thẳng lưng trong 15 phút sau bữa ăn, không bắt chéo chân khi ngồi, đi thẳng lưng, tập mỉm cười trước gương, ăn mặc sạch sẽ, đồng thời chăm sóc tóc và răng; đầu vào tâm hồn bằng cách đọc nhiều sách. Khí chất là tổng hoà biểu hiện ra bên ngoài của con người, là sự thống nhất giữa tâm hồn và vẻ đẹp hình thể. Để có được khí chất thì đòi hỏi sự tích luỹ và rèn luyện lâu dài của mỗi cá nhân.
Video đang HOT
Khí chất rất quan trọng trong cuộc sống. Cải thiện hình ảnh của chính bạn sẽ có lợi cho việc tạo dựng mối quan hệ, cũng như thúc đẩy công việc và cuộc sống của bạn.
5. Rèn luyện sự tự tin và hoàn thiện bản thân
Khi giao tiếp, hãy giữ vững ánh mắt và nhìn chăm chú vào mắt đối phương.
Trong cuộc sống hằng ngày, hãy luôn mỉm cười và dám nhận lời khen của người khác. Bất kể đó là thành tích lớn hay nhỏ, tất cả chúng ta đều xứng đáng được khen ngợi và động viên từ chính mình. Đồng thời, hãy học cách rút kinh nghiệm từ những thất bại thay vì đổ lỗi cho bản thân hay cảm thấy chán nản.
Không ngừng hoàn thiện bản thân về mọi mặt và dần dần mở rộng vùng an toàn của mình.
Hãy bắt đầu từ việc nhỏ và cố gắng trở thành người giỏi nhất ở lĩnh vực nào đó. Hãy đưa ra những quyết định dứt khoát, không còn rụt rè và vững vàng tiến về phía mục tiêu của mình.
Ảnh minh hoạ
6. Học cách im lặng
Có câu: “Con người có hai năm để học nói, nhưng dùng cả đời để học im lặng”. Im lặng không có nghĩa là bạn mặc kệ trước mọi chuyện mà là học cách kiềm chế câu từ, tránh những cãi vã, xung đột không đáng có.
Việc tập im lặng đòi hỏi sự kiên nhẫn và trí tuệ. Đó là cách tập luyện cho phép chúng ta bày tỏ ý kiến của mình và lắng nghe người khác một cách hợp lý . Hãy để lời nói của chúng ta có sức công phá mạnh mẽ và sâu sắc hơn.
7. Độc lập tài chính và nâng cao khả năng kiếm nhiều tiề.n của bạn
Độc lập về tài chính có nghĩa là có thể tự mình kiếm nhiều tiề.n và làm chủ cuộc sống của mình mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
Học các kỹ năng để khiến bản thân trở nên có giá trị; bắt đầu một công việc kinh doanh phụ để làm cho bản thân trở nên giàu có.
7 năm du học về Việt Nam bị sốc vì một cốc trà sữa/ cafe 70k, bát phở cũng đã 50k và mọi người vẫn chi tiêu phà phà
Người trẻ sẵn sàng cày gấp đôi gấp 3 để tăng thu nhập, chi tiêu thoáng tay. Song, không phải ai nỗ lực cũng có thể kiếm được nhiều tiề.n.
Và cái áp lực dồn lên họ ngày một lớn!
Cảm giác đầu tiên khi bạn trở về Việt Nam sau nhiều năm đi học xa nhà là gì?
Khi được hỏi câu này, phần đông các du học sinh đều cảm thấy "chóng mặt" bởi những sự thay đổi, phát triển quá nhanh. Từ đường sá, cơ sở hạ tầng đến những tiện ích xã hội, công nghệ,... đều "xịn sò" vượt bậc. So với hồi mới bắt đầu xách vali đi ra nước ngoài học, không ít bạn trẻ cảm thấy ngỡ ngàng vì phải mất một thời gian mới "hòa nhập" lại với nhịp sống ở quê hương.
Bên cạnh đó, vấn đề chi tiêu cũng là một "cú sốc" khác với hội du học sinh. Vẫn biết mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng tâm lý chung, nhiều bạn trẻ vẫn tự nhẩm một vài phép toán để có thể cân đối lại thu nhập - chi tiêu sao cho hợp lý và có cuộc sống ổn định, thoải mái.
Loạt thay đổi khiến Gen Z xa quê tự thấy mình "tối cổ"
Trương Vỹ Khang (SN 1998, du học sinh Thái Lan) hiện tại đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM cho biết sau khoảng 2 năm xa nhà, dù vẫn theo dõi nhưng những ngày đầu trở về vẫn cảm thấy có nhiều sự ngạc nhiên. Cậu bạn bày tỏ bản thân cảm nhận rõ được đất nước mình đang ngày một biến chuyển rõ rệt.
"Nhịp sống vội vã hơn, đường phố tấp nập hơn, các công trình mới được ra đời, các ứng dụng cũng như tiện ích xã hội ngày một nhiều hơn, tư duy con người cũng ngày càng cởi mở ... Hoặc đơn giản là có những xu hướng mới liên tục được cập nhật mỗi ngày khiến cho một người trẻ Gen Z như mình cảm tưởng chỉ cần đặt cái điện thoại xuống là trở thành người tối cổ ngay lập tức" , Vỹ Khang chia sẻ.
Vỹ Khang nhận thấy nhịp sống ngày càng hối hả, hiện đại hơn rất nhiều (Ảnh: NVCC)
Đồng ý với chia sẻ này, Lưu Ái Linh (SN 1998, du học sinh Nga) cũng đang làm việc tại TP.HCM bày tỏ: "Việt Nam thay đổi rất chóng mặt. Mình nhớ khi về nhà gần như quang cảnh khu nhà mình đã rất khác, tốc độ phát triển hạ tầng đô thị thực sự rất nhanh, nhiều nơi trước khi đi chỉ mới là đồng ruộng, nhà đất lụp xụp, giờ đã là chung cư, TTTM lớn..." .
Bên cạnh đó, Linh cho hay ngoài những thứ đồ sộ có thể nhìn nhận ngay bằng mắt thì trong cuộc sống , thói quen sinh hoạt của mọi người cũng đã khác trước rất nhiều. "Có nhiều thứ thay đổi tuy rất nhỏ, mọi người có thể không để ý đến nhưng người ở xa về tiếp xúc sẽ thấy khá lạ và sốc. Ví dụ như sự phát triển mạnh của QR-code (khi mình đi chưa có QR nhiều như vậy), các app công nghệ đã có nhiều lựa chọn đặt đồ ăn, đặt vé máy bay, thanh toán phí,... tích hợp rất chuyên nghiệp" , Ái Linh nói.
Cũng giống như nhiều bạn trẻ khác quay trở lại Việt Nam sau khi đi du học chính là bởi có thêm rất nhiều ngành nghề đa dạng, cơ hội việc làm rộng mở. Ái Linh cho hay, công việc của cô liên quan đến mảng Multi - Channel Network, ngành nghề trước đây chưa được nhiều người biết đến thì giờ lại trở nên bùng nổ, được đán.h giá là hot và có nhiều cơ hội hay mức thu nhập ổn định.
Ái Linh lại ấn tượng với tốc độ phát triển công nghệ như thanh toán QR-code, ứng dụng giao hàng,.
Còn với Nguyễn Anh Tuấn (SN 1997) đã có tới 7 năm học tại Hà Lan, cậu bạn cảm thấy có nhiều điều ngạc nhiên khi trở về Việt Nam.
Anh Tuấn chia sẻ: "Mình bất ngờ khi mọi người giờ không sử dụng tiề.n mặt nhiều mà chủ yếu sang hình thức chuyển khoản. Với một người trước khi đi du học không có tài khoản ngân hàng thì điều này khiến mình có nhiều ngạc nhiên. Thêm nữa, giờ mọi người không cần phải ra ngoài đi chợ, mua đồ ăn như trước mà có thể đặt ngay trên các app công nghệ, rất tiện lợi" .
Một cốc trà sữa/ cafe 70k, bát phở cũng đã 50k: Người trẻ sẵn sàng làm việc nhiều để chi tiêu phóng khoáng
Bên cạnh những thay đổi trên, hầu hết các bạn trẻ đều nhận ra thói quen sinh hoạt cũng đã phần nào có những sự khác biệt. Với Anh Tuấn, cậu bạn cho hay những người trẻ hiện nay có cách chi tiêu phóng khoáng hơn.
Chẳng hạn nếu trước đây những tiệm trà sữa được coi là xa xỉ, phải tiết kiệm cả tuần mới dám uống 1 cốc thì giờ đã trở nên "bão hoà" hơn.
"Mấy năm trước khi đi uống trà sữa hay cafe với mình vẫn là một thứ gì đó hơi xa xỉ chút xíu. Mình chủ yếu ngồi vỉa hè chứ không vào các quán xá nhiều. Nhưng giờ mình thấy nó phổ biến hơn với tất cả mọi người Với lại, các quán giờ cũng tập trung decor nhiều hơn, phục vụ cho việc chụp ảnh của mọi người nên mình cũng thấy lối sinh hoạt đã khác xưa khá nhiều" , Anh Tuấn bày tỏ.
Bên cạnh đó, Anh Tuấn cho biết cách đây 7 năm, mức chi phí cho sinh hoạt không quá cao. "Bữa sáng hồi đó sẽ khoảng từ 20k - 35k, bữa trưa 50k cũng đã được coi là sang xịn,... các hình thức giải trí cũng ở mức trung bình. Còn hiện tại, một cốc trà sữa hay cafe bình thường cũng đã có thể lên tới 70k rồi. So với cá nhân mình và mức chi tiêu trước đây thì mình thấy nó cao, hơn một bữa sáng rồi" , Anh Tuấn bày tỏ.
Anh Tuấn khá sốc vì mức giá thay đổi rõ rệt sau 7 năm trở về Việt Nam (Ảnh: NVCC)
Cùng chung tâm trạng, Vỹ Khang cảm thấy khá sốc khi mọi chi phí từ các nhu cầu cơ bản như ăn ngon, mặc đẹp hoặc các dịch vụ vui chơi giải trí đều tăng so với thời điểm trước khi đi du học: "Chẳng hạn như ngày trước mình có thể ăn một đĩa cơm tấm với giá 20 nghìn, nhưng hiện tại thì mình thấy giá một đĩa cơm tấm trung bình cũng đã 30 nghìn rồi. Mình chỉ nghĩ đơn giản rằng càng ngày thì mọi thứ đều có xu hướng gia tăng theo quy luật phát triển của xã hội" .
Với Ái Linh, cô bạn cho biết chi phí sinh hoạt ở Nga cũng khá cao nên có phần quen với giá cả khi về Việt Nam. Song, Ái Linh vẫn thừa nhận có cảm thấy hụt hẫng nhẹ khi một bát phở cũng đã 50k. Hay việc gọi đồ trên các ứng dụng công nghệ cũng đều trong tầm giá 50k, trong khi trước đây chỉ khoảng 30k - 35k.
"Khi về Việt Nam, lối sống thay đổi vì từ khi bắt đầu đi làm và tăng ca mình ăn ngoài nhiều hơn, gặp gỡ bonding với đồng nghiệp và dành thời gian để networking với khách hàng hơn,... Từ đó chi phí sinh hoạt cũng tăng lên nhiều so với thời sinh viên. Trung bình một tháng chi tiêu của mình rơi vào khoảng 15 - 18 triệu đồng cho các chi phí: thuê nhà, điện nước, ăn uống, giải trí, mua sắm, đi lại,...
Thường mình sẽ để khoảng 30% mức thu nhập để sử dụng cho các chi phí vui chơi, networking này, thậm chí các tháng lễ tết có thể cao hơn gấp đôi. Tuy vậy mình luôn luôn sẽ dành ra 1 khoản từ lương để tiết kiệm chứ không bao giờ tiêu sạch hết" , Ái Linh chia sẻ.
Cái khó "dồn" lên những người mới đi làm: Lương khởi điểm thấp, vẫn phải chi tiêu ở mức cao
Trên thực tế, đây vẫn là chủ đề được bàn tán rôm rả bởi mọi sự so sánh đều không mang tính chính xác. Tuy nhiên, Đức Trung (SN 1998) từng có thời gian sống ở Mỹ, Trung Quốc và hiện tại ở Việt Nam đã có những cảm nhận riêng về thu nhập, chi phí sinh hoạt ở mỗi nơi.
"Thời điểm mới sang Mỹ, mọi thứ mình thấy rất đắt đỏ. Phải mất một thời gian mình mới làm quen được với việc nếu như muốn ăn một bát phở thì giá không phải 50k, mà là gần 300k. Đi chơi cũng vậy, ở Việt Nam khi mình học cấp 3, có 200k tiêu vặt trong tuần đã thấy nhiều rồi nhưng sang Mỹ thì chưa đủ mua bát phở. Ngoài ra, tiề.n thuê nhà tại Mỹ hay Trung Quốc cũng tốn kha khá chi phí. Nên mình thấy mức sống ở 2 quốc gia này cũng rất cao. Nhưng đương nhiên, mức lương cơ bản tại đây khá phù hợp để mọi người chi tiêu như vậy.
Ở Hà Nội nói riêng hay các thành phố lớn tại Việt Nam, mức lương và thu nhập khởi đầu khá thấp so với mức sống hiện tại. Tức là, các bạn vẫn có thể sống được, thậm chí không gặp quá nhiều khó khăn nhưng nếu để tiết kiệm hay tích luỹ sẽ vất vả hơn" , Đức Trung nói.
Tương tự, Vỹ Khang bày tỏ đây là vấn đề mà nhiều bạn trẻ cũng hay than thở rằng thu nhập không đủ chi trả cho cuộc sống. Chẳng hạn sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm trung bình là 7 triệu sẽ rất khó để duy trì cuộc sống ở các thành phố lớn.
Vỹ Khang cho biết ở Bangkok (Thái Lan), thu nhập trung bình là khoảng 26.000 Baht (khoảng 19 triệu VNĐ), dường như cao hơn so với thu nhập bình quân tại TP.HCM nhưng mức sống của cả hai thành phố lại khá tương đương.
Tuy nhiên, Vỹ Khang cũng cho hay, quan trọng nhất vẫn phải là tiết kiệm và chi tiêu vừa đủ so với mức thu nhập của bản thân thì ở bất kỳ thành phố, quốc gia nào cũng sẽ ổn định và có tâm lý thoải mái.
"Thông thường mình thường trích ra khoảng 10-15% trong tổng số thu nhập hằng tháng để gửi vào tài khoản tiết kiệm. Mình chọn gửi tiết kiệm online vì an toàn và lãi suất mình có được sau mỗi kỳ hạn gửi. Số tiề.n tiết kiệm này mình dùng để phòng trường hợp xảy ra các sự cố, đau bệnh hoặc xa hơn là các dự định trong tương lai" , Vỹ Khang chia sẻ.
Dự đoán ngày mới 18/8/2024 cho 12 con giáp: Tý căng thẳng, Mùi cầu tiến Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổ.i Tý gặp chuyện khó giải quyết khiến tâm trạng căng thẳng. Trong khi đó, người tuổ.i Mùi có tinh thần cầu tiến. Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 18/8/2024, vận thế của người tuổ.i Tý căng thẳng. Tình cảm: Người tuổ.i Tý...