Khuyến cáo dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi
Mùa đông, xuân luôn là thời điểm dịch sởi bùng phát. Đối tượng nhiễm bệnh thường là trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn chưa tiêm phòng. Thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới để bảo vệ sức khoẻ trong mùa dịch.
Sởi có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên mùa đông, xuân là thời điểm dễ bùng phát dịch nhất do điều kiện thời tiết thuận lợi. Bệnh sởi rất dễ lây lan từ người sang người thông qua đường hô hấp.
Do đó cần phải có các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới. Đặc biệt là khi tụ tập nơi đông người như bệnh viện, trường học…
1. Tại sao phải dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi?
Nguy cơ lây lan và dễ bùng phát thành dịch
Virus sởi chỉ có một vật chủ tự nhiên là con người. Vì thế sởi là một căn bệnh thường gặp và có nguy cơ lây lan cao. Sởi có thể xuất hiện liên tục trong cộng đồng, khả năng lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch.
Bệnh sởi có khả năng truyền nhiễm cao hơn cả Ebola, bệnh lao hay cảm cúm. Một người khoẻ mạnh hoàn toàn có thể bị lây lan nếu tiếp xúc với người bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bạn có thể bị sởi nếu chạm vào bề mặt hoặc vật nào đó bị nhiễm virus, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của chính mình khi chưa rửa tay.
Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi
Theo nghiên cứu của Bộ y tế, trước khi có vắc xin phòng bệnh, sởi là cơn ác mộng khiến 2,9 triệu người chết mỗi năm. Đến nay dịch sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu, gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Khả năng tồn tại trong không khí và lây qua đường hô hấp
Virus sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt đến 2 giờ, trước khi tấn công vật chủ tiếp theo. Bệnh sởi có tính lây nhiễm cao qua đường hô hấp.
Hắt hơi, ho khiến virus sởi lây lan trong không khí và tấn công người có hệ miễn dịch yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, các bé quá nhỏ chưa thể tiêm vắc xin. Do đó thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới trong mùa dịch là điều cần thiết để ngăn ngừa virus sởi lây lan trong cộng đồng.
Video đang HOT
Dự phòng lây nhiễm mới để hạn chế virus sởi lây lan trong mùa dịch – Ảnh: Internet
2. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới mùa dịch sởi
Có tới 90% người trước tuổi 20 bị mắc bệnh sởi. Ước tính có 100 triệu lượt bị sởi mỗi năm. Trong đó có tới 6 triệu người tử vong do sởi. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi. Do đó dự phòng lây nhiễm mới là yếu tố tiên quyết để bảo vệ sức khoẻ. Dưới đây là các biện pháp phòng tránh theo khuyến cáo của Bộ y tế.
2.1. Đối với các cá nhân
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để chống lại Virus sởi. Vắc xin sởi có tác dụng tạo ra phản ứng miễn dịch tương tự với hệ miễn dịch tự nhiên, chống lại sự tấn công của virus, bảo vệ cơ thể bạn.
- Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin đi tiêm đầy đủ, đúng lịch. Bên cạnh đó trẻ từ 1 đến 14 tuổi cần được tiêm vắc xin Sởi – Rubella đầy đủ để phòng tránh bệnh.
- Bệnh sởi có nguy cơ lây nhiễm cao qua đường hô hấp. Do đó, bố mẹ không để trẻ tiếp xúc gần với các bạn nghi mắc bệnh sởi.
- Mang khẩu trang đầy đủ khi ra đường hoặc tụ tập nơi đông người như bệnh viện, trường học. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc với người khác.
- Vệ sinh thân thể, mũi, họng, răng miệng, tai, mắt cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở, môi trường sống luôn thông thoáng, sạch sẽ.
- Chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với độ tuổi theo tháp nhu cầu của trẻ để tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nơi tập trung đông trẻ em cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Thường xuyên khử trùng phòng học, đồ chơi, dụng cụ học tập bằng chất sát khuẩn theo khuyến cáo của Bộ y tế.
- Trong trường hợp con có các dấu hiệu, sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban…cần phải cách ly sớm. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời.
- Không nên tự ý đưa bệnh nhân đi điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải và lây nhiễm chéo trong quá trình di chuyển.
Tiêm vắc xin là biện phát dự phòng lây nhiễm mới tối nhất mùa dịch sởi – Ảnh: Internet
2.2. Đối với cộng đồng
Các biện pháp dự phòng lây nhiễm mới trong cộng đồng:
- Chủ động liên hệ, cung cấp thông tin khi phát hiện người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi cho cơ sở y tế.
- Tiến hành cách lý bệnh nhân bị sởi để tránh lây lan ra cộng đồng.
- Tiến hành truyền thông đa kênh về việc chủ động phòng tránh bệnh sởi trong cộng đồng. Vận động mỗi cá nhân tuân thủ các quy trình vệ sinh đường hô hấp, che miệng khi ho, hắt hơi, rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với người hoặc các bề mặt.
- Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo khuyến cáo của Bộ y tế: Tiến hành cách ly, phun khử trùng khu vực có người bị bệnh, xử lý không khí, khuyến cáo đeo khẩu trang cá nhân, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và làm việc…
- Hạn chế di chuyển bệnh nhân bị sởi giữa các cơ sở y tế khi không cần thiết để tránh tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Trên đây là một số biện pháp dự phòng lây nhiễm mới bệnh sởi trong mùa dịch. Hãy tham khảo và thực hiện để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.
Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em qua từng thời kì như thế nào?
Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm rất dễ bùng phát và gây ra đại dịch nếu không được kiểm soát kịp thời, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nhận biết sớm triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bé và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Bệnh sởi ở trẻ em được xác định do virus thuộc chủng Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây nên. Bệnh có thể lây truyền cấp tính thông qua đường hô hấp. Trẻ em khi mắc bệnh có thể bị sốt, viêm kết mạc mắt, nổi phát ban đỏ ở mặt đến tay, chân, có thể lan ra khắp cơ thể. Nhận biết sớm triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ có hướng điều trị phù hợp nhất.
1. Vì sao bệnh sởi ở trẻ em có thể diễn biến nhanh và nặng?
Nếu như trước đây bệnh sởi ở trẻ em thường phát triển mạnh vào mùa đông xuân, thì hiện nay, bất cứ thời điểm nào trong năm bệnh cũng có thể bùng phát và lây lan mạnh mẽ.
Bệnh sởi ở trẻ em là bệnh lây lan cấp tính và lây trực tiếp từ người sang người nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Chính điều ấy, những khu vực dông dân như trường học, khu dân cư,... sẽ khiến bệnh lây lan nhanh hơn. Từ đó khiến bệnh phát triển thành dịch sởi nếu chúng ta không thể kiểm soát được.
Trẻ em là những đối tượng có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nặng và gây ra nhiều biến chứng như viêm não, viêm phổi,... Nhiều trường hợp có thể bị tử vong.
Bệnh sởi hiện nay có thể được điều trị bằng cách khắc phục triệu chứng bệnh, cải thiện chế độ dinh dưỡng, giữ vệ sinh sạch sẽ. Cha mẹ nên lưu ý để giúp con chóng khỏi bệnh.
Bệnh sởi có thể lây lan nhanh và nguy hiểm đến tính mạng (Ảnh: Internet)
2. Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em
Thông thường, trẻ em khi bị bệnh sởi có thể gây ra tình trạng sốt, mệt mỏi, nổi ban đỏ, ho khan kéo dài, chảy nước mũi, nước mắt. Tùy từng thời kỳ phát bệnh mà triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ khác nhau. Các bác sĩ chỉ ra 4 giai đoạn phát triển của bệnh, cụ thể:
- Thời kỳ ủ bệnh: Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 8 - 11 ngày, lúc này sẽ chưa có nhiều triệu chứng lâm sàng, nên người lớn sẽ khó có thể phát hiện bệnh được.
- Thời kỳ khởi phát: Giai đoạn này kéo dài trong 3 - 4 ngày. Lúc này triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em bao gồm: Sốt nhẹ đến sốt cao, viêm kết mạc dẫn đến mắt đỏ, có gỉ mắt kèm theo, mi mắt bị sưng nề, mắt nhập nhèm không nhìn rõ. Ngoài ra, bé có thể bị viêm xuất tiết ở mũi và họng, chảy nước mắt, nước mũi. Nhiều trường hợp sẽ có thể xuất hiện hạch ngoại biên to.
- Thời kỳ toàn phát: Thường kéo dài từ 4 - 6 ngày. Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em lúc này nặng hơn và xuất hiện nhiều hơn với các vết ban đỏ. Vết ban đỏ sẽ xuất hiện trong 3 ngày, lan từ mặt xuống chân tay và lan ra khắp người. Các vết ban đỏ ở trẻ em sẽ là dạng ban hồng, dát sẩn,... Ban có thể mọc rải rác hoặc lan rộng đến khi gặp nhau tạo thành đám tròn từ 3 - 6mm.
- Thời kỳ lui bệnh: Lúc này các vết ban sẽ mất dần theo thứ tự như lúc mọc và để lại các vết thâm trên da. Khi ban đỏ hết thì trẻ cũng hết sốt. Chỉ một số trường hợp sẽ có xuất hiện biến chứng và bé sẽ vấn bị sốt dù đã hết ban.
Nếu triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nặng hơn, xảy ra một số trình trạng như: Sốt cao liên tục trên 40 độ, khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, không ăn uống gì, luôn lơ mơ, phát ban toàn thân và vẫn sốt,... thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra chính xác tình trạng.
Trên đây là một số triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em, cha mẹ có thể lưu ý để dễ dàng theo dõi sức khỏe các bé, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Nhận biết sớm triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả (Ảnh: Internet)
Kết luận
Trẻ em có sức đề kháng kém và rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe con trẻ, phụ huynh nên chú ý, có những biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả. Ngoài ra, nhận biết sớm triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ giúp sớm phát hiện những nguy hiểm tiềm ẩn, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp nhất, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm khiến bệnh lâu khỏi Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ thời điểm giao mùa, mùa thu và mùa đông xuân. Chăm sóc trẻ bị cảm cúm sai cách có thể khiến bệnh tình của trẻ tiến tiển nặng và lâu khỏi hơn. Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng, xuất hiện ở trẻ và nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều...