Khuyến cáo: Đo huyết áp cả hai cánh tay để phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ
Giới chức y tế Anh đưa ra “bằng chứng chắc chắn” rằng sự khác biệt về số đo huyết áp giữa hai cánh tay có liên quan đến nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong cao hơn.
Người bệnh có thể tự đo huyết áp bằng máy tại nhà để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường
Các nhà khoa học tại Đại học Exeter, Anh đã hợp nhất 24 nghiên cứu toàn cầu về huyết áp để tạo ra một cơ sở dữ liệu khổng lồ của gần 54.000 người.
Dữ liệu bao gồm các kết quả đo huyết áp từ cả hai cánh tay người lớn từ khắp châu Âu, Mỹ, châu Phi và châu Á. Kết quả cho thấy sự chênh lệch huyết áp giữa hai cánh tay càng lớn thì nguy cơ mắc các bệnh đối với bệnh nhân càng cao.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Hiện tại, các chuyên gia y tế nên đo huyết áp ở cả hai cánh tay khi khám và điều trị bệnh lý tim mạch, nhưng điều này vẫn thường xuyên bị bỏ qua. Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm về sự khác biệt huyết áp ở hai cánh tay, họ sẽ có cơ hội được điều trị sớm hơn và từ đó, giảm được các ca tử vong không đáng có.
Video đang HOT
Huyết áp tăng và giảm theo mỗi nhịp tim, và do đó được đo bằng hai con số – số đọc trên hay còn gọi là tâm thu và số đo dưới hay còn gọi là tâm trương.
Chỉ số tâm thu cao cho thấy người bệnh đang tăng huyết áp – một tình trạng ảnh hưởng đến 1/3 dân số trưởng thành và là nguyên nhân hàng đầu trên toàn cầu gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và tử vong có thể phòng ngừa được.
Các nhà nghiên cứu giải thích: “Sự khác biệt đáng kể ở chỉ số huyết áp tâm thu ở hai cánh tay có thể là dấu hiệu của sự thu hẹp hoặc xơ cứng của động mạch, tắc mạch hoặc thiếu máu tới tim”.
Việc đo huyết áp cả hai bên tay bằng máy đo huyết áp được sử dụng thường xuyên nhờ chi phí rẻ và có thể được thực hiện ở bất kỳ cơ sở chăm sóc sức khỏe nào, mà không cần cho các thiết bị y tế bổ sung khác gây tốn kém cho bệnh viện và người bệnh.
Khuyến nghị y tế tại Anh và Châu Âu đặt chênh lệch tâm thu từ 15 mmHg trở lên giữa hai bên tay làm ngưỡng cảnh báo các nguy cơ về tim mạch.
Vì sao chỉ số huyết áp ban đêm quan trọng hơn ban ngày?
Theo một nghiên cứu mới đây, huyết áp tăng vào ban đêm, còn được gọi là tăng huyết áp về đêm, có thể dẫn đến suy tim và các dạng bệnh tim mạch khác.
Những người bị huyết áp cao khi ngủ vào ban đêm sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch trong tương lai, bao gồm nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành cao (CAD) và suy tim - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Điều này đã mở ra một cuộc thảo luận rộng rãi về lý do tại sao các chỉ số huyết áp ban đêm có thể quan trọng hơn so với các chỉ số huyết áp ban ngày, theo Times of India.
Nhiều người tin rằng cơ thể của chúng ta ở trạng thái bình yên nhất là trong trạng thái ngủ. Tuy nhiên, có một thực tế là mọi người có thể gặp phải tình trạng huyết áp tăng vọt ngay cả khi đang ngủ. Tăng huyết áp về đêm, như nó được biết đến phổ biến, cũng có thể xảy ra ở những người có chỉ số huyết áp bình thường trong ngày, điều này làm cho việc hiểu biết sự khác biệt giữa hai loại này trở nên quan trọng hơn.
Chỉ số huyết áp ban đêm so với ban ngày
Đã có nhiều cuộc tranh luận về tầm quan trọng của việc đo huyết áp ban ngày và ban đêm. Các nghiên cứu báo cáo riêng biệt về huyết áp ban ngày và ban đêm cho thấy rằng cả hai dạng đo huyết áp đều mang thông tin tiên lượng đáng kể ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Tuy nhiên, theo những phát hiện gần đây, chỉ số huyết áp ban đêm được coi là chỉ số tốt hơn để đánh giá suy tim và các dạng bệnh tim mạch khác. Do đó, khi đo huyết áp vào ban đêm, những nguy hiểm tiên lượng được có thể rất cao, vì phần lớn mọi người thực hiện kiểm tra huyết áp vào ban ngày.
Nguy cơ liên quan đến huyết áp tâm thu ban đêm
Trong khi nhiều người kiểm tra huyết áp của họ trong ngày, mức huyết áp cao trong khi ngủ vẫn không bị phát hiện. Điều này làm tăng mức độ nguy cơ suy cơ quan và các bệnh tim liên quan đến tăng huyết áp về đêm.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết những người bị huyết áp cao khi ngủ vào ban đêm sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch trong tương lai, bao gồm nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành cao (CAD) và suy tim, theo Times of India.
Vì sao huyết áp tăng đột biến vào ban đêm?
Theo các bác sĩ, huyết áp cao có liên quan đến quá trình đào thải natri ra khỏi cơ thể, thường xảy ra vào ban ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người đã quen với việc ăn nhiều muối và nhạy cảm với muối, huyết áp cần phải tăng không chỉ vào ban ngày mà còn cả khi họ đang ngủ. Quá trình này có thể cực kỳ có hại cho tim, đó là lý do tại sao huyết áp ban đêm có liên quan đến các yếu tố nguy cơ lớn, theo Times of India.
Tại sao các cặp vợ chồng có nguy cơ tim mạch giống nhau? Theo các nhà khoa học, những người tham gia áp dụng giống nhau như vệ sinh hàng ngày, chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động thể chất, khiến họ có nguy cơ cao hơn về mắc bệnh mạn tính, đau tim, thậm chí đột quỵ. Các nhà nghiên cứu từ Atlanta, Mỹ đã theo dõi hơn 5.000 cặp vợ...