Khuyến cáo của các nhà khoa học về chuyện ăn cá
Ăn cá biển cũng làm tăng mối lo về sự nguy hiểm của nhiễm độc thủy ngân từ cá cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Cá, đặc biệt là cá biển rất tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên hiện nay, ăn cá biển cũng làm tăng mối lo về sự nguy hiểm của nhiễm độc thuỷt ngân từ cá cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Và câu hỏi thường đặt ra là: ăn bao nhiêu là đủ cho cả mẹ và bé?
Mới đây, Cục Quản lý dược và thực phẩm Mỹ và (FDA) và Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã công bố bản dự thảo tư vấn cập nhật về việc ăn cá cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ có thể có thai, và trẻ em.
Ăn cá biển cũng làm tăng mối lo về sự nguy hiểm của nhiễm độc thủy ngân từ cá cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
“Trước đó, FDA và EPA đã đưa ra khuyến cáo về lượng tiêu thụ cá tối đa đối với những nhóm đối tượng trên, tuy nhiên, lại không đặt ra giới hạn tiêu thụ tối thiểu, theo như một thông cáo báo chí của FDA. Vấn đề thực sự là, nếu phụ nữ mang thai không ăn đủ cá và động vật có vỏ (tôm, cua, ghẹ, ngao…) bởi nỗi lo về hàm lượng nhiễm thuỷ ngân, họ có thể bỏ lỡ rất nhiều lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời. Ăn cá là cung cấp cho cơ thể nguồn protein, vitamin và khoáng chất chất lượng cao, cùng với các axit béo omega-3; chưa kể một số loài cá còn có thể cung cấp cả vitamin D.
Từ thực tế đó, hiện nay FDA vừa đưa ra khuyến cáo về lượng tiêu thụ tối thiểu: “Phụ nữ mang thai nên ăn ít nhất 8 ounce và tối đa 12 ounce (từ 225-340 gram, chia làm 2-3 bữa) mỗi tuần các loại cá ít nhiễm thủy ngân để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của thai nhi”, thông cáo báo chí của FDA cho biết.
Tuy nhiên, có bốn loại cá các phụ nữ mang thai nên tránh ăn vì hàm lượng thủy ngân trong đó quá cao: cá kình từ vịnh Mexico, cá nhám, cá kiếm và cá thu. Thêm vào đó, họ nên ăn không quá 6 ounces (170 gram) cá ngừ trắng mỗi tuần. Dự thảo cũng cảnh báo mọi người phải cảnh giác với cá đánh bắt từ suối, sông, hồ: hãy tìm hiểu và nhận biết nguồn nước của những khu vực đó có bị ô nhiễm không, và trong trường hợp không biết chắc, hãy đặt ra mức tiêu thụ giới hạn đến 6 ounce một tuần và 1-3 ounce một tuần đối với trẻ em. Nên tránh các thực phẩm không rõ xuất xứ để bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có thể có trong đó.
Video đang HOT
Một số lựa chọn thông minh với mức độ nhiễm thủy ngân thấp hơn cho các bà mẹ đang mang thai bao gồm: cá tuyết, tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá rô phi, cá da trơn và cá hồi.
Theo Tri thức trẻ
Những điều cần hết sức lưu ý khi ăn cá
Cá là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vì nó giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng cách lại có thể gây ra tác dụng ngược lại, tức là có hại cho sức khỏe.Dưới đây là những điều bạn cần biết khi ăn cá:
1. Cá đông lạnh có giá trị dinh dưỡng ngang với cá tươi
Rất nhiều loại cá sau khi được đánh bắt đã được ướp lạnh trên tàu và sau một thời gian ngắn mới được chuyển về đất liền. Nếu thời gian ướp lạnh không quá lâu thì sau khi rã đông, cá vẫn còn nguyên giá trị dinh dưỡng như cá tươi mới được đánh bắt.
2. Cá có lợi cho sức khỏe chủ yếu là nhờ thành phần axit béo omega-3 có trong cá
Hầu hết các loại cá đều có chứa axit béo omega-3, đặc biệt là cá hồi, cá thu và cá trích... Loại axit béo này là tiền chất của DHA và có tác dụng giúp các tế bào trong cơ thể người hoạt động tốt. Axit béo omega-3 đặc biệt tốt cho não, làn da, bệnh tim mạch, huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường, giảm cân và các cơn hen phế quản, giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp, chống trầm cảm...
Vì cơ thể của chúng ta không đủ loại axit thiết yếu này nên chúng ta phải hấp thu chúng từ thực phẩm, tốt nhất là từ cá.
3. Cá có thể nhiễm giun sán
Cũng giống như nhiều loài động vật, chim thú hoang dã, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ ở trong nội tạng động vật. Cá nước ngọt có nguy cơ này cao hơn cả. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.
Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.
4. Ăn cá thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ
Axít béo omega-3 trong cá có tính chất chống viêm nên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm mãn tính tới 52%, từ đó góp phần giảm nguy cơ mắc các huyết áp, đột quỵ... Nó đồng thời cũng giúp hạ huyết áp, giảm nhịp tim bất thường và giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 36%.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn cá, bạn có thể gặp phải những nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn cá, bạn cần ghi nhớ những điều sau đây:
1. Không ăn cá khi đói
Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.
2. Không nên ăn cá sống
Nhiều người đã nói rằng ăn cá càng tươi càng tốt và cho rằng cá sống là bổ dưỡng nhất. Nhưng trong thực tế đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cá sống thường chứa các kí sinh trùng và nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đi. Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan.
3. Không nên ăn mật cá
Theo nhiều bác sĩ Đông y, mật cá sau khi được điều chế thành thuốc thì có thể được sử dụng để làm thuốc để chữa bệnh, ví dụ như trị bệnh đau mắt, đỏ mắt, viêm họng, viêm loét ác tính...
Tuy nhiên, thực tế, điều này lại cực kì nguy hiểm. Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép. trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng ký, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
Theo Thanhnien
5 tác hại của trai, hến mà người ăn không hề biết Nó được rất nhiều người ưa chuộng bởi lẽ cũng giống như hến, trai có những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, không chỉ dễ ăn mà còn dễ chế biến, kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác để tạo ra những món ăn bổ dưỡng. Theo thống kê của Học viện đo lường quốc gia, Đại học Flunder, Úc vào năm...