Khuyến cáo bảo vệ thông tin cá nhân khi hoạt động trực tuyến
Trước tình trạng một số hacker rao bán hàng loạt dữ liệu người dùng Việt Nam trên internet gần đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng ( Bộ Công Thương) cảnh báo nguy cơ rủi ro và đưa ra một số lưu ý để bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng khi tham gia thực hiện các hoạt động trực tuyến.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, thời gian gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến đánh cắp và lợi dụng thông tin cá nhân để lừa đảo, mạo danh thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra liên tục, thường xuyên, gây thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, sức khỏe của người tiêu dùng, người dân và cộng đồng xã hội.
Cụ thể, mới đây đã có khoảng 17 GB dữ liệu cá nhân của người Việt gồm chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, ảnh và video selfie… trở thành món hàng trị giá 9.000 USD đối với hacker. Dù chưa thể truy ra nguồn gốc số liệu đó và kẻ rao bán hiện đã xóa bài đăng, nhưng vụ việc vẫn cho thấy đã có lỗ hổng trong quản lý những dữ liệu quan trọng này.
Nhận định từ các chuyên gia, các dữ liệu KYC (Know Your Customer) – thông tin cá nhân xác định danh tính một người – có thể bị rò rỉ từ kho lưu trữ của một hoặc vài dịch vụ trực tuyến, nhất là đơn vị cho vay online. Điều này xuất phát từ việc dữ liệu KYC mà tin tặc tiết lộ giống với những gì mà các dịch vụ cho vay trực tuyến thường yêu cầu người dùng nhập vào.
Dù chưa biết nguyên nhân chính xác nhưng các chuyên gia bảo mật cũng khuyến cáo người dùng hết sức cẩn thận với thông tin cá nhân, tuyệt đối không chia sẻ, cung cấp KYC cho những đơn vị chưa rõ uy tín hoặc đáng ngờ.
Do đó, người dùng chỉ nên chia sẻ thông tin cá nhân như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, nhất là thông tin sinh trắc học như ảnh chụp, video định danh KYC với các dịch vụ tin cậy.
Để hạn chế tình trạng này, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã cảnh báo nguy cơ rủi ro và một số lưu ý để bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng khi tham gia thực hiện các hoạt động trực tuyến.
Video đang HOT
Vì vậy, cần đảm bảo môi trường giao dịch an toàn. Các phương tiện công nghệ thông tin sử dụng để kết nối trực tuyến như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động… cần được đảm bảo an toàn, có khả năng phòng chống các nguy cơ “bị trộm” thông tin cá nhân.
Đặc biệt, người tiêu dùng có thể tham khảo cách thức phòng chống như cập nhật (update) cho các ứng dụng, phần mềm sử dụng để thực hiện các giao dịch trực tuyến; thực hiện cài đặt mật khẩu mạnh, đồng thời cài đặt chế độ xác thực nhiều lớp cho tài khoản.
Chẳng hạn như kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố cho các tài khoản mạng xã hội như Zalo, Facebook; tài khoản email như gmail… Mặt khác, người tiêu dùng nên cài đặt phần mềm quét và diệt virus hoặc kiểm tra để kích hoạt các tính năng bảo vệ phần mềm như bật tường lửa, phần mềm diệt virus có sẵn trên hệ điều hành máy tính window.
Ngoài ra, không tùy ý cài đặt các phần mềm, ứng dụng của bên thứ ba để phòng ngừa nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu; không truy cập vào các đường link lạ, ngay cả khi đường link được gửi từ các tài khoản của người quen, đồng nghiệp. Ngoài ra, cần kiểm tra lại người gửi về nguồn gốc đường link trước khi truy cập.
Bên cạnh đó cần lựa chọn đơn vị thực hiện giao dịch và chỉ thực hiện các hoạt động trên các nền tảng công nghệ của các đơn vị có thương hiệu uy tín, đã được cộng đồng sử dụng và đánh giá tốt.
Riêng với các trường hợp cần thực hiện giao dịch trên website hoặc ứng dụng lạ, cần kiểm tra chính sách bảo vệ thông tin của đơn vị đó có được công bố công khai và đầy đủ theo quy định tại Điều 6 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay không.
Hơn nữa, người tiêu dùng cần lựa chọn thông tin để cung cấp. Đọc kỹ chính sách thu thập thông tin của doanh nghiệp để biết và đánh giá cần cung cấp thông tin nào cho doanh nghiệp để thực hiện giao dịch.
Đối với các trường hợp không tìm thấy thông tin về chính sách bảo vệ thông tin của doanh nghiệp, người tiêu dùng nên ngừng giao dịch vì việc không thông báo rõ ràng, công khai việc thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cũng theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trường hợp cảm thấy phạm vi yêu cầu cung cấp thông tin của doanh nghiệp rộng hoặc mục đích sử dụng không rõ ràng, người tiêu dùng nên chủ động ngừng thực hiện giao dịch để tránh các nguy cơ bị rò rỉ thông tin hoặc thông tin bị sử dụng vào mục đích không an toàn.
Trường hợp nhận thấy quyền lợi của mình bị vi phạm, người tiêu dùng nên chia sẻ thông tin vụ việc để người thân, bạn bè, đồng nghiệp biết và chủ động phòng tránh; Phản ánh, khiếu nại tới cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để được tư vấn, hướng dẫn cách thức bảo vệ quyền lợi.
Ngân hàng Nhà nước cảnh báo thủ đoạn chuyển nhầm tiền rồi đòi lại cùng tiền lãi
Khách hàng nhận được một khoản tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng với nội dung cho vay, sau đó kẻ gian gọi cho khách hàng thông báo chuyển nhầm, yêu cầu trả lại...
Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo vừa được Ngân hàng Nhà nước cảnh báo, trong văn bản gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Cụ thể, đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho khách hàng với lý do hỗ trợ kiểm tra số dư và giao dịch của khách hàng. Sau khi đọc tên khách hàng và 6 số đầu tiên của thẻ ghi nợ nội địa (ATM), kẻ gian yêu cầu khách đọc nốt dãy số còn lại trên thẻ để xác nhận chủ thẻ; thông báo ngân hàng sẽ gửi tin nhắn và yêu cầu khách đọc 6 số trong tin nhắn (thực chất là mã OTP để giao dịch thanh toán trực tuyến). Nếu khách hàng làm theo yêu cầu của kẻ gian sẽ bị mất tiền trong tài khoản thẻ.
Khách hàng tuyệt đối không cung cấp mã xác thực OTP trong bất kỳ tình huống nào cho người khác.
Một thủ đoạn khác là khách hàng nhận được một khoản tiền chuyển vào tài khoản thanh toán tại ngân hàng với nội dung cho vay. Sau đó đối tượng gọi điện cho khách thông báo vừa chuyển nhầm và yêu cầu chuyển trả lại (tài khoản nhận tiền lúc này khác với tài khoản đã chuyển nhầm). Thậm chí, sau một thời gian, chủ tài khoản chuyển nhầm sẽ đòi tiền khách hàng cùng với tiền lãi vay.
" Trong một số trường hợp, đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng thông báo có người chuyển nhầm tiền vào tài khoản của khách và hướng dẫn thủ tục hoàn trả. Cụ thể gửi kèm đường link yêu cầu khách điền thông tin cá nhân, gồm thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử, sau đó chiếm đoạt tiền của khách hàng " - Ngân hàng Nhà nước cảnh báo.
Ngoài ra, còn hàng loạt thủ đoạn lừa đảo khác cũng được Ngân hàng Nhà nước cảnh báo như kẻ gian chuyển nhầm một khoản tiền nhỏ vào tài khoản của khách hàng, sau đó mạo danh ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo có khoản tiền bị treo và yêu cầu khách truy cập vào link để tra soát giao dịch, mở khoá lệnh chuyển tiền...
Gửi tin nhắn mạo danh thương hiệu ngân hàng thông báo tài khoản khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường và hướng dẫn khách xác nhận thông tin, thay đổi mật khẩu qua link giả mạo, mục đích nhằm đánh cắp tên truy cập, mật khẩu, mã OTP để chiếm đoạt tiền.
Để bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chủ động nắm bắt, cập nhật phương thức, thủ đoạn tội phạm để kịp thời cảnh báo rủi ro cho khách hàng; cảnh giác trước những thủ đoạn tội phạm mới và bảo đảm an toàn tiền, tài sản của khách hàng.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cần tích cực nghiên cứu biện pháp phòng, chống các phương thức, thủ đoạn tội phạm có thể xảy ra để định hướng, hỗ trợ ngân hàng thành viên triển khai...
Giảm thủ tục hành chính Từ ngày 1-7-2021, Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (CCCD) chính thức được vận hành. Qua đó, cả hai hệ thống sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực đặc biệt là góp phần cải cách thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến...