Khủng hoảng Ukraine khiến chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ gặp khó
Đồng minh châu Á lo ngại chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ bị phân tán sự quan tâm khỏi chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vừa công bố.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào ngày 12/2. Ảnh: Whitehouse.gov
Vừa mới tìm cách thuyết phục các đồng minh châu Á rằng Mỹ dồn trọng tâm cho Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và sẵn sàng đương đầu với thách thức đến từ Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Joe Biden lại bị kéo ngược trở lại cuộc khủng hoảng an ninh tại châu Âu.
Nhiều nước trong khu vực, từ Australia cho tới Nhật Bản, cho rằng can thiệp quân sự của Nga ở Ukraine đã làm dịch chuyển mối quan tâm của Mỹ khỏi chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tài liệu mà Washington mới cho công bố hôm 12/2 và chuyển nỗ lực can dự sang những khu vực khác.
“Không một khu vực nào có tầm quan trọng với thế giới và với đời sống hàng ngày của người Mỹ hơn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, tài liệu chiến lược của Mỹ của Mỹ khẳng định, đồng thời nhấn mạnh chính quyền Tổng thống Joe Biden đã có những nỗ lực “lịch sử” nhằm khôi phục vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực.
Nhưng quan chức chính chính phủ nhiều nước châu Á cùng giới phân tích lo sợ rằng khủng hoảng Ukraine sẽ biến những tuyên bố mạnh mẽ này thành lời nói suông. “Các nước châu Á từ trước đến nay vẫn nghĩ thế: Giữa thời điểm phân tán chú ý ở châu Âu và Trung Đông, tái cân bằng sang châu Á vẫn không diễn ra”, Ashley Townshend, Giám đốc bộ phận chính sách ngoại giao-quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney, Australia, bình luận.
Một thập kỉ trước đây, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton đã đưa ra cam kết về xoay trục của Mỹ sang châu Á – nơi hiện chiếm 60% GDP toàn cầu và hơn 50% dân số thế giới, có sự hiện diện của hai siêu cường đối địch là Mỹ và Trung Quốc. Nhưng khi bị sa lầy trong các xung đột ở Trung Đông và Afghanistan, Mỹ thực hiện lời hứa đó một cách chậm chạp. Cùng lúc, Trung Quốc đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội, hủy hoại thế thống trị quân sự của Mỹ tại khu vực.
Sau khi lên nắm quyền, ông Donald Trump đã thừa nhận thực tế này bằng tuyên bố coi Trung Quốc là đối thủ và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là “chiến trường ưu tiên” của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền ông Trump đã thất bại trong việc giành được sự ủng hộ của quốc hội về các gói chi tiêu quốc phòng lớn cho bước chuyển dịch bố trí sức mạnh quân sự sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mỹ thời kỳ này cũng tự hủy hoại vị thế ở khu vực sau khi ông Trump ký sắc lệnh từ bỏ Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và theo đuổi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, làm ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ với đồng minh truyền thống như Nhật Bản.
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có mục tiêu sửa sai những tổn thất đó. Tài liệu nhấn mạnh hợp tác giữa Mỹ với đồng minh và đối tác trong khu vực, đề cao giá trị và lợi ích chung, đối lập với cách tiếp cận của ông Trump về việc đòi đồng minh phải thực hiện “nghĩa vụ tài chính” để đổi lấy bảo đảm an ninh từ Mỹ. Bản chiến lược cũng đưa ra cam kết về một khung hợp tác kinh tế khu vực, nhằm đáp lại những chỉ trích lâu nay cho rằng việc tập trung một phía về an ninh, quân sự và địa chính trị khiến Mỹ rơi vào thế bất lợi trong cạnh tranh với Trung Quốc.
Nhưng nhiều người cho rằng từng đó là chưa đủ. Các nước châu Á từng kỳ vọng Mỹ sẽ xem xét quay trở lại TPP, giờ được gọi với tên mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong bối cảnh khối thương mại này đang trong tiến trình mở rộng thành viên nhanh chóng. Ngay cả Trung Quốc cũng đã đệ đơn xin gia nhập CPTPP. Nhưng đáp lại, Mỹ chỉ nhấn mạnh việc thúc đẩy các tiêu chuẩn cao hơn về môi trường và lao động trong thương mại, cũng như yêu cầu về thiết lập chuỗi cung ứng bền vững.
Ngoài ra, chiến lược của Mỹ cũng không đưa ra bất kỳ chỉ dẫn nào về việc hoàn tất các mục tiêu kiêu kỳ tốt hơn so với những cam kết trong quá khứ về chú tâm của Mỹ sang châu Á. Đó là lý do khiến can dự của Mỹ trong vấn đề Ukraine đang được nhiều nước trong khu vực theo sát.
Giới chức nhiều nước châu Á tin rằng khủng hoảng Ukraine đẩy Mỹ vào tình thế lưỡng nan. Nếu quá chú tâm và can thiệp sâu vào Ukraine, Mỹ sẽ sao nhãng châu Á và Trung Quốc – nước mà Lầu Năm góc là thách thức lớn nhất. Nhưng ngược lại, không bảo vệ được Ukraine trước sức ép Nga, lòng tin của các nước vào sức mạnh, khả năng của Mỹ trong bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên nền tảng luật lệ sẽ bị hủy hoại.
Tình hình Ukraine sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Donbass
Sau khi Nga thông báo triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, nhiều khu vực Ukraine đã trở nên xáo trộn.
Một số người vội vã trú ẩn ở các ga tàu điện ngầm, nhiều người lại nhanh chóng lái xe ra khỏi thành phố.
Sáng 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở Donbass, nhằm bảo vệ người dân Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng tại miền đông Ukraine. Moskva cho biết mình đưa ra quyết định này do chính quyền Kiev đã không thực thi các thỏa thuận hòa bình Minsk nhằm chấm dứt chiến sự ở miền Đông.
Hình ảnh cắt từ video do Cơ quan Biên phòng Ukraine cung cấp, cho thấy các phương tiện quân sự đi qua trạm kiểm soát Armyansk ở biên giới Ukraine - Crimea. Ảnh: AP
Một góc phố ở Kiev. Ảnh: Getty Images
Lính cứu hỏa Ukraine dập tắt đám cháy ở một tòa nhà sau vụ không kích tại Ukraine hôm 24/2. Ảnh: Getty Images
Theo hãng thông tấn Interfax, nhiều vụ nổ đã xảy ra tại sân bay Boryspil, sân bay lớn nhất Ukraine và các căn cứ quân sự ở miền đông và miền nam nước này. Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine cho biết họ đã nhanh chóng sơ tán hành khách và nhân viên ra khỏi sân bay Boryspil.
Một cơ sở quân sự gần sân bay ở Mariupol, miền đông Ukraine, bốc cháy. Ảnh: Reuters
Đám cháy bùng lên ở khu vực gần sông Dnepr ở Kiev. Ảnh: AP
Xe tăng và xe bọc thép của quân đội Nga tiến vào Donetsk. Ảnh: Getty Images
Một phụ nữ bị thương sau cuộc không kích ở Kharkiv. Ảnh: Getty Images
Sau động thái này, tại nhiều nơi ở Ukraine, người dân đã đổ xô đi rút tiền, xuống ga tàu điện ngầm trú ẩn hoặc nhanh chóng di tản sang các khu vực khác. Tại thủ đô Kiev, tiếng còi báo động các cuộc không kích đã vang lên. Người dân cũng nghe thấy một số tiếng nổ lớn gần thành phố.
Người dân đứng chờ tại một trạm xe buýt ở Kiev, Ukraine, để di tản đến các vùng phía tây. Ảnh: Reuters
Trú ẩn trong một ga tàu điện ngầm ở Kiev. Ảnh: Getty Images
Đoàn xe rời thủ đô Kiev giữa lúc chiến sự leo thang. Ảnh: Reuters
Người dân trú ẩn trong ga tàu điện ngầm ở Kiev. Ảnh: Reuters
Người dân đi bộ trong một ga tàu điện ngầm khi còi báo động vang lên ở trung tâm thành phố. Ảnh: Reuters
Xe tăng Ukraine tiến vào thành phố Mariupol hôm 24/2. Ảnh: Reuters
Binh sĩ kiểm tra xác tên lửa rơi xuống đường phố ở thủ đô Kiev. Ảnh: Reuters
Video: Xe tăng chiến đấu xuất hiện trên đường phố Kharkiv (Nguồn: Daily Mail):
Bitcoin giảm kỷ lục do căng thẳng Nga-Ukraine Giá của đồng Bitcoin đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng qua sau khi quân đội Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine. Việc đồng tiền kỹ thuật số giá trị nhất thế giới này lao dốc đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại và ồ ạt bán tháo các tài sản rủi ro...