Khủng hoảng tại Man United: Solskjaer quá hèn nhát đến mức không dám từ chức
Ole Gunnar Solskjaer khẳng định bản thân “vẫn an toàn sau trận thua Man City”. Ông vẫn đang hèn nhát núp bóng danh nghĩa người hùng quá khứ để kéo dài sự sống khổ sở của mình.
Một huấn luyện viên không có tự trọng
Chúng ta đã nói quá nhiều về những hạn chế chuyên môn của Ole Gunnar Solskjaer. Trong thế giới bóng đá, những huấn luyện viên giỏi chiếm tỉ lệ khá thấp. Phần còn lại là những chiến lược gia với trình độ chuyên môn từ trung bình đến yếu. Solskjaer thuộc về số đông.
Vậy nên có vẻ như quá thừa thãi khi bắt Solskjaer phải đứng chung cán cân với những Pep Guardiola hay Juergen Klopp, rồi chỉ trích ông yếu kém. Đó là một sự thật hiển nhiên, chẳng cần tới những thất bại để chứng minh.
Lịch sử cũng chứng minh rằng, một huấn luyện viên có thế thất bại thê thảm với câu lạc bộ A nhưng lại thành công với tập thể B.
Jose Mourinho là huyền thoại của Chelsea nhưng sang đến Tottenham lại trở thành tội đồ. Fabio Capello giống như một chú hề khi làm việc ở đội tuyển Anh, nhưng lại phát huy được năng lực khi ở môi trường Italy.
Vậy nên, chẳng có gì phải xấu hổ khi thừa nhận sự thất bại của mình. Không thể bắt con cá phải leo cây.
Vấn đề là Solskjaer hiện tại còn không có cả dũng khí thừa nhận bản thân đang thất bại. Trong bài phát biểu sau trận thua Man City, ông cố tình đánh tráo khái niệm khi nói rằng: “Man United vừa thua một nhà vô địch”. Solskjaer nhấn mạnh vào khái niệm “nhà vô địch” như thể muốn được an ủi rằng, thất bại là chuyện tất nhiên.
Video đang HOT
Solskjaer vẫn thường cố “đánh trống lảng” khi nói về thất bại
Đó là biểu hiện của sự hèn nhát.
Trở lại với cuộc đời cầu thủ mà rất nhiều người gắn cho 2 chữ “huyền thoại” của Solskjaer, thực tế là có rất nhiều cổ động viên không hề coi Solskjaer là huyền thoại của Man United.
Solskjaer gắn bó với Quỷ đỏ 11 năm, thi đấu 366 trận nhưng có tới 150 trận ngồi dự bị. Ông thường được tung vào sân ở những phút cuối trận và nó lý giải tại sao 50 trong số 126 bàn thắng Solskjaer ghi cho Quỷ đỏ đến ở 30 phút cuối trận.
Một cầu thủ thiếu khát vọng
Có một điều mà không nhiều người biết: khi Man United xin mua một tiền đạo vào mùa Hè năm 1996, ban lãnh đạo đội bóng đã duyệt chi cho Sir Alex Ferguson 1,5 triệu bảng. Với số tiền đó, Quỷ đỏ có thể mua tiền đạo đã 30 tuổi Niall Quinn hoặc chân sút vô danh Paul Furlong.
Thế rồi huấn luyện viên trưởng Molde, ông Aage Hareide đã tiến cử Solskjaer. Khá thú vị khi biết rằng, trước đó vài tháng Molde đã cố gắng bán Solskjaer cho Man City hoặc Everton với giá chỉ 1,2 triệu bảng, nhưng bị 2 câu lạc bộ này từ chối. May mắn thay, họ bán được anh cho Man United.
Solskjaer về Man United trên tư cách một cầu thủ dự bị và anh chấp nhận số phận của một cầu thủ dự bị xuyên suốt thời gian gắn bó với Man United.
Solskjaer là cầu thủ thiếu tham vọng
Một vài quan điểm từng cho rằng, Solskjaer vốn đã là mẫu người an phận từ thời còn là cầu thủ. Anh chưa từng cố gắng chiến đấu để giành một suất đá chính trong đội hình Man United mà cam chịu số phận của một cầu thủ dự bị, và nhờ may mắn thường xuyên ghi bàn sau khi được tung vào sân, anh được nâng cấp lên thành một “siêu dự bị”.
Siêu dự bị, về bản chất, vẫn chỉ là cầu thủ dự bị
Solskjaer được xưng tụng là huyền thoại nhờ góp mặt trong khoảnh khắc Man United tạo nên cuộc lội ngược dòng trước Bayern ở trận chung kết Champions League 1999.
Trên thực tế, ở Champions League năm đó, Solskjaer không đá một phút nào kể từ lượt trận cuối vòng bảng cho đến tận trận chung kết. Anh chỉ đá vỏn vẹn 129 phút tại Champions League năm đó. Riêng trận chung kết lịch sử với Bayern, Solskjaer chỉ đá… 9 phút.
Còn tại Premier League năm đó, Solskjaer cũng chỉ đá 857 phút trong tổng số 3420 phút tuyệt đối mà một cầu thủ có thể ra sân.
Có thể nói, Solskjaer đã may mắn khi gia nhập Man United đúng vào thời điểm Quỷ đỏ hưng thịnh nhất lịch sử. Anh kết thúc sự nghiệp khi mới 34 tuổi – độ tuổi mà một hình mẫu về khát vọng như Cristiano Ronaldo vẫn còn đang thi đấu đỉnh cao, vẫn đang hướng tới một phiên bản tốt hơn.
Xét về đóng góp, về tầm vóc, về khát vọng, khó có thể coi Solskjaer là một huyền thoại của Man United. Tuy nhiên, hiện tại, trên cương vị của một huấn luyện viên, anh lại đang sống núp bóng dưới cái mác huyền thoại.
Solskjaer không thể mãi giữ ghế HLV nhờ vào cái danh “huyền thoại Old Trafford” khi mà đội bóng đang sa sút nghiêm trọng.
Thời còn là cầu thủ, Solskjaer không đủ dũng cảm để cạnh tranh một vị trí đá chính trong đội hình Man United. Đến khi trở thành huấn luyện viên, anh tiếp tục hèn nhát khi không dám từ chức, dù tất cả các thông số chuyên môn đều chỉ ra Solskjaer thậm chí còn xứng đáng mất việc hơn so với David Moyes hay Louis van Gaal trong quá khứ.
Cái gọi là “dòng máu Quỷ đỏ” thực tế không còn giá trị trong bối cảnh có chuyên môn thì mới sống được như hiện tại. Ban lãnh đạo Man United cũng lầm tưởng rằng họ đang sở hữu một đội hình chất lượng và chỉ cần chất xúc tác là một người hùng quá khứ là khơi dậy được tinh thần chiến đấu.
Wijnaldum chê PSG của Pochettino thiếu bản sắc so với Liverpool của Klopp
Tiền vệ Georginio Wijnaldum đã thừa nhận rằng bản sắc của đội bóng là một điểm khác biệt mà anh nhận thấy giữa PSG của Mauricio Pochettino và Liverpool của Juergen Klopp.
Wijnaldum rời Liverpool trong mùa Hè vừa qua sau khi hết hạn hợp đồng. Sau đó, anh nhận được sự quan tâm của nhiều đội bóng lớn trước khi quyết định gia nhập PSG theo dạng chuyển nhượng tự do.
Ngoài Wijnaldum, PSG còn chiêu mộ hàng loạt ngôi sao theo dạng miễn phí nhưng chưa ai thực sự thành công. Sergio Ramos vẫn chưa ra sân một phút nào do chấn thương. Gianluigi Donnarumma chật vật giành suất bắt chính với Keylor Navas.
Lionel Messi đã ghi 3 bàn sau 8 trận nhưng lại chưa có bàn nào tại Ligue 1. Trong khi đó, Wijnaldum chưa có bàn thắng hay kiến tạo nào sau 15 lần ra sân trên mọi đấu trường cho đội bóng mới.
Phát biểu trong một cuộc họp báo trước chuyến làm khách tới sân của RB Leipzig tại Champions League, Wijnaldum đã chia sẻ về những khác biệt mà anh nhận thấy kể từ khi chuyển đến Pháp.
"Ở Liverpool, chúng tôi biết nhau rất rõ và thi đấu cùng nhau trong khoảng 5 năm", cầu thủ người Hà Lan nói. Liverpool có bản sắc rõ ràng nhưng ở PSG lại chưa có điều này. Tại đây, tôi nghĩ rằng HLV thích chúng tôi di chuyển và hoán đổi vị trí liên tục".
"Tôi đã quen với cách chơi tại Liverpool trong nhiều năm nên khi tới đội bóng mới, tôi cần thời gian để làm quen với cách chơi mới và các đồng đội mới. Dù sao thì tôi cũng chỉ mới ở đây 2 tháng và còn nhiều thời gian để thích nghi".
"Liverpool cần nhiều năm để tiến bộ trước khi có thể giành chức vô địch Champions League. PSG cũng cần có thời gian để tiến hóa. Tất nhiên, việc so sánh 2 câu lạc bộ chỉ mang tính tương đối", anh nói thêm.
Klopp đối đầu Simeone và định nghĩa về bóng đá thực sự Rạng sáng 20/10, Liverpool sẽ chạm trán Atletico ở Wanda Metropolitano. Không chỉ mang đến một đêm đầy cảm xúc, Juergen Klopp và Diego Simeone còn tạo nên màn đụng độ nảy lửa giữa hai quan điểm theo đuổi thành công. Diego Simeone và Juergen Klopp trong cuộc đối đầu năm 2020. (Ảnh: beIN SPORTS) Trong một thời gian, Juergen Klopp là chuyên...