Khủng hoảng nghiêm trọng ở Ê-ti-ô-pi-a
Ê-ti-ô-pi-a có nguy cơ bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực sau các vụ ám sát một số quan chức cấp cao và xảy ra âm mưu đảo chính bất thành ở nước này. Nhiều người đã thiệt mạng trong các cuộc tiến công đẫm máu. Quốc gia vùng Sừng châu Phi với khoảng 100 triệu dân đứng trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Bạo lực do xung đột sắc tộc ở Ê-ti-ô-pi-a. Ảnh ROI-TƠ
Tình hình Ê-ti-ô-pi-a diễn biến nguy hiểm sau vụ Tham mưu trưởng quân đội nước này, ông X.Mê-con-nen và một quan chức khác bị sát hại trong vụ đảo chính không thành. Vụ sát hại diễn ra chỉ vài giờ sau âm mưu đảo chính tại vùng Am-ha-ra, phía bắc thủ đô A-đi A-bê-ba, khiến người đứng đầu chính quyền vùng này và một cố vấn cấp cao của ông thiệt mạng. Người phát ngôn của Thủ tướng Ê-ti-ô-pi-a A.A-mét cho biết, một nhóm do tướng A.Txai – Chỉ huy lực lượng an ninh vùng Am-ha-ra, đứng đầu bất ngờ nổ súng ngay tại cuộc họp khiến một số quan chức vùng này thiệt mạng. Vụ tiến công thứ hai xảy ra ngay sau đó khiến Tham mưu trưởng quân đội và một quan chức cấp cao bị chính lực lượng vệ sĩ bắn chết. Tướng A.Txai, nhân vật đứng sau âm mưu đảo chính tại vùng Am-ha-ra, là người đứng đầu cơ quan an ninh của vùng Am-ha-ra, một trong chín vùng tự trị tại Ê-ti-ô-pi-a. Hầu hết các đối tượng đứng sau âm mưu đảo chính đã bị bắt giữ.
Các diễn biến trên xảy ra một năm sau vụ nổ lựu đạn nhằm vào cuộc tuần hành có sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng A.A-mét tại thủ đô A-đi A-bê-ba của Ê-ti-ô-pi-a khiến hai người chết và hàng chục người bị thương. iều này cho thấy bất ổn tiếp diễn tại nhiều khu vực của Ê-ti-ô-pi-a. Các cuộc biểu tình quá khích phản đối chính phủ kéo dài suốt ba năm đã buộc người tiền nhiệm của ông A.A-mét từ chức. Kể từ khi lên nắm quyền từ tháng 4-2018, Thủ tướng A.A-mét được đánh giá cao về những nỗ lực chấm dứt chế độ hà khắc của chính quyền tiền nhiệm và thực hiện cải cách kinh tế. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Ê-ti-ô-pi-a cho rằng, Chính phủ của Thủ tướng A.A-mét sẽ phải đối mặt những áp lực ngày càng gia tăng từ một số nhân vật quyền lực trong khu vực, nhất là vùng Am-ha-ra, một điểm nóng liên quan bạo lực sắc tộc tại Ê-ti-ô-pi-a. Hiện có khoảng ba triệu người đã phải đi sơ tán do các cuộc xung đột sắc tộc kéo dài liên quan quyền sở hữu đất đai ở quốc gia này. Hiện có thêm hàng chục người bị sát hại ở Ê-ti-ô-pi-a. Lực lượng an ninh nghi ngờ thủ phạm của các vụ tiến công gần đây có liên quan đến nhau.
Video đang HOT
Trước những diễn biến có nguy cơ khó kiểm soát ở Ê-ti-ô-pi-a, Tổng Thư ký Liên hợp quốc A.Gu-tê-rét đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực đẫm máu gần đây và kêu gọi các bên tại Ê-ti-ô-pi-a hết sức kiềm chế, tránh các hành động làm ảnh hưởng tới tình hình hòa bình và ổn định của quốc gia châu Phi này. Tổng Thư ký Liên hợp quốc hoan nghênh cam kết của Thủ tướng A.A-mét và Chính phủ Ê-ti-ô-pi-a sẽ đưa những kẻ đứng đằng sau vụ ám sát các quan chức mới đây ra trước công lý. Liên hợp quốc cam kết ủng hộ chính quyền Ê-ti-ô-pi-a giải quyết những thách thức của đất nước. ại sứ quán Mỹ đã khuyến cáo các nhân viên trú ẩn an toàn sau khi nhận được thông tin về các vụ nổ súng và tình hình bạo lực ở Ê-ti-ô-pi-a.
THANH HÀ
Theo NDĐT
Tổng thống Trump hẹn gặp Chủ tịch Kim tại DMZ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra lời mời bất thường tới Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un để gặp gỡ ông và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại khu phi quân sự (DMZ).
Lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên trong Hội nghị thượng đỉnh lần hai tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 2 năm nay (Ảnh: SCMP)
Hiện tại, ông Trump vẫn đang ở Osaka, Nhật Bản tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, nhưng nói rằng ngay sau Hội nghị ông sẽ tới Hàn Quốc. "Tôi không biết giờ ông ấy ở đâu, ông ấy có thể không ở Triều Tiên. Nhưng tôi cho rằng Chủ tịch Kim sẽ muốn gặp gỡ, Tôi sẽ ở khu vực biên giới" - ông Trump nói trước báo giới.
"Khi tới đó, nếu Chủ tịch Kim thấy được tôi đang nói gì, tôi sẽ gặp ông ấy ở biên giới/DMZ chỉ để bắt tay ông và nói xin chào!" - ông Trump viết trên Twitter trong sáng hôm 29/6 - "Chúng tôi có thể đến DMZ hay biên giới như họ gọi nó. Khi bạn nói về một bức tường bao, khi bạn nói về biên giới - đó mới gọi là biên giới. Không ai băng qua được biên giới. Đó là mới là biên giới đích thực".
Lời mời của ông Trump không gây bất ngờ cho Tổng thống Moon - người cũng nói trước báo giới hồi đầu tuần này rằng "các vòng đối thoại hậu trường" đang diễn ra nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh lần ba giữa Mỹ và Triều Tiên.
Phía Triều Tiên sau đó cáo buộc ông Moon "nói dối", một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao nước này nói rằng không có kênh bí mật nào thông qua Hàn Quốc, hay mối liên lạc nào khác với Mỹ ngoài các kênh đối thoại chính thức giữa Bình Nhưỡng và Washington.
Trong khi đó, ông Trump và ông Kim đã trao đổi thư từ, điều cho thấy họ sẵn lòng mở lại đối thoại và kiến tạo hòa bình trên bán đảo Triều Tiên sau khi không ra được tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh lần hai tổ chức tại Hà Nội tháng 2 năm nay.
Bán đảo Triều Tiên đã bị chia tách kể từ khi giành độc lập từ Nhật Bản năm 1945. Sự chia tách càng rõ rệt hơn trong Chiến tranh Triều Tiên, khi mà Mỹ và Trung Quốc bị đẩy vào hai đầu chiến tuyến và hậu quả là thiệt hại to lớn về nhân mạng, tài lực. Lệnh ngừng bắn tại DMZ đã bắt đầu được thực thi từ năm 1953.
Tổng thống Trump từng đề cập tới một tương lai tươi sáng cho Triều Tiên, trong đó hứa hẹn thống nhất với Hàn Quốc và phát triển kinh tế nhanh chóng, nếu như Bình Nhưỡng chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân. Triều Tiên vẫn tỏ rõ sự ngờ vực của họ sau khi các cố vấn của ông Trump đề xuất áp dụng "mô hình Libya" về giải giáp vũ khí mà hậu quả sau cùng là đất nước này bị hủy hoại bởi chiến sự.
Theo VietTimes
Nhà Trắng xác nhận cuộc gặp Trump - Tập tại G20 Giưa cac tin hiêu tich cưc tư đam phan thương mai My-Trung, Tông thông Donald Trump va Chu tich Tâp Cân Binh se đat đươc thoa thuân ơ G20? RT ngay 25/6 dân lơi cac quan chưc câp cao cua Nha Trăng xac nhân, Tông thông My Donald Trump se tơi Hôi nghi Thương đinh G20 tai Nhât Ban va co nhiêu cuôc...