Khủng hoảng năng lượng ở Trung Á và triển vọng

Theo dõi VGT trên

Các vấn đề trong lĩnh vực năng lượng đã gây ra những thay đổi chính trị nghiêm trọng ở một số nước Trung Á.

Khủng hoảng năng lượng ở Trung Á và triển vọng - Hình 1
Các nước Trung Á đang hướng tới điện hạt nhân để giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Ảnh: aa.com.tr

Theo nhận định của Stanislav Aleksandrovich Pritchin, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu hậu Xô Viết (IMEMO RAS), vấn đề năng lượng đang trở thành vấn đề cấp bách nhất đối với sự ổn định xã hội và là hạn chế chính đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia Trung Á. Tình trạng mất điện, cắt điện luân phiên và sự cố trên đường dây điện gần đây đã xảy ra trong khu vực với mức độ thường xuyên đáng báo động.

Các vấn đề trong lĩnh vực năng lượng đã gây ra những thay đổi chính trị nghiêm trọng ở một số nước. Vì vậy, sau khi hệ thống sưởi và khí đốt ở Tashkent ngừng hoạt động vào đầu năm nay, điều chưa từng có đối với Uzbekistan, Tổng thống Shavkat Mirziyoyev đã sa thải Thị trưởng thủ đô Tashkent, Jahongir Artykhodjaev.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Á là do thiếu đầu tư nghiêm trọng vào lĩnh vực này trong những năm qua trong bối cảnh dân số tăng nhanh và nhu cầu điện ngày càng tăng. Một trở ngại nghiêm trọng trong việc thu hút các khoản đầu tư cần thiết vào lĩnh vực năng lượng của các nước Trung Á là chính quyền, vì lý do chính trị, không sẵn sàng tăng giá điện đối với người tiêu dùng. Điều này phần nào làm giảm sức hấp dẫn đầu tư của ngành và càng trở nên trầm trọng hơn do thị trường được quản lý quá mức đối với các dự án tư nhân hoặc thậm chí do sự độc quyền trong lĩnh vực năng lượng.

Đối với các quốc gia Trung Á, vấn đề càng trở nên gay gắt hơn, vì họ vốn đang nằm trong khu vực thiếu điện, khi năng lực sản xuất điện hiện tại không thể đáp ứng nhu cầu trong nước và cơ hội nhập khẩu cũng bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý và vấn đề tương tự giữa các nước là láng giềng của nhau. Xu hướng đáng báo động này sẽ chỉ ngày càng gia tăng.

Theo nghiên cứu của Viện Dự báo và Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô (Tashkent), đến năm 2030, tiêu thụ điện ở Kazakhstan sẽ là 136 tỷ kWh (tăng ít nhất 21% so với năm 2020), ở Uzbekistan: 120,8 tỷ kWh (tăng 1,7 lần), ở Kyrgyzstan: hơn 20 tỷ kWh (tăng 50%). Điều này có nghĩa là trong những năm tới, các chính phủ ở Trung Á sẽ phải tăng công suất phát điện để tránh tình trạng thiếu năng lượng ngày càng tồi tệ.

Xét đến sự gần gũi về mặt địa lý và sự hội nhập ban đầu của các hệ thống năng lượng của các quốc gia trong khu vực, nhiệm vụ hiện đại hóa ngành này lý tưởng nhất là một cách tiếp cận phối, kết hợp của cả năm nước Trung Á. Đáng tiếc là, sự phát triển chung của ngành năng lượng không nằm trong số những ưu tiên của hội nhập khu vực. Từng nước Trung Á xác định các mục tiêu và mục đích phát triển và trong phạm vi có thể, thực hiện chúng trên thực tế tách biệt với các nước láng giềng.

Một tín hiệu tích cực là vấn đề khủng hoảng năng lượng đã được chính quyền các nước Trung Á thừa nhận, đồng nghĩa rằng có khả năng việc giải quyết vấn đề này sẽ là tâm điểm chú ý của các chính phủ trong những năm tới.

Vì vậy, Thủ tướng Kyrgyzstan Akylbek Japarov đã kêu gọi người dân nước này cách tiết kiệm điện, thừa nhận thiếu 3,2 tỷ kWh điện mỗi năm (năm 2022 thiếu 1,9 tỷ kWh) , đồng thời vạch ra một kế hoạch, trong đó ngoài các biện pháp kích thích tiết kiệm năng lượng, việc vận hành một số nhà máy thủy điện trong những năm tới và bù đắp thiếu hụt bằng các hợp đồng cung cấp điện từ Turkmenistan, Uzbekistan và Nga.

Theo xu hướng toàn cầu, lãnh đạo các nước Trung Á sẵn sàng dựa vào năng lượng xanh như một giải pháp cho tình trạng thiếu năng lượng. Do đó, trong Chiến lược phát triển theo chương trình của Uzbekistan đến năm 2030, được thông qua làm kế hoạch hành động và lộ trình phát triển cho nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo của Shavkat Mirziyoyev, điểm nhấn chính trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng năng lượng là phát triển năng lượng xanh, trong 7 năm tới sẽ cung cấp tới 40% tổng sản lượng điện và công suất sẽ là 25 GW.

Vấn đề là chiến lược trên không nêu chi tiết dự án nào được lên kế hoạch tăng sản lượng điện mặt trời, năng lượng gió và thủy điện. Ngoài ra, các khoản đầu tư cần thiết để thực hiện quy hoạch cũng không được nêu cụ thể, cũng như dự kiến ​​sử dụng giải pháp công nghệ nào để bù đắp yếu tố mùa vụ (điện mặt trời đạt hiệu quả cao nhất vào mùa hè, lượng điện tiêu thụ chính diễn ra vào mùa đông).

Triển vọng

Video đang HOT

Khủng hoảng năng lượng ở Trung Á và triển vọng - Hình 2
Các nước Trung Á có thể hợp tác với Nga để giải quyết bài toán năng lượng. Ảnh: intmarker.ru

Một cái nhìn rộng hơn về tình hình năng lượng ở Trung Á có thể khiến bức tranh bớt bi quan hơn. Có một số dự án lớn đang được đưa vào chương trình nghị sự trong khu vực và việc thực hiện chúng sẽ giúp đảo ngược xu hướng tiêu cực về nhu cầu điện. Trước hết, đó là về việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trong khu vực.

Theo thỏa thuận sơ bộ giữa Chính phủ Uzbekistantập đoàn Rosatom của Nga, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của khu vực ở vùng Jizzakh bắt đầu vào năm 2022 và kết thúc vào năm 2028.

Không biết điều gì đã gây ra sự chậm trễ trong việc ký kết thỏa thuận cuối cùng và khởi công xây dựng, nhưng rõ ràng là lợi ích quan trọng của Uzbekistan là khởi động dự án càng sớm càng tốt, dự án sẽ cung cấp tới 20% nhu cầu về điện của nước này.

Tại Kazakhstan, theo sự thúc đẩy của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev, quá trình phê duyệt dự án nhà máy điện hạt nhân sẽ thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Bước đi này sẽ cho phép Astana vượt qua những lo ngại tồn tại trong xã hội về việc thực hiện các dự án liên quan đến hạt nhân. Theo chân nước láng giềng, Kyrgyzstan cũng không loại trừ việc xây dựng một hoặc nhiều nhà máy điện hạt nhân nhỏ trên lãnh thổ của mình.

Một lĩnh vực quan trọng khác là việc xây dựng chung các dự án thủy điện lớn. Vào tháng 1/2023, Astana, Bishkek và Tashkent đã tạm thời đồng ý xây dựng chung dự án dài hạn lớn nhất ở Kyrgyzstan – Kambarata HPP-1.

Ý tưởng thành lập liên minh khí đốt giữa Nga, Kazakhstan và Uzbekistan, trong đó có việc triển khai hệ thống vận chuyển khí đốt kết nối với Trung Á để cung cấp khí đốt của Moskva cho khu vực, cũng có thể trở thành một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng lâu dài cho khu vực. Điều này không chỉ đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định mà còn góp phần phát triển mạng lưới phân phối khí đốt địa phương. Một thỏa thuận sơ bộ về vấn đề này đã được ký kết, chẳng hạn như giữa Nga với Kazakhstan.

Rõ ràng là tất cả các kế hoạch đã vạch ra đều đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, các hành động nhanh chóng và quyết đoán của các cơ quan chức năng nhằm giải quyết sự thiếu hụt năng lượng lớn. Nếu không, hệ thống năng lượng của Trung Á trong những năm tới sẽ vẫn là nguồn gốc của các cuộc khủng hoảng và vấn đề hơn là một điểm nghẽn cho tăng trưởng và phát triển.

Những cơ hội khi Nga xoay trục để cung cấp năng lượng cho châu Phi

Nga đang gây dựng mối quan hệ năng lượng cùng có lợi với các quốc gia châu Phi, trong bối cảnh châu Âu vẫn duy trì biện pháp trừng phạt khí đốt của Moskva.

Những cơ hội khi Nga xoay trục để cung cấp năng lượng cho châu Phi - Hình 1
Đường ống dẫn dầu của Gazprom Neft. Ảnh: Sputnik

Trong báo cáo hàng tháng, Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) cho biết nguồn cung khí đốt tự nhiên qua đường ống của Nga cho Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 72% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 14,1 tỷ m3 trong bảy tháng đầu năm 2023. Tổng khối lượng nhập khẩu khí đốt vào EU đạt 90 tỷ m3, giảm 32% so với năm trước.

Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, phương Tây đã tích cực tìm cách siết doanh thu từ năng lượng của Moskva, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Nỗ lực này đã lên đến đỉnh điểm khi EU, các quốc gia G7 và Australia áp mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu thô Nga từ ngày 5/12/2022.

Kể từ đó, đường ống khí đốt của Nga dần ngừng chảy đến hơn 15 quốc gia. Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga đã phản tác dụng. Các nước phương Tây đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức - từ lạm phát gia tăng, lo ngại suy thoái kinh tế cho đến xu hướng phi công nghiệp hóa đang rình rập.

Nga xoay trục và cơ hội của châu Phi

Trong bối cảnh đó, các quốc gia châu Phi đang xem xét các phương thức hợp tác năng lượng tiềm năng khác nhau với Nga - quốc gia tự túc 100% về năng lượng.

Châu Phi coi khí đốt tự nhiên là phương tiện để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng của châu lục. Họ đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nga nhằm mục đích biến tình trạng nghèo năng lượng trở thành dĩ vãng.

Nga và Nam Phi đã thảo luận về các dự án chung trong lĩnh vực năng lượng. Ngay trước hội nghị cấp bộ trưởng BRICS về năng lượng diễn ra tại Johannesburg, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Sergey Mochalnikov đã gặp Đại sứ Nam Phi tại Nga Mzuvukile Jeff Maqetuka. Hai bên đã thảo luận về hợp tác Nga - Nam Phi trong kinh doanh dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

Những cơ hội khi Nga xoay trục để cung cấp năng lượng cho châu Phi - Hình 2
Hội nghị Nghị viện Quốc tế Nga - châu Phi lần thứ 2. Ảnh: Sputnik

Trong diễn biến mới, Bộ Năng lượng Nga gần đây cho biết hai bên đã bàn về kế hoạch xây dựng một nhà máy điện khí ở Nam Phi và nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.

"Chúng tôi quan tâm đến việc phát triển hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực năng lượng. Chúng tôi đã thảo luận với các đối tác Nam Phi về khả năng xây dựng một nhà máy điện khí. Chúng tôi đã thảo luận về việc cung cấp thiết bị, khả năng cung cấp LNG của Nga để vận hành hiệu quả các công suất phát điện mới", ông Mochalnikov tuyên bố.

Về phần mình, theo đại sứ Maqetuka, Nam Phi sẵn sàng thảo luận với các công ty tư nhân và nhà nước Nga trên cơ sở trao quyền sở hữu hoặc thu lợi nhuận từ việc xây dựng hoặc vận hành một nhà máy.

Loại thỏa thuận này từ lâu đã được thực hiện trên khắp thế giới, đặc biệt là khi một quốc gia có các mỏ khoáng sản phong phú, nhưng không có năng lực tài chính để tự phát triển chúng. Trong trường hợp này, Johannesburg sẽ có nguồn phát điện ổn định, còn phía Nga sẽ có cơ hội bán điện trực tiếp cho thị trường nội địa Nam Phi.

Chỉ 6 tháng trước, Chủ tịch điều hành Phòng Năng lượng châu Phi NJ Ayuk cho biết hiện khoảng 80% dân số châu Phi không được sử dụng điện.

"Tôi nghĩ rằng khí đốt sẽ là một thứ rất hứa hẹn. Trữ lượng lớn khí đốt đã được phát hiện và cần được đưa vào phát triển, đặc biệt là ở Nigeria và Congo. Chúng tôi đang xem xét phát triển khí đốt không chỉ để xuất khẩu mà còn để sử dụng trong nước, thúc đẩy nền kinh tế dựa trên khí đốt để thực sự cải thiện cuộc sống của người dân", ông Ayuk nói.

Bày tỏ niềm tin châu Phi có thể đạt mục tiêu bền vững về năng lượng, ông Ayuk cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục gặp gỡ các công ty Nga, khuyến khích họ đầu tư vào châu Phi và hợp tác với người châu Phi trong các dự án giúp xóa đói giảm nghèo về năng lượng".

Hồi tháng 6, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cũng cho biết họ sẵn sàng thảo luận các đề xuất mang tính xây dựng với các quốc gia châu Phi và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ cho các quốc gia ở châu lục này.

Trưởng phòng Kinh tế Đối ngoại của Gazprom, ông Dmitry Khandoga, cho biết: "Việc sử dụng rộng rãi hơn khí đốt tự nhiên sẽ giúp châu Phi giải quyết một số vấn đề - từ kinh tế đến xã hội và môi trường. Chúng tôi tin tưởng rằng điều cần thiết đối với châu Phi là khám phá tất cả những lợi ích do nhiên liệu mang lại. Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng hợp tác với các nước châu Phi và chúng tôi có thể chia sẻ với họ chuyên môn và kinh nghiệm độc đáo về công nghệ".

Dẫn ước tính của chuyên gia, Gazprom cho biết châu Phi sẽ tạo ra hơn 60% mức tăng dân số toàn cầu vào năm 2050. Tăng trưởng kinh tế của lục địa này sẽ đi kèm với mức tiêu thụ năng lượng tăng gấp đôi, thúc đẩy nhu cầu về khí đốt tự nhiên được tăng 2,5 lần.

Châu Phi đang trở thành 'trung tâm quyền lực mới'

Những cơ hội khi Nga xoay trục để cung cấp năng lượng cho châu Phi - Hình 3
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại hội nghị Nga - châu Phi lần thứ 2 hôm 27/7. Ảnh: Sputnik

Châu Phi là một trong những trọng tâm trong khái niệm chính sách đối ngoại mới của Nga được công bố vào tháng 3/2023.

Trong năm nay, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng đã tới thăm loạt các quốc gia châu Phi, tổ chức các cuộc đàm phán ở Burundi, Nam Phi, Angola, Mozambique, Uganda và nhiều quốc gia khác.

Trong khi đó, Moskva đóng vai trò Chủ tịch Hội nghị Nghị viện Quốc tế Nga - châu Phi lần thứ 2 vào tháng 3. Hơn nữa, Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ 2 và Diễn đàn kinh tế và nhân đạo đã diễn ra tại thành phố St. Petersburg của Nga vào ngày 27 - 28/7. Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Putin cho biết châu Phi đang trở thành "một trung tâm quyền lực mới và vai trò chính trị và kinh tế của châu Phi đang tăng lên theo cấp số nhân".

Sắp tới, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 cũng sẽ diễn ra tại Nam Phi, trong bối cảnh châu Phi đang dẫn đầu nỗ lực hướng tới một trật tự thế giới đa cực, thách thức sự thống trị của phương Tây.

Hội nghị diễn ra trong hai ngày 22 - 24/8 có chủ đề: "BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì Tăng trưởng nhanh, Phát triển bền vững và Chủ nghĩa đa phương bao trùm".

Đây là dấu hiệu cho thấy BRICS đang quyết tâm xây dựng mối quan hệ với châu Phi, lục địa đang nỗ lực xoá bỏ những tàn tích của quá khứ thuộc địa, tìm cách kiểm soát các nguồn tài nguyên, trở nên tự cung tự cấp và vạch ra tương lai của chính mình.

Các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ của 5 quốc gia thành viên BRICS sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh - gồm Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Brazil Lula da Silva và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tổng thống Nga Putin dự kiến sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến.

Trước hội nghị, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết việc mở rộng BRICS là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự và sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Nam Phi.

Theo nhà ngoại giao hàng đầu của Nam Phi Naledi Pandor, hơn 40 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS. Trong đó, 23 quốc gia đã chính thức đệ đơn xin gia nhập khối này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024

Tin đang nóng

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ
10:15:52 08/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài
08:06:56 08/11/2024
Sao nam hạng A ế vợ vì keo kiệt bủn xỉn, có 1,4 triệu đồng cũng không chịu chi?
07:50:23 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024
Á quân Rap Việt nói đúng 2 chữ giữa cơn bão "rap diss" từ HIEUTHUHAI, "châm ngòi" cuộc tranh cãi
11:02:06 08/11/2024
Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu
10:06:53 08/11/2024
Đêm tân hôn, người chồng thứ 2 giao cho tôi một chiếc hộp, bên trong có 4 món quà khiến tôi bất ngờ tới mức tim đập loạn nhịp
08:50:15 08/11/2024
Bắt cóc, cưỡng ép người mẫu, ca sĩ nổi tiếng quan hệ tình dục rồi quay clip phát tán tại Mỹ
07:24:48 08/11/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: tốn kém, sít sao nhưng rồi nhanh ngã ngũ

09:09:16 08/11/2024
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 từ chỗ tốn kém nhất, sít sao và nhiều bước ngoặt nhất đã ngã ngũ một cách nhanh chóng.

Vì sao bà Harris thất bại trước ông Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2024?

09:02:30 08/11/2024
Một số chuyên gia đã nêu bật những trở ngại chính góp phần vào lý do Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thua trước cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2024.

Israel thỏa thuận mua hàng chục tiêm kích F-15IA từ viện trợ quân sự của Mỹ

08:58:40 08/11/2024
Trong thỏa thuận trị giá 5,2 tỉ USD có 25 tiêm kích F-15IA với lựa chọn mua thêm 25 chiếc nữa, toàn bộ được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm tích hợp công nghệ tiên tiến của Israel.

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng tháng Mười Nga

08:56:37 08/11/2024
Cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917 tại nước Nga đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự phát triển vũ bão công nghiệp, xã hội và văn hoá mà những thành tựu của nó được dành cho tất cả mọi nguời trong xã hội thụ hưởng.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bổ nhiệm bà Susie Wiles làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng

08:54:57 08/11/2024
Chánh Văn phòng Nhà Trắng là vị trí đầu tiên trong chính quyền mới được Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố. Đây là vị trí bổ nhiệm không cần sự phê chuẩn của Thượng viện Mỹ.

Philippines đối phó bão Yinxing

08:49:43 08/11/2024
Với sức gió mạnh nhất lên tới 175 km/giờ, bão Yinxing có thể đổ bộ vào miền bắc Philippines vào cuối ngày hoặc sáng sớm mai 8.11, theo AFP dẫn lại thông báo từ cơ quan thời tiết nhà nước Philippines.

Đa số nghị sĩ Quốc hội Đức ủng hộ nghị quyết chống chủ nghĩa bài Do Thái

08:29:32 08/11/2024
Trong trường hợp có hành vi bài Do Thái ở trường học và trường đại học ở Đức, nghị quyết kêu gọi loại bỏ những người để xảy ra tình trạng này hoặc thậm chí đuổi việc họ.

Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ

08:27:32 08/11/2024
Nhân vật này nói thêm rằng sự thay đổi lãnh đạo ở Mỹ hay áp lực quân sự đều không thể thay đổi lập trường của nhóm này về vấn đề Palestine.

Phi hành gia nhập viện sau khi về trái đất hiện ra sao?

08:19:55 08/11/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã cập nhật tình hình của phi hành gia nhập viện sau khi từ Trạm không gian quốc tế (ISS) hồi cuối tháng trước.

Ai sẽ làm bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao dưới thời 'Trump 2.0'?

08:07:26 08/11/2024
Nhiều tên tuổi nổi bật trong cuộc đua giữ những chức vụ hàng đầu trong chính quyền nhiệm kỳ mới mà ông Donald Trump sẽ cầm quyền sau khi được dự phóng đắc cử.

Chuyện gì đang xảy ra ở chính trường Đức?

08:02:55 08/11/2024
Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa cách chức bộ trưởng Tài chính, báo hiệu sự sụp đổ của liên minh chính phủ đương nhiệm.

Công tố viên đặc biệt có động thái mới về hai vụ kiện chống ông Trump

07:58:03 08/11/2024
Chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 không chỉ đưa ông trở lại Nhà Trắng mà còn giúp ông thoát khỏi các cuộc chiến pháp lý, theo AFP.

Có thể bạn quan tâm

Cây dại mọc đầy ở Việt Nam, ra nước ngoài bán hơn nửa triệu/kg

Sức khỏe

13:54:37 08/11/2024
Trước kia ở Trung Quốc, nếu chẳng may bị trầy xước hay chảy máu khi đi rừng, người dân thường lấy một nắm kiến huyết thanh gần đó, vò nát và bôi lên vết thương. Máu sẽ ngừng chảy nhanh chóng, trong khoảng 1 ngày là có thể giảm sưng.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 14: Đi mua trái cây sạch, Kiên vừa bị thương lái dằn mặt, vừa bị đánh

Phim việt

13:54:16 08/11/2024
Cuộc hành trình mang hoa quả sạch đến người tiêu dùng của Kiên gặp nhiều trở ngại và không hề dễ dàng. Tuy nhiên, cậu vẫn kiên trì với mục tiêu của mình.

Pogba được khuyên trở lại MU

Sao thể thao

13:34:55 08/11/2024
Pogba có thể thi đấu ở bất cứ đâu. Nếu được trao cơ hội thể hiện tài năng, mọi người sẽ lại thấy phẩm chất đặc biệt của cậu ấy , Mirror dẫn lời Saha. Pogba đủ sức chơi ở Champions League,

1 Anh trai nghi đã có bạn gái nhưng vẫn nhiệt tình "xào couple" với 1 sao nam, phản ứng sau đó mới sốc?

Sao việt

13:25:45 08/11/2024
Gemini Hùng Huỳnh và Hải Đăng Doo cùng tham gia Anh Trai Say Hi, cũng từ đây mối quan hệ giữa cả hai càng trở nên khăng khít.

Mỹ nhân 1 năm đóng 6 phim vẫn flop, tiếc cho nhan sắc đẹp đến mức được tha thứ mọi lỗi lầm

Hậu trường phim

13:20:28 08/11/2024
Nữ diễn viên có ngoại hình nổi bật nhưng nhiều năm không thể lên hàng sao hạng A khiến người hâm mộ không khỏi tiếc nuối.

Bức ảnh chụp bóng lưng của người phụ nữ U60 khiến hàng triệu người xấu hổ

Sao châu á

13:16:09 08/11/2024
Theo Sina, những ngày qua Lưu Hiểu Khánh trở thành tâm điểm chú ý của công chúng khi lộ chuyện thoại tình với nhiếp ảnh gia kém 20 tuổi, thời điểm đó, nữ diễn viên cũng đã bước sang tuổi 65.

Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk

Tin nổi bật

13:15:22 08/11/2024
Quân khu 5 đã treo thưởng 10 triệu đồng cho người dân nào tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở khu vực rừng núi thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk).

HOT: BIGBANG sẽ tái hợp, xác nhận ra 1 bài hát mới

Nhạc quốc tế

13:13:07 08/11/2024
Sân khấu MAMA 2024 cũng sẽ là cột mốc mang tính lịch sử khi trở thành màn trình diễn trọn vẹn đầu tiên của BIGBANG sau 7 năm 10 tháng.

Ngồng tỏi xào với con này vừa ngon lại lạ miệng, cả nhà chỉ muốn xới thêm cơm

Ẩm thực

12:53:34 08/11/2024
Món ăn vừa ngon, thơm nức lại có chút đậm đà, lạ miệng, ai ăn cũng mê tít ngay từ lần đầu thưởng thức. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ

Netizen

12:43:14 08/11/2024
16 năm sống với mẹ kế, chị Bé Lem (SN 1994, quê Gia Lai) đã có cái nhìn khác biệt về mối quan hệ dì ghẻ - con chồng vốn được cho là khó lòng hòa thuận này.

Khởi tố đối tượng chống đối tổ kiểm tra nồng độ cồn, tấn công CSGT

Pháp luật

12:20:37 08/11/2024
Ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Thuận An ( Bình Dương) đã ra quyết định khởi tố bị can về hành vi chống người thi hành công vụ đối với Vũ Quyết Thắng, SN 1995, ngụ TP Hồ Chí Minh.