Khủng hoảng Macedonia theo kịch bản Ukraine hay Syria?
Cuộc biểu tình lớn đòi chính phủ từ chức ở thủ đô Skopje của Macedonia, là một dấu hiệu cho thấy “ Cách mạng màu” ở nước này bắt đầu khởi phát.
Biểu tình lớn ở thủ đô Skopje của Macedonia
Hôm 17-5, một cuộc biểu tình lớn nhằm phản đối chính phủ đã diễn ra tại trung tâm thủ đô Skopje-Macedonia. Cuộc biểu tình quy tụ ở khoảng 20.000 người đã nổ ra sau khi 22 cảnh sát bố ráp một khu vực của người gốc Albania tại thị trấn miền Bắc Kumanovo. Đụng độ đã khiến 22 người thiệt mạng, trong đó có 8 cảnh sát.
Người biểu tình đã hô khẩu hiệu đòi Chính phủ của Thủ tướng Nikola Gruevski từ chức với cáo buộc các quan chức cấp cao lạm quyền, có âm mưu gian lận bầu cử và chỉ đạo nghe lén khoảng 20.000 người, trong đó có các chính khách, phóng viên và lãnh đạo tôn giáo.
Khoảng 30.000 người tập hợp bên ngoài tòa nhà Quốc hội bày tỏ ủng hộ Thủ tướng Gruevski. Cách đó 2km, khoảng 1.000 người ủng hộ phe đối lập vẫn cắm trại bên ngoài phủ thủ tướng sau khi Thủ lĩnh đảng Liên minh Dân chủ Xã hội đối lập (SDSM) Zoran Zaev kêu gọi “bám trụ” cho đến khi ông Gruevski từ chức.
Căng thẳng chính trị tại Macedonia tăng cao từ tháng 1 vừa qua, khi chính phủ cáo buộc lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SDSM) đối lập Zoran Zaev liên quan tới hoạt động gián điệp và bạo lực chống chính quyền. Tuy nhiên, ông Zaev đã bác bỏ lời buộc tội trên.
Ngày 18-5, Thủ tướng Gruevski thừa nhận trong quá trình quản lý và điều hành chính phủ đã “mắc một số thiếu sót” và sẽ khắc phục trong thời gian tới nhưng khẳng định sẽ không từ chức. Ông cũng cáo buộc tình báo nước ngoài hậu thuẫn phe đối lập tìm cách gây bất ổn cho đất nước để trục lợi và ép ông phải rời bỏ chức vụ.Phe đối lập cũng lên tiếng tố cáo chính quyền của Thủ tướng Gruevski lạm quyền và âm mưu gian lận bầu cử. Họ cũng tố chính phủ nghe lén khoảng 20.000 người, trong đó có các chính khách, phóng viên và lãnh đạo tôn giáo; gây căng thẳng sắc tộc để bám giữ quyền lực.
Những diễn biến trên đã đẩy Macedonia rơi vào khủng hoảng chính trị sâu sắc, trong bối cảnh quốc gia vùng Balkan này đang trong tiến trình đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu. Sang ngày 18-5, bốn đảng chính ở nước này đã thảo luận biện pháp tháo gỡ khủng hoảng nhưng chưa đạt kết quả.
Cuộc biểu tình của phe đối lập ở thủ đô Skopje của Macedonia
Video đang HOT
Cộng đồng quốc tế đã dấy lên sự lo ngại về một cuộc khủng hoảng chính trị ở Macedonia. Từ thủ đô Brussels của Bỉ, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương cho biết, NATO đang theo dõi sát sao các diễn biến ở Macedonia, kêu gọi nước này tránh bạo lực và leo thang khủng hoảng.
Sang đến ngày 18 và 19, người biểu tình đã rút lui gần hết, nhưng vẫn còn còn hàng trăm người dựng lều bên ngoài tòa nhà chính phủ. Cảnh sát chống bạo động đã được triển khai gần đó để ổn định tình hình nhưng không có vụ bạo lực nào diễn ra.
Mỹ định tiến hành Maidan mới với chính phủ “thân Nga” Macedonia?
Trong tuyên bố về cuộc khủng hoảng Macedonia, Bộ Ngoại giao Nga vừa cáo buộc phương Tây tìm cách “kích động một cuộc cách mạng sắc màu ở Macedonia, mà vụ một công dân Montenegro bị Macedonia bắt giữ với cáo buộc tiếp tay cho “các phần tử cực đoan Albania” hoạt động ở Macedonia là minh chứng rõ nhất.
Moscow cho rằng, đây là bằng chứng thuyết phục về những âm mưu đẩy Macedonia rơi vào vực thẳm của cách mạng sắc màu của các nhà tổ chức Phương Tây muốn mượn tay người khác để thực hiện những kịch bản Maidan giống như ở Ukraine.
Về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng chính trị ở Macedonia, Nga cho rằng, phương Tây thúc đẩy cách mạng màu ở đất nước này là do chính phủ của ông Nikola Gruevski không muốn cắt đứt quan hệ với Nga và sẵn sàng ủng hộ dự án xuất khẩu khí đốt của Nga qua “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”.
Ông George Engelhardt, nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Slavơ, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga cho biết, ông Gruevski bị phương Tây “hỏi tội” bởi có quan điểm ủng hộ chính sách của Nga, bị Mỹ và NATO cho là đang nỗ lực giành ảnh hưởng trong khu vực Balkan.Phương Tây đang cố gắng thực hiện tại Macedonia một kịch bản từng được thử nghiệm thành công ở Ukraina, nơi mà Tổng thống hợp pháp Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2 năm 2014, sau khi ông hoãn ký thỏa thuận hợp tác với Liên minh châu Âu và chuẩn bị đàm phán gói viện trợ mới với Nga.
“Chúng ta thấy trong báo chí phương Tây cả một tập hợp cáo buộc rằng Nga đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Balkan. Điều này có nghĩa rằng dư luận đang được chuẩn bị cho một kế hoạch là trong khu vực này cần phải đưa ra chính sách cứng nhắc hơn đối với Nga” – ông Engelhardt nói.
Thủ tướng Macedonia Nikola Gruevski được coi là có quan điểm thân Nga
Theo_Báo Đất Việt
Giao tranh ở Macedonia, 5 cảnh sát thiệt mạng
Năm cảnh sát thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong cuộc đọ súng ác liệt giữa cảnh sát và một nhóm vũ trang ngày 9.5 tại khu vực tập trung nhiều người gốc Albania ở miền bắc Macedonia, giữa lúc nước này đang rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị sâu sắc.
Cảnh sát đặc nhiệm và xe thiết giáp chở quân có mặt tại thành phố Kumanovo, Macedonia ngày 9.5.2015 - Ảnh: Reuters
Bộ Nội vụ Macedonia cho biết nhiều tay súng đã thiệt mạng nhưng không công bố con số cụ thể, và không có dân thường thiệt mạng trong những cuộc đụng độ bắt đầu từ rạng sáng đến chiều tối ngày 9.5 (giờ địa phương), theo Reuters.
Cảnh sát Macedonia cho hay sau khi nhận được thông tin về "một nhóm vũ trang", họ đã tiến hành một chiến dịch tại quận tập trung nhiều người gốc Albania ở thành phố Kumanovo, cách thủ đô Skopje 40 km về phía bắc. Khu vực này từng chứng kiến những vụ giao tranh ác liệt trong cuộc nổi dậy của người gốc Albania hồi năm 2001.
Các đơn vị cảnh sát đặc nhiệm cùng xe bọc thép chở quân và trực thăng phong tỏa khu vực. Phóng viên ảnh của Reuters nghe được tiếng súng và những tiếng nổ lớn. Khói đen bốc lên từ thành phố Kumanovo và nhiều người dân mang đồ đạc cá nhân sơ tán khỏi đây.
Vụ việc này khiến phương Tây lo ngại về sự ổn định ở Macedonia, nơi chính phủ nước này bị phe đối lập tố cáo lạm dụng quyền lực và tiến hành những vụ nghe lén bất hợp pháp, theo Reuters.
Trong tuần này, nhiều người đã xuống đường biểu tình đòi Thủ tướng Macedonia, Nikola Gruevski từ chức và đã đụng độ với cảnh sát. Phe đối lập đe dọa sẽ tiến hành cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn vào ngày 17.5.
Các nhà quan sát lo ngại các chính trị gia Macedonia ở bất kỳ phe nào cũng đang cố châm ngòi nổ căng thẳng sắc tộc để làm đòn bẩy.
"Viễn cảnh đen tối"
"Tình hình vẫn còn nghiêm trọng. Chiến dịch sẽ tiếp tục cho đến khi phần tử khủng bố cuối cùng bị bắt giữ", Bộ trưởng Nội vụ Macedonia, bà Gordana Jankulovska cho biết trong buổi họp báo. Bà Jankulovska nói một số tay súng đã đầu hàng, nhưng không nói cụ thể bao nhiêu người.
Ông Ivo Kotevski, người phát ngôn Bộ Nội vụ Macedonia cho hay nhóm vũ trang lên kế hoạch tấn công khủng bố và đã xâm nhập vào Macedonia từ một quốc gia láng giềng, nhưng không nói là nước nào.
Các nước láng giềng của Macedonia là Albania, Hy Lạp, Kosovo, Serbia và Bulgaria. Trước đây, Macedonia từng nhận dạng những tay súng ở nước này đến từ Kosovo.
Cảnh sát đặc nhiệm dùng xe thiết giáp chở quân sơ tán người dân khỏi thành phố Kumanovo, Macedonia ngày 9.5.2015 - Ảnh: Reuters
Lãnh đạo đối lập Zoran Zaev, người phanh phui chương trình nghe lén của chính quyền Gruevski, cho hay chiến dịch ngày 9.5 được tiến hành nhằm gây bất ổn.
"Tôi đề nghị Thủ tướng Nikola Gruevski ngay lập tức lý giải ai muốn gây bất ổn cho Macedonia, vì sao và với mục đích gì. Người dân thấy rõ ai có lợi ích trong viễn cảnh như thế nào", ông Zaev nói.
Theo Reuters, ước tính 30% trong số 2 triệu người dân Macedonia là người gốc Albania. Vào năm 2001, người gốc Albania cầm vũ khí nổi dậy, đòi thành lập khu tự trị. Sau đó, phương Tây can thiệp, giúp hai bên đạt được thỏa thuận hòa bình, theo đó mở rộng quyền cho cộng đồng người gốc Albania, và người gốc Albania có thể làm việc trong chính phủ. Tuy nhiên, việc thực hiện thỏa thuận này diễn ra chậm chạp và căng thẳng sắc tộc vẫn âm ỉ.
Nhiều người dân Macedonia bức xúc trước tốc độ phát triển chậm chạp của đất nước này và sự hội nhập với phương Tây. Nỗ lực của Macedonia trong việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO gặp trở ngại vì những tranh cãi kéo dài với Hy Lạp về tên gọi của nước này, do Macedonia (hay Makedonija) lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử, văn hóa gắn liền với Hy Lạp.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Macedonia bị vạ lây vì "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" Macedonia đang bị vạ lây vì "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", một dự án vận chuyển khí đốt của Nga bỏ qua lãnh thổ Ukraine đầy phiền toái. Macedonia đang bị vạ lây vì "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", một dự án vận chuyển khí đốt của Nga bỏ qua lãnh thổ Ukraine đầy phiền toái. Một cuộc biểu tình ở thủ đô...