Khủng hoảng điện, Trung Quốc tăng khai thác than đá
Trung Quốc yêu cầu các mỏ than tăng sản lượng khai thác nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện diện rộng do nỗ lực cắt giảm khí thải.
Cục Quản lý Năng lượng Nội Mông, tỉnh khai thác than đá lớn thứ hai Trung Quốc, yêu cầu 72 mỏ than trong tỉnh tăng sản lượng lên tổng cộng 98,4 triệu tấn. Lệnh này được đưa ra ngày 7/10 và ngay lập tức có hiệu lực, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Theo dữ liệu gần đây của chính phủ Trung Quốc, 98,4 triệu tấn than tương đương 30% tổng sản lượng than đá khai thác hàng tháng của nước này. Lệnh tăng khai thác than đá được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đối mặt đợt khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.
20 tỉnh thành Trung Quốc những tuần qua phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng, buộc giới chức phải cắt điện luân phiên trong giờ cao điểm và một số nhà máy phải dừng sản xuất. Điều này khiến sản lượng công nghiệp của Trung Quốc hồi tháng 9 giảm mạnh, ảnh hưởng tới triển vọng phục hồi của nền kinh tế.
Lệnh tăng sản lượng khai thác than của giới chức Nội Mông được đưa ra vài ngày sau khi cơ quan kế hoạch kinh tế hàng đầu của Trung Quốc yêu cầu ba tỉnh khai thác than nhiều nhất là Nội Mông, Sơn Tây và Thiểm Tây cung cấp 145 triệu tấn than trong quý 4, nhằm ngăn gián đoạn sinh kế của dân chúng.
Công nhân Trung Quốc đứng trên đống than chờ bốc lên xe tải tại một mỏ khai thác ở tỉnh Hắc Long Giang tháng 10/2015. Ảnh: Reuters.
Yêu cầu tăng sản lượng than để đối phó tình trạng thiếu điện cho thấy thách thức mà Trung Quốc đối mặt khi cố gắng cân bằng nhu cầu tiêu thụ điện và tham vọng trung hòa carbon, thông qua giảm lượng khí thải hoặc loại bỏ CO2 khỏi bầu khí quyển.
Than là nguồn năng lượng chính của Trung Quốc, được sử dụng để sưởi ấm, sản xuất điện và luyện thép. Trong năm 2020, than cung cấp gần 60% tổng năng lượng và là nguồn thải carbon chính của Trung Quốc.
Video đang HOT
Trung Quốc hồi đầu năm đóng cửa hàng trăm mỏ than và giảm công suất các mỏ khác. Trung Quốc cũng áp hạn chế với than nhập khẩu từ bên cung cấp chính là Australia trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước leo thang.
Nguồn cung than của Trung Quốc sau đó giảm mạnh, trong khi nhu cầu tăng cao do tăng trưởng công nghiệp và thời tiết khắc nghiệt. Điều này góp phần khiến giá than tăng cao kỷ lục và gây ra tình trạng thiếu điện diện rộng tại Trung Quốc.
Khủng hoảng điện ở Trung Quốc lan rộng toàn cầu, tác động từ iPhone đến sữa bò
Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc bắt đầu lan rộng trên toàn cầu, gây thiệt hại cho tất cả các bên, từ tập đoàn Toyota đến người nuôi cừu Australia hay sản xuất hộp các-tông.
Công nhân bảo trì đường dây điện ở Trung Quốc. Ảnh: AFP
Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng ở quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới không chỉ gây ảnh hưởng riêng đến tăng trưởng của chính đất nước này. Tác động trực tiếp của nó đến chuỗi cung ứng có thể làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu vốn đang vật lộn để vượt lên cú sốc đại dịch COVID-19.
Thời điểm này được cho là không thể tồi tệ hơn, khi ngành công nghiệp vận tải biển đang phải đối mặt với việc các nguồn cung cấp trì hoãn giao hàng quần áo và đồ chơi cho những ngày lễ cuối năm. Nó cũng diễn ra ngay khi Trung Quốc bắt đầu mùa thu hoạch, làm dấy lên lo ngại nông sản sẽ đội giá.
"Nếu tình trạng thiếu điện và cắt giảm sản lượng tiếp diễn, chúng có thể trở thành một nhân tố gây rắc rối cho nguồn cung toàn cầu, đặc biệt nếu chúng ảnh hưởng đến việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu", ông Louis Kuijs, nhà kinh tế cấp cao về châu Á tại Oxford Economics, cho biết.
Tăng trưởng chậm lại
Các nhà kinh tế đã cảnh báo về nguy cơ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc. Theo Citigroup, các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đặc biệt có nguy cơ cao trước một nền kinh tế Trung Quốc đang suy yếu. Một số vùng lãnh thổ lân cận như Đài Loan và Hàn Quốc rất dễ bị tác động. Những nhà xuất khẩu kim loại như Australia và Chile và các đối tác thương mại chính như Đức cũng sẽ chịu ảnh hưởng phần nào.
Đối với người tiêu dùng, câu hỏi đặt ra là liệu các nhà sản xuất có thể chịu đựng chi phí cao hơn hay sẽ áp lên giá thành sản phẩm.
Nhà kinh tế học Craig Botham, Giám đốc kinh tế Trung Quốc của tổ chức tư vấn kinh tế Pantheon Macroeconomics nhận xét điều này giống như một cú sốc lạm phát đình trệ đối với ngành sản xuất, không chỉ với Trung Quốc mà còn với thế giới. "Việc tăng giá hiện nay xảy ra trên diện khá rộng - hệ quả của việc Trung Quốc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Botham nói.
Bắc Kinh đang tìm kiếm nguồn cung cấp điện năng để ổn định lại tình hình. Tác động đến nền kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào việc nỗ lực đó mang lại kết quả nhanh như thế nào. Nhiều nhà máy Trung Quốc đã giảm sản lượng cho kỳ nghỉ "Tuần lễ Vàng" trong tuần này và các nhà kinh tế đang theo dõi chặt chẽ liệu tình trạng thiếu điện có quay trở lại khi chúng tăng hoạt động trở lại hay không. Trên thực tế, một số ngành công nghiệp đang chịu sức ép nặng nề của cuộc khủng hoảng năng lượng và tổn thất này có thể nhanh chóng lan sang những lĩnh vực khác.
Thùng container xếp tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Bìa giấy
Việc sản xuất hộp các tông và vật liệu đóng gói vốn đã căng thẳng do nhu cầu tăng vọt trong thời kỳ đại dịch. Hiện tại, tình trạng ngừng hoạt động tạm thời ở Trung Quốc đã khiến sản lượng bìa giấy thiếu hụt nặng hơn nữa, dẫn đến nguồn cung có thể giảm từ 10% đến 15% trong tháng trước và tháng này.
Lương thực
Chuỗi cung ứng lượng thực cũng gặp rủi ro khi cuộc khủng hoảng năng lượng khiến mùa thu hoạch trở nên khó khăn hơn đối với Trung Quốc - nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới. Giá lương thực toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ. Giới quan sát lo ngại tình hình sẽ tồi tệ hơn nếu Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thu hoạch nông sản từ ngô, đậu nành đến lạc và bông.
Trong những tuần gần đây, một số nhà máy đã buộc phải đóng cửa hoặc cắt giảm sản lượng để tiết kiệm điện, chẳng hạn như các nhà máy chế biến đậu nành làm thức ăn gia súc và dầu thực vật. Giá phân bón, một trong những yếu tố quan trọng nhất của nông nghiệp, đang tăng chóng mặt.
Tuần qua, các nhà phân tích của công ty tài chính Rabobank (Hà Lan) đã viết trong báo cáo rằng ngành công nghiệp chế biến sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với các mặt hàng chủ lực như ngũ cốc và thịt. Trong ngành sữa, lệnh cắt điện có thể làm gián đoạn hoạt động của các máy vắt sữa, trong khi các nhà cung cấp thịt lợn sẽ phải đối mặt với áp lực về nguồn cung cấp kho lạnh bảo quản.
Len
Ở bên ngoài Trung Quốc, các nông dân nuôi cừu để lấy lông ở Australia đang chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với sức mua yếu hơn. Kênh ABC đưa tin tuần trước, các xưởng dệt ở Trung Quốc giảm 40% sản lượng vì cắt điện.
Công nghệ
Thế giới công nghệ cũng có thể chứng kiến một cú tác động rõ rệt, khi Trung Quốc là cơ sở sản xuất linh kiện và thiết bị lớn nhất thế giới, từ điện thoại iPhone đến tay cầm trò chơi điện tử. Nơi đây cũng là trung tâm sản xuất chất bán dẫn dùng trong xe cộ và thiết bị.
Một số công ty cũng phải tạm ngừng hoạt động tại các cơ sở ở Trung Quốc để tuân thủ yêu cầu giảm tiêu thụ điện của địa phương. Pegatron, một đối tác quan trọng của Apple, cho biết tháng trước họ bắt đầu áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, trong khi ASE Technology, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, đã tạm dừng sản xuất trong vài ngày.
Tác động tổng thể đối với lĩnh vực công nghệ cho đến nay chưa được xác định rõ do ở Trung Quốc đang là thời gian nghỉ lễ dài. Nếu cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên tồi tệ hơn, nó có thể ảnh hưởng đến sản lượng cung cấp trước mùa mua sắm cuối năm quan trọng. Những "gã khổng lồ" trong ngành như Dell và Sony sẽ không thể chịu được thêm cú sốc này sau tình trạng hỗn loạn do đại dịch gây ra.
Sản xuất xe hơi
Bất kỳ sự suy thoái nào của thị trường bán dẫn cũng sẽ gây thêm đau đầu cho các nhà sản xuất xe hơi - những người đã chứng kiến sản xuất bị suy yếu vì thiếu chip. Ngành công nghiệp này vốn nằm trong danh sách các ngành được bảo vệ trong những thời điểm khó khăn như thế này, cho đến nay phần lớn đã không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp tách biệt. Toyota là công ty sản xuất hơn một triệu xe mỗi năm tại các nhà máy ở Thiên Tân và Quảng Châu thuộc Trung Quốc. Toyota cho biết một số hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện.
Những 'cơn gió ngược' đe dọa sự phục hồi của kinh tế thế giới Biến thể Delta, trần nợ của Mỹ, khủng hoảng năng lượng Trung Quốc và sự leo thang giá hàng hóa đang ngăn cản sự trở lại của kinh tế toàn cầu. Kinh tế toàn cầu đang bước vào quý cuối cùng của năm 2021 với nhiều yếu tố đe dọa làm chậm sự phục hồi sau đại dịch và chứng tỏ, quan điểm...