Khủng hoảng điện năng, Nhật Bản ban hành bộ hướng dẫn người dân tiết kiệm điện
Chỉ nên bật điều hòa không khí ở 28 độ C vào mùa hè, tắt chức năng “giữ ấm” của nồi cơm điện và chú ý đóng, mở tủ lạnh thật nhanh.
Tòa tháp Tokyo Tower chỉ được thắp sáng một phần để tiết kiệm điện. Ảnh: AFP
Các biện pháp trên nằm trong bộ tiêu chuẩn tiết kiệm điện quốc gia do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vừa ban hành đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, nhằm đối phó với nguy cơ thiếu điện vào những tháng cao điểm mùa hè và mùa đông. Đây là cảnh báo quốc gia đầu tiên kể từ năm 2015 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 đến ngày 30/9.
Báo The Straits Times đưa tin các cơ quan chính phủ sẽ tiên phong thực hiện bằng cách tuân thủ các hướng dẫn về nhiệt độ phòng và tắt đèn chiếu sáng.
Giới chức Nhật Bản đã phát động chiến dịch tiết kiệm điện trong bối cảnh cơ quan khí tượng cảnh báo quốc gia này có 50% khả năng phải chịu nắng nóng hơn mức bình thường vào mùa hè năm nay.
Riêng chính quyền thủ đô Tokyo đã thực hiện một chiến dịch được gọi là HTT (giảm bớt, sáng tạo, tích trữ trong tiếng Nhật), đồng thời kêu gọi người dân rút phích cắm các thiết bị điện, xem tivi ít hơn một giờ mỗi ngày và tắt chức năng sưởi trên bồn cầu.
Video đang HOT
Trước tình hình cuộc khủng hoảng điện trở nên tồi tệ hơn do nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mất ổn định và ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraine, các dữ liệu cũng cho thấy Nhật Bản có thể đã quá vội vàng đóng cửa một loạt nhà máy nhiệt điện cũ bị đóng cửa, trong khi chưa thể đảm bảo nguồn cung cấp ổn định từ năng lượng tái tạo.
Một báo cáo của đài truyền hình NHK hôm 13/6 cho biết các nhà máy nhiệt điện trong 5 năm qua đã giảm công suất 16 triệu kilowatt/giờ, tương đương với lượng điện đủ để cung cấp cho khoảng 5,4 triệu hộ gia đình.
Ngoài ra, kế hoạch triển khai thêm 13 nhà máy điện khác từ năm ngoái cũng đã bị dừng lại. Báo cáo của NHK cho biết: “Rõ ràng là việc sản xuất nhiệt điện giảm mạnh đang gây ra tình trạng thiếu điện hiện nay”.
Giá cả tăng, người Nhật Bản tăng cường 'thắt lưng buộc bụng'
Bà mẹ 3 con Maiko Takahashi chưa bao giờ quá chi ly hoặc để các con phải dùng đồ cũ cho dù gia đình chỉ có một nguồn thu nhập khiêm tốn.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi gần đây khi giá cả nhiều mặt hàng tại Nhật Bản leo thang.
Người dân đeo khẩu trang tại một quận mua sắm ở Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Reuters
Cô Takahashi sống tại ngoại ô Tokyo chia sẻ: "Tôi bắt đầu để ý tới các hướng dẫn trên chương trình tivi như giảm thiểu số lần mở tủ lạnh để tiết kiệm điện. Tôi cảm thấy mọi thứ bắt đầu khó khăn do đó phải điều chỉnh".
Ngày càng xuất hiện nhiều người tiêu dùng Nhật Bản có hành vi như cô Takahashi, phản ánh xu hướng đáng lo ngại với nước này.
Sau khi dỡ bỏ nhiều biện pháp phòng chống COVID-19 trong tháng 3, Chính phủ Nhật Bản đặt kỳ vọng vào xu hướng "mua sắm trả thù", hi vọng rằngg sau khi nhu cầu bị dồn nén trong một thời gian dài đại dịch, sẽ có đợt bùng phát thúc đẩy tiêu dùng, như đã diễn ra ở Mỹ, Trung Quốc và một số nền kinh tế lớn khác.
Tuy nhiên, do giá năng lượng, thực phẩm cùng nhiều chi phí sinh hoạt khác tại Nhật Bản leo thang, hy vọng về "mua sắm trả thù" đã phai nhạt dần.
Đối mặt với viễn cảnh chật vật vì giá cả tăng cao, người tiêu dùng Nhật Bản đang thắt lưng buộc bụng ngay cả khi họ có ước tính 50.000 tỷ yên (383 tỷ USD) trong khoản "tiết kiệm bắt buộc" tích lũy qua thời gian đại dịch.
Một số công ty lớn đã hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ bằng cách nâng lương cho người lao động, nhưng các nhà kinh tế học cho rằng mức tăng 2% không thấm tháp so với tình trạng giá mọi mặt hàng đều đi lên, từ bột mì cho đến bỉm trẻ em và bia.
Trong tháng 3, giá điện tại Nhật Bản còn tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong hơn 4 thập niên.
Một quan chức chính phủ Nhật Bản thừa nhận với Reuters: "Cơ hội bùng nổ 'mua sắm trả thù' ngày càng yếu hơn những gì chúng tôi kỳ vọng".
Trong khảo sát mới nhất của Chính phủ Nhật Bản, trên 90% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ dự đoán hàng hóa sẽ trở nên đắt đỏ hơn trong 12 tháng tới. Do vậy, các nhà kinh tế học nhận xét hành vi như của cô Takahashi là không quá bất ngờ.
Cô Takahashi nói: "Giá cả của nhiều mặt hàng không thể thiếu ngày càng tăng trong khi mức lương không thay đổi. Tôi liên tục phải tính toán về những thứ sẽ phải bỏ qua".
Việc đồng yen giảm giá xuống mức kỷ lục trong 20 năm so với đồng bạc xanh của Mỹ được cho sẽ thu hút khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn "đóng kín cửa" với du khách do lo ngại COVID-19. Năm 2019, đã có gần 32 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản và đóng góp nhiều cho nền kinh tế nước này.
Giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu, giá điện ở Nhật Bản tăng cao nhất 9 tháng Giá điện tuần này tại Nhật Bản đang ở mức cao nhất 9 tháng do đà tăng giá nhiên liệu trên toàn cầu bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường điện trị giá 150 tỷ USD của nước này. Các bồn chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters Hãng Reuters đưa tin giá năng lượng trên thế...