Khủng hoảng Covid-19 trên khắp nước Mỹ
Không một nơi nào trên khắp nước Mỹ, Covid-19 chưa ghé thăm. Mỗi vùng đang đối mặt và giải quyết cuộc khủng hoảng của riêng mình.
Một lần nữa, Covid-19 trở lại, đẩy nước Mỹ vào tình trạng không thể kiểm soát đại dịch. Quốc gia này đã ghi nhận hơn 4.7 triệu ca nhiễm, ít nhất 156.764 trường hợp tử vong. Nhiều chuyên gia lo sợ nCoV có thể cướp đi mạng sống của hơn 200.000, thậm chí 300.000 người vào cuối năm nay.
Mỗi bang, mỗi thành phố đều đang trong một cuộc khủng hoảng riêng với những yếu tố rủi ro khác nhau khiến tình hình đại dịch ngày một xấu đi: các kỳ nghỉ đông đúc, các quán bar tái mở cửa quá sớm, hay người dân biểu tình chống đeo khẩu trang.
“Tình hình tồi tệ hơn hồi tháng 3 rất nhiều khi Covid-19 càn quét New York”, tiến sĩ Leana S. We, cựu ủy viên y tế thành phố Baltimore, cho biết. “Khi đó, nước Mỹ chỉ có một ổ dịch. Giờ cả quốc gia có rất nhiều ổ dịch khác nhau”.
Không chỉ các thành phố ở phía Tây và Nam phải đối mặt với những đợt bùng phát chết chóc, những khu vực nông thôn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Nhân viên y tế tại Mỹ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân, tháng 7/2020. Ảnh: NY Times
Ở hầu hết các bang, việc truy vết tiếp xúc đã không còn quan trọng, đơn giản bởi quá nhiều ca nhiễm. Dù đã có những bước tiến trong việc phát triển vaccine Covid-19, không ứng cử viên nào dự kiến sản xuất vào mùa đông năm nay để kịp thời ngăn chặn một làn sóng mới, điều mà rất nhiều người đang lo sợ.
Video đang HOT
Các nhà khoa học báo cáo một bầu không khí ảm đạm, kiệt sức đang lan rộng ra khắp nước Mỹ. Từ việc coi nhẹ mức độ nguy hiểm của nCoV, không tuân theo các biện pháp phòng ngừa khi dịch bệnh mới bùng phát, tới cảm giác sợ hãi ngày càng tăng, đến nay dường như người dân Mỹ đang buồn, thất vọng và bất lực, bởi có rất nhiều đám tang sẽ không bao giờ được tổ chức, mọi thứ trong cuộc sống thường ngày đều không diễn ra thuận lợi.
Mỹ được coi là “gã khổng lồ đang bị thương”, trong khi phần lớn các nước châu Âu dần hồi phục và mở cửa trở lại.
“Chúng tôi rất thất vọng và sốc vì tình trạng mất kiểm soát của Covid-19 tại Mỹ”, tiến sĩ Michele Barry, giám đốc Trung tâm Đổi mới Sức khỏe Toàn cầu, đại học Stanford, nói.
Một số chuyên gia, trong đó có Michael T. Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách Bệnh Truyền nhiễm, cho rằng chỉ phong tỏa toàn quốc mới có thể kiểm soát hoàn toàn đại dịch tại thời điểm này. Các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng xét về mặt chính trị, điều này không thể thực hiện. Họ nhấn mạnh từng địa phương phải được tự do hành động nhanh chóng và thực thi biện pháp mạnh với sự hỗ trợ từ các nhà lập pháp.
Danielle Allen, giám đốc Trung tâm Đạo đức Edmond J. Safra, Đại học Harvard, cho biết cộng đồng nên tiếp tục các biện pháp xét nghiệm, truy vết, cách ly các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm khi phát hiện ít hơn một ca mắc trên 100.000 người, đồng thời hỗ trợ tài chính cho những người cần.
Khi số trường hợp dương tính đạt 25 trên 100.000 người, cần các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, như đóng cửa quán bar, hạn chế tụ họp đông người.
Mẫu máu để xét nghiệm kháng thể tại New York, tháng 7/2020. Ảnh: NY Times
Các chuyên gia cho hay xét nghiệm cần được chú trọng và tiến hành triệt để tại những khu vực như viện dưỡng lão, nhà tù, nhà máy và nơi có nguy cơ trở thành ổ siêu lây nhiễm khác.
Những giải pháp trên chỉ khả thi khi năng lực xét nghiệm của một quốc gia được mở rộng trên quy mô lớn. Chính quyền Mỹ kỳ vọng có thể bắt đầu xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm theo từng nhóm để tăng tốc toàn bộ quá trình.
Song, phương án này chỉ hiệu quả ở những cộng đồng có tỷ lệ lây nhiễm thấp, hầu như mất tác dụng khi dịch bệnh đã lan rộng khắp nơi. Thời điểm hiện tại, Mỹ đang xét nghiệm khoảng 800.000 người mỗi ngày, trong đó chỉ khoảng 38% được cho là cần thiết.
Các nhà nghiên cứu cho biết đeo khẩu trang ở không gian kín, như trên máy bay, tàu điện ngầm… nên được áp dụng diện rộng.
Hôm 29/7, số ca nhiễm mới tăng mạnh tại 33 bang. Các chuyên gia trước đó đã khuyến cáo các bang có lượng trường hợp mắc mới tăng nhanh cần đóng cửa quán bar, cấm tụ họp đông người và yêu cầu dùng khẩu trang.
Rất nhiều bang đã làm theo cảnh báo, nhưng không rõ có thực hiện kịp thời để ngăn chặn làn sóng tử vong đạt kỷ lục gần đây nhất là 2.750 ca một ngày hồi giữa tháng 4 hay không.
California thành vùng dịch lớn nhất Mỹ
Với hơn 415.700 ca nhiễm nCoV toàn bang, California đã vượt New York, trở thành ổ dịch lớn nhất nước Mỹ.
Thống đốc California Gavin Newsom cho biết bang này ghi nhận 12.807 ca nhiễm mới nCoV trong 24 giờ qua, mức tăng hàng ngày cao nhất từ khi đại dịch bùng phát. Số người chết do nCoV tại bang hiện là 7.892, tăng 115 trường hợp so với một ngày trước đó.
Theo số liệu từ NBC, ca nhiễm nCoV tại California đã tăng lên 415.763, vượt con số 415.094 tại New York và cao hơn cả vùng dịch lớn thứ năm thế giới là Nam Phi với hơn 390.000 ca. Tuy nhiên, số người chết do nCoV tại California vẫn kém xa con số 33.368 ca tử vong ở New York.
"Đó là một lời nhắc nhở khác, khi chúng ta cần cảnh báo bất cứ ai về mức độ ảnh hưởng mà nCoV đang gây ra", Thống đốc Newsom cho biết.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại một trạm lưu động ở thành phố San Diego, bang California, hôm 25/6. Ảnh: Reuters.
Hồi tháng ba, Newsom trở thành thống đốc đầu tiên ra lệnh phong tỏa toàn bang, buộc các nhà hàng, quán bar, trung tâm giải trí và nhiều doanh nghiệp khác đóng cửa hoặc chuyển đổi cách hoạt động, giúp các ca nhiễm và tử vong mới do nCoV ở California giảm.
Tuy nhiên California, cũng như nhiều bang khác của Mỹ, chứng kiến làn sóng ca nhiễm mới tăng vọt trở lại khi chính quyền dần dỡ các biện pháp hạn chế. Newsom cho biết điều này "không có gì ngạc nhiên" với diện tích rộng lớn của bang và virus có thể dễ dàng lây từ người sang người.
Để ngăn Covid-19, Newsom đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế. Ngoài yêu cầu đóng cửa quán bar, Thống đốc California còn ra lệnh cho các nhà hàng, rạp chiếu phim, vườn thú và bảo tàng ngừng hoạt động trong nhà. Phòng tập thể dục, nhà thờ và tiệm làm tóc phải đóng cửa tại 30 quận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Texas và Florida, hai điểm nóng Covid-19 khác tại Mỹ, báo cáo lần lượt hơn 10.500 và hơn 9.700 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng ca nhiễm toàn bang lên gần 368.000 và gần 380.000 trường hợp.
Kể từ hồi tháng 6, Mỹ đã chứng kiến các ca nhiễm mới tăng nhanh trở lại và hiện các ca tử vong cũng có dấu hiệu tăng cao. Các chuyên gia đã cảnh báo số người chết do nCoV ở Mỹ có thể tăng đột biến sau khi ca nhiễm mới và các ca phải nhập viện gần đây liên tục vượt kỷ lục.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 15,3 triệu người nhiễm và hơn 630.000 người chết. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 4,1 triệu ca nhiễm và hơn 146.000 ca tử vong.
Gần 625.000 người chết vì nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 15,3 triệu ca nhiễm nCoV và gần 625.000 người chết, nhiều khu vực tái siết chặt kiểm soát để ngăn Covid-19 lây lan. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 15.325.206 ca nhiễm và 624.733 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 254.182 và 6.468 trong 24 giờ qua, trong khi 9.322.346 người đã bình...