Khủng hoảng chip điện tử khiến doanh số bán ô tô châu Âu giảm kỷ lục
Doanh số bán ô tô tại Liên minh châu Âu (EU) đã chứng kiến mức giảm mới trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu chip điện tử.
Doanh số bán xe ô tô giảm mạnh do thiếu chip điện tử. Ảnh: cnbc.com
Các số liệu công nghiệp ngày 18/1 cho thấy doanh số bán ô tô tại Liên minh châu Âu (EU) đã chứng kiến mức giảm mới trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu chip điện tử.
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA), xe chở khách đăng ký mới tại EU giảm 2,4% trong năm 2021, xuống còn 9,7 triệu xe, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thống kê số liệu này năm 1990.
Mức giảm trên được ghi nhận sau khi ngành sản xuất ô tô ở châu lục này chứng kiến sự sụt giảm lịch sử, gần 24% trong năm 2020 do các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, khiến số xe đăng ký mới thấp hơn 3,3 triệu xe so với trước khi bùng phát dịch COVID-19.
Tình trạng thiếu thiết bị bán dẫn, chip điện tử vốn sử dụng trong rất nhiều hệ thống của xe ở cả loại xe truyền thống và xe điện, là lý do chính khiến ngành này thụt lùi. ACEA cho biết: “Đây là hậu quả của tình trạng khan hiếm thiết bị bán dẫn, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất xe ô tô trong suốt cả năm, đặc biệt là nửa cuối năm 2021″.
Video đang HOT
Các nhà sản xuất ô tô ban đầu đánh giá thấp tác động của tình trạng khan hiếm chip, nhưng sau đó việc này đã buộc họ phải giảm sản xuất, thậm chí đóng cửa nhiều nhà máy. Doanh thu bán xe ô tô ở EU đã phục hồi mạnh mẽ từ quý II/2021, nhưng trong hầu hết nửa cuối năm đã giảm khoảng 20%.
Chuyên gia Alexandre Marian tại công ty tư vấn AlixPartners cho biết: “Đầu năm 2022 sẽ vẫn khó khăn về nguồn cung chip. Tình hình có thể được cải thiện vào giữa năm nhưng điều đó không có nghĩa là các vấn đề sẽ không nghiêm trọng trở lại, liên quan đến nguyên liệu đầu vào, các chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động”.
Khan hiếm chip là một hậu quả của đại dịch COVID-19 vì các nhà sản xuất bị gián đoạn vì các đợt phong tỏa và vì nhân viên mắc bệnh, cũng như các vấn đề về chuỗi cung ứng và nhu cầu thiết bị điện tử tăng mạnh trên toàn cầu. Đại dịch cũng làm giá của nhiều nguyên liệu đầu vào tăng và gây thiếu nhân công.
Nếu các thị trường tại Pháp, Italy và Tây Ban Nha đã bước đầu đạt thành quả khiêm tốn, thị trường ô tô tại Đức lại giảm 10,1% nên kéo tụt con số chung của toàn EU. Đức là thị trường xe ô tô lớn nhất châu Âu, chiếm 1/4 tổng doanh thu trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, thị trường ô tô Trung Quốc đạt tăng trưởng 4,4% và thị trường Mỹ tăng 3,7%. Theo chuyên gia phân tích tại công ty dữ liệu ô tô Inovev, sự sụt giảm doanh số bán ô tô ở châu Âu cũng có thể phản ánh “sự tăng mạnh của giá bán ô tô trung bình, cũng như việc người tiêu dùng chờ đợi các dòng xe điện nên tạm ngừng mua xe mới, thay vào đó họ tiếp tục sử dụng xe đang có thêm một thời gian./.
Ô tô khan hàng đội giá vì thiếu chip, 48% khách hàng trì hoãn mua xe
Khoảng 48% người tiêu dùng tại Mỹ trì hoãn kế hoạch mua ô tô do nhiều mẫu mã ô tô mới khan hàng, đội giá và thậm chí phải chờ đợi cả tháng trời do tình trạng thiếu chất bán dẫn, chip điện tử sản xuất ô tô.
Theo kết quả khảo sát của công ty chuyên nghiên cứu thị trường ô tô - Kelley Blue Book, nhiều người tiêu dùng tại Mỹ đã trì hoãn kế hoạch mua sắm ô tô mới. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tình trạng thiếu chip, khiến nhiều mẫu mã ô tô khan hàng, đội giá bán.
48% người tiêu dùng tại Mỹ trì hoãn kế hoạch mua ô tô CARSCOOP
Trong số những người quyết định trì hoãn việc mua sắm ô tô tại Mỹ, có khoảng 40% dự định hoãn việc mua xe trong hơn 7 tháng tới, 40% dự định hoãn từ 3 - 6 tháng và 12% dự định chờ đợi 1 - 2 tháng. Thậm chí, nhiều người còn cho biết sẵn sàng chờ đến khi tình trạng thiếu chất bán dẫn, chip sản xuất ô tô được giải quyết, cán cân cung cầu không còn chênh lệch mới quyết định sắm ô tô.
Với những người tiêu dùng không muốn chờ đợi và chấp nhận mua xe đội giá, khoảng 25% thừa nhận họ sẽ sẵn sàng chuyển hướng sang các mẫu xe của thương hiệu khác nếu có sẵn nguồn cung. Trong khi đó, khoảng 19% cho biết họ sẽ cân nhắc thay đổi loại xe và 18% sẽ cân nhắc chuyển kế hoạch mua ô tô mới sang một chiếc ô tô đã qua sử dụng.
Phần lớn những người mua sắm ô tô tại Mỹ trong thời điểm này đều chấp nhận trả thêm các khoản chi phí CARSCOOP
Phần lớn những người mua sắm ô tô tại Mỹ trong thời điểm này đều chấp nhận trả thêm các khoản chi phí. Cụ thể, theo Kelley Blue Book khoảng trên 13% người tiêu dùng chấp nhận mua xe với mức giá cao hơn khoảng 5.600 USD so với giá trung bình. Khoảng người tiêu dùng cũng sẵn sàng lái xe từ 80 - 320 km để tìm một chiếc xe mới.
Nghiên cứu của Kelley Blue Book cũng chỉ ra rằng, hầu hết người tiêu dùng tại Mỹ đều dự đoán được những tác động tiêu cực của việc thiếu hụt chip đến thị trường ô tô. Từ giá tăng đến tình trạng khan hiếm nguồn cung và thời gian nhận xe sẽ kéo dài... Vanessa Ton - Giám đốc Kelley Blue Book, cho biết: "Với phần lớn người tiêu dùng trì hoãn việc mua sắm ô tô trong điều kiện thị trường hiện tại, những gì diễn ra trên thị trường trong thời gian tới sẽ rất thú vị. Cán cân cung cầu trên thị trường ô tô chắc chắn sẽ có sự thay đổi đáng chú ý".
Cán cân cung cầu trên thị trường ô tô Mỹ trong thời gian tới chắc chắn sẽ có sự thay đổi đáng chú ý CARSCOOP
Trái ngược hoàn toàn với thị trường ô tô Mỹ, tại Việt Nam nhiều mẫu mã ô tô đang lao vào cuộc đua giảm giá nhằm thu hút khách hàng, sau khi doanh số bán xe liên tục sụt giảm trong những tháng qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thậm chí, nhiều mẫu xe còn giảm giá lên đến cả trăm triệu đồng.
Toyota sẽ cắt giảm sản lượng do thiếu hụt chip Toyota sẽ cắt giảm sản lượng 70.000 chiếc trong tháng 9 và 330.000 chiếc vào tháng 10 tới. Biểu tượng của Tập đoàn sản xuất ô tô Toyota Motor Corp. Ảnh: Reuters Hãng sản xuất ôtô Toyota của Nhật Bản ngày 10/9 thông báo sẽ cắt giảm hơn nữa sản lượng ở thị trường nội địa và quốc tế do những ảnh hưởng...