Khủng hoảng Ai Cập: 5 câu hỏi lớn

Hai năm sau khi các cuộc biểu tình lớn đã đánh bật vị Tổng thống lâu năm Hosni Mubarak ra khỏi chiếc ghế quyền lực, nay Ai Cập lại trở lại đúng nơi bắt đầu với một kịch bản tương tự, vì sao như vậy?

Năm 2011, “Mùa Xuân Ả Rập” đã đi qua Ai Cập khi mà làn sóng xuống đường của người dân đã lật đổ được tổng thống Mubarak. Sau đó, Ai Cập đã có vị tổng thống dân cử là Mohamed Morsi. Tưởng rằng “Mùa Xuân Ả Rập” tại Ai Cập đã kết thúc như vậy, thế nhưng, giờ đây Ai Cập đã lại có một cuộc đảo chính mới và thêm một vị tổng thống bị lật đổ. Một số người gọi đó là “cuộc cách mạng thứ hai” của Ai Cập.

Fawaz Gerges – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Đông tại trường Kinh tế London nói rằng: “Hàng triệu người đã cổ vũ cho Morsi khi ông đắc cử. Hàng triệu người đã đặt hết niềm hy vọng của họ lên Morsi. Và một năm sau, hàng triệu người từng cổ vũ cho Morsi lại xuống đường kêu gọi ông từ chức. Tất cả đều có lý do và 5 câu hỏi lớn về Ai Cập cần phải được trả lời:

Khủng hoảng Ai Cập: 5 câu hỏi lớn - Hình 1

Ông Morsi (phải) trong một cuộc gặp tướng lĩnh quân đội trước khi bị phế truất.

1. Tại sao có quá nhiều người Ai Cập phản đối Morsi?

Tổng thống Morsi là một người theo Hồi giáo thuộc phong trào Huynh đệ Hồi giáo, đã được bầu tháng 8.2012 thông qua một cuộc bầu cử dân chủ. Tuy nhiên, phe đối lập cáo buộc rằng, ông Morsi đã không đại diện cho lợi ích của đại đa số dân chúng mà chỉ là của một bộ phận dân chúng.

Trong số nhiều thất bại trong điều hành đất nước của ông Morsi, có hai điều thất bại đáng chú ý nhất trên bình diện chính trị và kinh tế. Trên bình diện chính trị, tổng thống Morsi đã thất bại trong tư cách là “tổng thống của tất cả người Ai Cập”, tức là ông chỉ tạo ra hình ảnh là “tổng thống của phe Huynh đệ Hồi Giáo”. Nói cách khác, ông Morsi đã không đủ tầm cỡ để dung hòa các phe phái chính trị.

Thất bại thứ hai của ông Morsi là trên bình diện kinh tế. Ông Morsi tiếp quản chính quyền sau 18 tháng quân đội điều hành đất nước. Khi ấy, tình hình kinh tế đã khó khăn. Rồi sau một năm cầm quyền, ông và phe của ông đã chưa đưa ra được kế hoạch phát triển kinh tế hiệu quả nào. Thất nghiệp ở nước này đang tăng nhanh, đời sống thì đắt đỏ hơn nhiều so với thời ông Mubarak.

Tuy nhiên, mọi thất bại của ông Morsi đều được viện dẫn từ sự liên quan mật thiết của ông với phong trào Huynh đệ Hồi giáo. Ông Morsi cũng bị cáo buộc là độc tài, sử dụng các chương trình nghị sự bảo thủ hà khắc để ra sắc lệnh.

2. Phe ủng hộ ông Morsi phản hồi gì?

Song hành với các cuộc biểu tình phản đối ông Morsi, những cuộc tuần hành ủng hộ ông Morsi cũng diễn ra rầm rộ. Những người này kêu gọi sát cánh bên ông Morsi và phản đối sự can thiệp quá sâu của quân đội.

Trong một bài phát biểu, ông Morsi nhấn mạnh: “Người dân Ai Cập đã trao quyền làm tổng thống cho tôi. Họ đã chọn tôi trong một cuộc bầu cử tự do. Tôi không có sự lựa chọn nhưng phải chịu trách nhiệm về hiến pháp Ai Cập”.

Ông Morsi thậm chí còn nói rằng, ông sẵn sàng hy sinh máu của mình để duy trì tính hợp pháp hiến pháp của mình. Sau khi cuộc đảo chính xảy ra, những người ủng hộ ông Morsi vẫn tiếp tục xuống đường phản đối cuộc đảo chính, phản đối hành động của quân đội.

Khủng hoảng Ai Cập: 5 câu hỏi lớn - Hình 2

Video đang HOT

Theo phân tích, việc phế truất ông Morsi không có nghĩa là biểu tình ở Ai Cập sẽ lắng dịu.

3. Vai trò của quân đội Ai Cập là gì?

Khi ông Mubarak bị phế truất năm 2011, quân đội nước này đã tiếp quản vai trò lãnh đạo của đất nước và duy trì quyền lực cho đến khi cuộc bầu cử bầu ông Morsi.

Trong suốt thời gian diễn ra các cuộc biểu tình, quân đội gần như đứng trên băng ghế dự bị cho đến ngày thứ Hai vừa qua khi tuyên bố sẽ can thiệp nếu Morsi đã không đưa ra một giải pháp để “đáp ứng nhu cầu của người dân”. Quân đội đã cho Morsi 48 giờ giải quyết vấn đề của chính mình.

Tuy nhiên, đến đêm 2.7, thời hạn của tối hậu thư đã hết, ông Morsi kiên quyết không từ chức, không đáp ứng yêu cầu của quân đội thì sự việc đã xảy ra, một cuộc đảo chính nhanh gọn và quân đội tuyên bố phế truất quyền tổng thống của ông Morsi.

4. Lập trường của Mỹ như thế nào?

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói chuyện với ông Morsi tuần này và tái khẳng định rằng Mỹ không ủng hộ một cuộc đảo chính hay một sự chuyển giao quyền lực theo cách thức không bình thường như vậy.

Ông Obama cho rằng, không có sự chuyển đổi đến dân chủ nào xảy ra mà không vấp phải khó khăn, nhưng cuối cùng thì nó phải trung thực với ý muốn của người dân. Một chính phủ chính đáng, có khả năng và đại diện cho dân là điều mà những người Ai Cập bình thường tìm kiếm và là điều họ xứng đáng được có. Sự hợp tác lâu dài giữa Mỹ và Ai Cập dựa vào các quyền lợi và giá trị chung, và Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với nhân dân Ai Cập để bảo đảm rằng việc chuyển đổi sang dân chủ của Ai Cập sẽ đạt thành quả tốt đẹp.

Tuy nhiên, cuối cùng thì một cuộc đảo chính ở Ai Cập đã xảy ra và Mỹ lên tiếng phản đối, đồng thời bày tỏ nỗi “đau đầu” vì tình hình ở Ai Cập.

Ông Obama cũng cho biết, hành động của quân đội Ai Cập khiến chính quyền của ông phải xem xét đến mức độ thiệt hại mà hành động đó gây ra đối với những viện trợ của Mỹ dành cho Ai Cập. Nói như vậy cũng đủ để hiểu rằng, việc Mỹ cắt viện trợ cho Ai Cập sau khi xảy ra cuộc đảo chính là hoàn toàn có thể xảy ra.

5. Tương lai nào cho Huynh đệ Hồi giáo và Ai Cập?

Loại bỏ ông Morsi không đảm bảo rằng các cuộc biểu tình ở Ai Cập sẽ dừng lại và quá trình chuyển giao quyền lực sẽ êm thấm. Phía sau Morsi là một phong trào Huynh đệ Hồi giáo lớn mạnh và có sự ủng hộ đáng kể trong dân chúng và những người ủng hộ phong trào này có thể bị kích động.

Nhiều chuyên gia cho rằng, loại bỏ ông Morsi là một hành động khá nguy hiểm và rằng những căng thẳng ở Ai Cập sẽ chuyển sang một giai đoạn tồi tệ hơn khi có ông Morsi rất nhiều.

Về dài hạn, nhiều người lo ngại rằng điều này sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm và một chính trường đầy bất ổn, gây tổn thất đến nền kinh tế quốc gia của một nước phụ thuộc quá nhiều vào ngành du lịch và đầu tư quốc tế.

Một câu hỏi khiến nhiều người đang cảm thấy day dứt rằng: “Liệu có quá muộn để cứu nền dân chủ Ai Cập?”.

Theo Dantri

Một năm nhiều sóng gió của Tổng thống Ai Cập Morsi

Hôm nay Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đánh dấu tròn một năm lên nắm quyền. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song vị Tổng thống dân sự đầu tiên trong lịch sử Ai Cập vẫn không thể xóa tan bầu không khí ngột ngạt và căng thẳng đang chia rẽ đất nước.

Một năm nhiều sóng gió của Tổng thống Ai Cập Morsi - Hình 1

Ai Cập như đang bị xẻ làm đôi khi cả phe Hồi giáo và đối lập cùng dự định biểu tình rầm rộ trong ngày hôm nay.

Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức ngày 30/6 năm ngoái, vị Tổng thống dân sự được bầu đầu tiên trong lịch sử đất nước Kim Tự Tháp luôn là tâm điểm chú ý của dư luận trong nước cũng như quốc tế với hàng loạt quyết định, chính sách gây tranh cãi.

Nhìn lại một năm cầm quyền của nhà lãnh đạo Hồi giáo này, "di sản" lớn nhất mà ông để lại là một nền chính trị bế tắc, một bản Hiến pháp gây chia rẽ, các thể chế nhà nước dang dở, kinh tế lao dốc và bất ổn an ninh ngày càng đáng lo ngại.

Và hậu quả tất yếu của những điều này là một xã hội bị phân hóa hơn bao giờ hết, cùng làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng.

Về mặt chính trị, sau "thời kỳ trăng mật" ngắn ngủi kéo dài 4 tháng với cuộc "đảo chính mềm" nhằm thâu tóm mọi quyền hành pháp và lập pháp từ tay Hội đồng tối cao Các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) cầm quyền, tham vọng độc chiếm quyền lực cùng quan điểm không nhượng bộ đã nhanh chóng đẩy ông Morsi và tổ chức Anh em Hồi giáo của ông vào thế đối đầu căng thẳng với các lực lượng còn lại. Giới tư pháp, phe đối lập chính trị, các lực lượng cách mạng, thậm chí cả những đồng minh Hồi giáo từng chung hàng ngũ trước đây như đảng Salafist Nour, giờ đều đã bị ông đẩy sang đứng ở bờ bên kia chiến tuyến.

Điểm lại, những ngày tháng sóng gió của ông Morsi bắt đầu từ tháng 11/2012, khi ông bất ngờ ban hành Tuyên bố Hiến pháp sửa đổi nhằm thâu tóm toàn bộ quyền tư pháp.

Bản Tuyên bố này chứa các điều luật, sắc lệnh cho phép Tổng thống Morsi được "miễn dịch" trước mọi phán quyết của tòa án. Ông cũng được quyền sa thải và bổ nhiệm Tổng công tố, ngăn chặn mọi quyết định bất lợi của các cơ quan tư pháp đối với Hội đồng Lập hiến và Hội đồng Shura (Thượng viện) do phe Hồi giáo kiểm soát.

Đây được coi là quyết định gây tranh cãi nhất và bị phản đối nhiều nhất trong một năm điều hành đất nước của ông Morsi, và nó được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông làm trung gian thành công cho thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine ở Dải Gaza.

Ngay sau khi được ban hành, Tuyên bố Hiến pháp sửa đổi đã lập tức làm bùng nổ làn sóng đình công rộng rãi, cũng như các hành động chống đối ra mặt của giới thẩm phán.

Suốt hai tuần lễ, Ai Cập đã rung chuyển trong các cuộc biểu tình nổ ra đồng loạt trên cả nước để phản đối Tuyên bố Hiến pháp, dự thảo Hiến pháp và cuộc trưng cầu dân ý về văn kiện này. Biển người biểu tình đã vây kín Phủ Tổng thống và quảng trường Tahrir -trung tâm của làn sóng chính biến đầu năm 2011 lật đổ chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak.

Trước sức ép mạnh mẽ từ đường phố và làn sóng chỉ trích của công chúng, ông Morsi đã buộc phải rút lại bản Tuyên bố hiến pháp gây tranh cãi, song vẫn tiếp tục thúc đẩy cuộc trưng cầu dân ý về văn kiện này, bất chấp sự tẩy chay của phe đối lập và giới thẩm phán.

Tuy cuối cùng bản Hiến pháp cũng đã được thông qua với sự ủng hộ của phe Hồi giáo, nhưng cùng với đó là sự gia tăng lo lắng của cử tri về nguy cơ bất ổn kéo dài. Đây cũng là lý do vì sao kế hoạch tổ chức bầu cử Quốc hội của ông Morsi nhằm nhanh chóng hoàn thiện các thể chế nhà nước vẫn bị trì hoãn vô thời hạn. Tính tới nay, dù đã qua nhiều lần sửa đổi, dự luật bầu cử Quốc hội vẫn tiếp tục bị các cấp tòa án hủy bỏ với lý do có nhiều điều khoản "vi hiến".

Trong khi đó, cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Tổng thống và phe đối lập vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt, không khoan nhượng trong suốt nửa năm qua.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, chính quyền đã phớt lờ các yêu sách của phe đối lập như thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc, sửa đổi Hiến pháp, sa thải Tổng công tố và Bộ trưởng Nội vụ...Không chỉ thế, Tổng thống Morsi còn từng bước đẩy mạnh củng cố quyền lực qua mỗi lần cải tổ nội các và bổ nhiệm tỉnh trưởng mới.

Đáp lại, phe đối lập thẳng thừng tẩy chay các vòng đối thoại dân tộc được tổ chức theo kêu gọi của Tổng thống Morsi với cáo buộc các cuộc đối thoại này "không thực chất".

Trên lĩnh vực an ninh, bên cạnh các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc và các cuộc đụng độ bạo lực đẫm máu giữa những người Hồi giáo ủng hộ Tổng thống và lực lượng chống chính phủ, nguy cơ bất ổn đang ngày càng hiện rõ tại bán đảo Sinai, với sự nổi lên của các nhóm Hồi giáo cực đoan, các mạng lưới khủng bố và các băng đảng buôn lậu vũ khí.

Kể từ sau vụ tấn công nhằm vào đồn biên phòng gần biên giới với Dải Gaza của Palestine khiến 16 binh sĩ thiệt mạng, lực lượng an ninh Ai Cập đóng quân tại khu vực này thường xuyên trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công hay bắt cóc con tin.

Cuối tháng 1 vừa qua, bạo loạn cũng đã đột ngột bùng phát tại 3 thành phố nằm dọc kênh đào Suez chiến lược, khiến hơn 60 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương, buộc ông Morsi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Về kinh tế, sau một năm dưới sự chèo lái của ông Morsi, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến, nếu không muốn nói đời sống người dân ngày càng khó khăn hơn.

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tài khóa 2012-2013 (từ 7/2012 - 6/2013) chỉ đạt 2,2%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên 7% trước thời điểm xảy ra làn sóng biểu tình lật đổ ông Mubarack. Bất ổn an ninh khiến du lịch thiệt hại nặng nề và các nhà đầu tư tháo chạy được cho là nguyên nhân chính dẫn đến kết cục này.

Trong khi đó, dự trữ ngoại tệ của Ai Cập hiện chỉ còn chưa tới một nửa so với thời điểm đầu năm 2011. Đồng nội tệ cũng đã mất giá hơn 10% kể từ cuối năm ngoái. Tình trạng cắt điện, thiếu hụt nhiên liệu và khí đốt diễn ra thường xuyên do chính phủ không còn đủ tiền để nhập khẩu. Giá cả tăng gấp đôi so với hồi cuối năm ngoái, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã tăng tới mức đáng báo động là 13%.

Trước những "thành tích" nghèo nàn trên cả ba lĩnh vực trụ cột, uy tín của Tổng thống Morsi ngày càng tụt dốc. Kết quả thăm dò dư luận mới đây do Viện nghiên cứu Zogby tiến hành cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Morsi chỉ còn 28% so với 57% cách đây một năm. Tỷ lệ ủng hộ đảng Tự do và Công lý (FJP) cầm quyền cũng chỉ còn 26% sau khi giành được 47% số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi năm ngoái.

Bế tắc chính trị, khó khăn kinh tế và suy giảm lòng tin đối với nhà lãnh đạo đất nước khiến làn sóng biểu tình bùng nổ liên miên ở đất nước Kim Tự Tháp. Có thể khẳng định rằng không quốc gia nào trên thế giới có thể sánh ngang với "đất nước các Pharaon" về số lượng các cuộc biểu tình trong năm qua.

Theo một báo cáo của Trung tâm Phát triển Quốc tế (IDC), tổng cộng đã có 9.427 cuộc biểu tình lớn, nhỏ nổ ra tại quốc gia Bắc Phi này trong thời gian từ ngày 1/7/2012 đến 20/6/2013. Từ đầu năm nay, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.140 cuộc biểu tình.

Đáng lưu ý, những cuộc biểu tình đó vẫn tiếp diễn tới tận ngày hôm nay, ngày Tổng thống Morsi kỷ niệm đúng một năm cầm quyền. Thế đối đầu căng thẳng này đang có nguy cơ đẩy Ai Cập vào vòng xoáy bạo lực mới và bất ổn kéo dài khiến ước mơ "bánh mỳ, tự do và công bằng xã hội" của hơn 84 triệu người nước này ngày càng xa vời.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89
12:30:59 14/05/2025
Người được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với UkraineNgười được Tổng thống Putin "chọn mặt gửi vàng" để đàm phán với Ukraine
13:59:37 15/05/2025
Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?
11:30:36 14/05/2025
Mỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ emMỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ em
06:18:00 15/05/2025
Dàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung ĐôngDàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung Đông
12:20:32 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch SindoorThủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
13:14:15 14/05/2025
Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung QuốcKịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc
07:32:24 15/05/2025
Tiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với UkraineTiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với Ukraine
22:50:21 15/05/2025

Tin đang nóng

Cô gái 2 lần sinh con cho "thầy ông nội" mất tích bí ẩn, giống hệt Diễm My?Cô gái 2 lần sinh con cho "thầy ông nội" mất tích bí ẩn, giống hệt Diễm My?
19:45:18 15/05/2025
Hồ Quỳnh Hương khóc trong đám cưới, tiết lộ đã có con trai 2 tuổiHồ Quỳnh Hương khóc trong đám cưới, tiết lộ đã có con trai 2 tuổi
19:43:25 15/05/2025
Chồng Hồ Quỳnh Hương chính thức lộ mặt, danh tính khiến cộng đồng mạng dậy sóngChồng Hồ Quỳnh Hương chính thức lộ mặt, danh tính khiến cộng đồng mạng dậy sóng
21:22:18 15/05/2025
Ái nữ đắt giá nhất showbiz, được nam thần hạng A chi 1665 tỷ để nâng niuÁi nữ đắt giá nhất showbiz, được nam thần hạng A chi 1665 tỷ để nâng niu
20:52:35 15/05/2025
Người bị truy nã ra đầu thú sau khi xem tin đăng trên Báo Thanh NiênNgười bị truy nã ra đầu thú sau khi xem tin đăng trên Báo Thanh Niên
21:09:40 15/05/2025
Ở tuổi U80, tài tử "Tây du ký" muốn có con với bạn gái kém 40 tuổiỞ tuổi U80, tài tử "Tây du ký" muốn có con với bạn gái kém 40 tuổi
22:02:58 15/05/2025
Mr Đàm khoe được mời diễn event quốc gia, quê độ tỉnh An Giang nói không mờiMr Đàm khoe được mời diễn event quốc gia, quê độ tỉnh An Giang nói không mời
20:03:02 15/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặpDiễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặp
23:10:57 15/05/2025

Tin mới nhất

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

23:54:03 15/05/2025
Truyền thông đưa tin hôm 14/5, Mỹ hiện có một thỏa thuận sơ bộ với UAE, cho phép nước này nhập khẩu 500.000 chip AI tiên tiến nhất mỗi năm của Tập đoàn Nvidia (NVDA.O), bắt đầu từ năm nay.
Ông Trump đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6

Ông Trump đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6

22:40:15 15/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ đang xem xét việc phát triển máy bay chiến đấu hai động cơ F-55, đồng thời nâng cấp mẫu F-22 Raptor lên phiên bản cải tiến là F-22 Super.
Phản ứng của ông Trump khi ông Putin không dự đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

Phản ứng của ông Trump khi ông Putin không dự đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

22:31:57 15/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không thất vọng trước việc nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin không tham dự cuộc đàm phán về Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ.
NATO: Đàm phán giữa Nga - Ukraine có thể tiến triển trong 2 tuần tới

NATO: Đàm phán giữa Nga - Ukraine có thể tiến triển trong 2 tuần tới

22:25:08 15/05/2025
Tổng Thư ký NATO tin rằng nỗ lực thương lượng nhằm kết thúc chiến sự Nga - Ukraine có thể tiến triển trong 10-14 ngày tới.
Chưa có thời gian cụ thể về đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Chưa có thời gian cụ thể về đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

20:56:57 15/05/2025
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Riabkov khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán nghiêm túc với Ukraine tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), nhưng kết quả đàm phán không chỉ phụ thuộc vào lập trường của Moskva.
Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ

20:38:57 15/05/2025
Cách đây ít ngày, phía Nga đã đưa ra đề xuất khởi động các cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine trong tuần này thay chấp thuận ngay lập tức một lệnh ngừng bắn vô điều kiện do Ukraine đề xuất.
Ngoại trưởng Mỹ kỳ vọng vào tiến trình đàm phán giữa Nga và Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ kỳ vọng vào tiến trình đàm phán giữa Nga và Ukraine

20:32:21 15/05/2025
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Mục tiêu là hướng tới một giải pháp bền vững cho cuộc chiến kéo dài.
Trung Quốc bàn giao tàu chở ô tô sức chứa 9.500 xe

Trung Quốc bàn giao tàu chở ô tô sức chứa 9.500 xe

20:31:36 15/05/2025
Ngay trong tối cùng ngày, tàu Anji Ansheng sẽ khởi hành chuyến hải trình đầu tiên đến châu Âu, mang theo khoảng 7.000 xe chạy bằng năng lượng mới sản xuất tại Trung Quốc, trong đó có nhiều mẫu xe mang thương hiệu MG của SAIC.
Chi nhánh của Al Qaeda thừa nhận gây ra vụ tấn công ở Burkina Faso

Chi nhánh của Al Qaeda thừa nhận gây ra vụ tấn công ở Burkina Faso

20:25:00 15/05/2025
Cũng theo SITE, một cuộc tấn công khác cũng đã xảy ra ở Burkina Faso làm 10 thành viên một tổ chức dân quân thân chính phủ là VDP ở tỉnh Gnagna ở miền Đông thiệt mạng.
Cử tri Hàn Quốc rất quan tâm tới cuộc bầu cử tổng thống

Cử tri Hàn Quốc rất quan tâm tới cuộc bầu cử tổng thống

20:11:53 15/05/2025
Cuộc khảo sát được tiến hành bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn qua điện thoại có hỗ trợ của máy tính, với 90% qua số di động ảo và 10% qua điện thoại cố định. Tỷ lệ phản hồi là 17%.
Trung Đông trải thảm tím, điều tiêm kích đón Tổng thống Trump

Trung Đông trải thảm tím, điều tiêm kích đón Tổng thống Trump

20:00:34 15/05/2025
Lịch trình chuyến thăm của Tổng thống Trump bao gồm việc tham dự buổi lễ uống cà phê, diễn đàn đầu tư Saudi Arabia - Mỹ, thăm một Di sản Thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận và dự quốc...
Lý do Trung Quốc cảnh báo Anh về thỏa thuận thương mại với Mỹ

Lý do Trung Quốc cảnh báo Anh về thỏa thuận thương mại với Mỹ

19:58:34 15/05/2025
Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ bên nào đạt được thỏa thuận gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận và sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đối phó .

Có thể bạn quan tâm

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu

Pháp luật

23:54:10 15/05/2025
Viện KSND huyện Bình Chánh (TPHCM) vừa ban hành cáo trạng, truy tố bị can Trần Minh Hoàng (35 tuổi, ngụ TP Hà Nội) về tội Cố ý gây thương tích.
Phim điện ảnh "Dế Mèn" tung trailer chính thức: Đậm chất Việt, đầy kịch tính

Phim điện ảnh "Dế Mèn" tung trailer chính thức: Đậm chất Việt, đầy kịch tính

Phim việt

23:30:48 15/05/2025
Ngày 15/5, trailer chính thức của bộ phim hoạt hình Việt Nam Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm Lầy Lội chính thức được công bố
Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!

Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!

Nhạc việt

23:24:45 15/05/2025
Bình luận bênh vực ồn ào tình cảm mới đây của Wren Evans nhưng thực chất để chỉ trích giọng hát live hụt hơi khó có thể thông cảm
Hồ Ngọc Hà mặc trang phục lạ mắt, Mạnh Trường quá trẻ so với tuổi 40

Hồ Ngọc Hà mặc trang phục lạ mắt, Mạnh Trường quá trẻ so với tuổi 40

Sao việt

23:08:06 15/05/2025
Hồ Ngọc Hà mặc trang phục lạ lẫm dự sự kiện của nhà thiết kế Lâm Gia Khang. Soái ca sơ mi trắng Mạnh Trường quá trẻ so với tuổi 40.
Xét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiền ảo

Xét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiền ảo

Sao châu á

23:04:07 15/05/2025
Nữ diễn viên Hwang Jung Eum cho biết hành động của mình xuất phát từ mong muốn phát triển công ty và hiện đang nỗ lực khắc phục hậu quả.
Vừa mở miệng bàn chuyện chia tài sản, bố chồng đã nổi nóng đập bàn, tuyên bố một câu sắc lạnh

Vừa mở miệng bàn chuyện chia tài sản, bố chồng đã nổi nóng đập bàn, tuyên bố một câu sắc lạnh

Góc tâm tình

22:56:08 15/05/2025
Tôi cũng vui miệng thôi nên mới đề cập đến chuyện chia tài sản. Bố mẹ chồng tôi sống ở quê, cuộc sống bình yên, thoải mái. Vợ chồng tôi mỗi tháng đều gửi về cho ông bà 12 triệu
Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối

Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối

Tin nổi bật

22:52:44 15/05/2025
Nhóm học sinh ở Hà Tĩnh rủ nhau đến khu vực suối trên rừng để chơi, không may 2 em trong nhóm bị trượt chân, đuối nước tử vong.
Jennifer Lopez gặp sự cố trước Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ

Jennifer Lopez gặp sự cố trước Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ

Nhạc quốc tế

22:40:48 15/05/2025
Jennifer Lopez chia sẻ qua Instagram hôm 13.5 loạt ảnh cho thấy những vết thương trên khuôn mặt cô trong khi luyện tập cho chương trình sắp tới.
Justin Bieber nợ quản lý cũ gần 230 tỉ đồng

Justin Bieber nợ quản lý cũ gần 230 tỉ đồng

Sao âu mỹ

22:34:03 15/05/2025
Dù đã chính thức chấm dứt quan hệ với người quản lý lâu năm Scooter Braun gần 2 năm trước, nhưng ca sĩ Justin Bieber được cho là vẫn còn nợ quản lý cũ của mình hàng triệu USD.
Chàng trai gây tranh luận sôi nổi khi hát giống Quang Dũng

Chàng trai gây tranh luận sôi nổi khi hát giống Quang Dũng

Tv show

22:28:04 15/05/2025
Trong chương trình Biến hóa hoàn hảo , thí sinh Huỳnh Tuấn Du khiến các giám khảo tranh luận sôi nổi vì màn hóa thân thành ca sĩ Quang Dũng.
Johnny Trí Nguyễn lộ diện giữa ồn ào chia tay bạn gái 10 năm, visual khác lạ khiến cả cõi mạng quá sốc

Johnny Trí Nguyễn lộ diện giữa ồn ào chia tay bạn gái 10 năm, visual khác lạ khiến cả cõi mạng quá sốc

Hậu trường phim

21:54:49 15/05/2025
Johnny Trí Nguyễn bất ngờ lộ diện ở buổi casting phim Hộ Linh Tráng Sĩ - dự án đánh dấu sự trở lại của anh trong một loạt các vai trò, bao gồm đạo diễn võ thuật, đạo diễn hành động, diễn viên.