Khung giá đất, bảng giá đất mới tăng cao sẽ tác động thế nào đến thị trường BĐS?
Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan kiến nghị sớm ban hành “ Khung giá đất giai đoạn 2020-2024″, để từ đó các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có căn cứ pháp luật và đủ thời gian xây dựng, ban hành bảng giá đất mới.
Theo đơn vị này, thời điểm ban hành tốt nhất vào khoảng giữa tháng 12. Nói về tác động của khung giá đất, bảng giá đất lên thị trường BĐS, đại diện HoREA cho rằng, khung giá đất tăng, kéo theo bảng giá đất tăng, từ đó nghĩa vụ tài chính của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tăng theo.
Điều cần đặc biệt quan tâm là cá nhân, hộ gia đình khi làm thủ tục hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, nếu nghĩa vụ tài chính tăng cao, có thể dẫn đến một bộ phận người dân không làm thủ tục cấp “sổ đỏ”, dẫn đến giao dịch nhà đất bằng giấy tay, làm tăng “thị trường ngầm”. Nhà nước vừa thất thu thuế, vừa khó quản lý, vừa dễ phát sinh tranh chấp trong xã hội.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho biết khung giá đất, bảng giá đất tác động đến giá cả thị trường BĐS. Bảng giá đất tăng sẽ kéo giá nhà ở sẽ tăng theo.
Ngoài ra, khung giá đất, bảng giá đất tác động trực tiếp đến quy mô giao dịch trên thị trường BĐS. Giá nhà đất tăng sẽ làm giảm quy mô tổng cầu có khả năng thanh toán do một bộ phận khách hàng không còn đủ khả năng tài chính để mua nhà.
Video đang HOT
Do vậy, có thể dẫn đến sụt giảm quy mô giao dịch trên thị trường BĐS, trước hết là đối với phân khúc thị trường BĐS cao cấp, condotel… và giảm quy mô thị trường đầu tư thứ cấp đang “rất nóng” hiện nay.
Bên cạnh đó, khung giá đất, bảng giá đất còn tác động đến môi trường đầu tư. Cụ thể, nếu khung giá đất, bảng giá đất có mức giá đất quá cao, sẽ tác động đẩy giá thị trường BĐS lên rất cao, đặc biệt là đẩy giá đất của các dự án (trên thị trường sơ cấp), tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, các ngành kinh tế khác và môi trường đầu tư, kể cả trong việc thu hút dòng vốn FDI.
Chưa kể, khung giá đất, bảng giá đất tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách của Nhà nước từ đất đai và thị trường BĐS. Hiện nay, nguồn thu ngân sách từ đất thường chiếm khoảng trên dưới 8% tổng nguồn thu ngân sách của địa phương.
“Nếu biên độ tăng giá trong khung giá đất, bảng giá đất quá lớn thì có thể dẫn đến việc tận thu. Trước mắt, có thể làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước tăng, nhưng về lâu dài có thể lợi bất cập hại, bởi vì có thể dẫn đến doanh nghiệp thu hẹp hơn quy mô sản xuất kinh doanh, người dân không làm được “sổ đỏ” dẫn đến giao dịch ngầm, mà hệ quả là có thể làm sụt giảm nguồn thu của Nhà nước”, ông Châu nhấn mạnh.
Theo đại diện HoREA, có ý kiến cho rằng việc tăng khung giá đất, bảng giá đất sẽ giúp cho cá nhân, hộ gia đình được nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cao hơn, khi Nhà nước thu hồi đất. Ý kiến này chưa thật chính xác, bởi lẽ công tác tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo 05 phương pháp định “giá đất cụ thể”, theo quy định tại Khoản (4.đ) Điều 114 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, còn “Bảng giá đất” được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai.
“Tôi đề xuất 2 phương án, một là, đề nghị Chính phủ xem xét, ban hành Khung giá đất giai đoạn 2020-2024 trên cơ sở giữ nguyên mức giá của Khung giá đất giai đoạn 2014-2019. Hai là, trong trường hợp buộc phải tăng mức giá của Khung giá đất giai đoạn 2020-2024, Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét quyết định mức giá chỉ tăng khoảng 15% để không tác động nhiều đến môi trường thu hút đầu tư và nghĩa vụ của các cá nhân, hộ gia đình”, ông Châu nêu đề xuất.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Đất vàng TP.HCM sẽ có khung "giá kim cương"
Việc tăng khung giá đất ở nhiều nơi theo dự kiến bảng giá đất áp dụng cho năm 2020-2024 sẽ đẩy giá đất lên cao hơn nữa, thậm chí phi lý.
Tăng gấp đôi so với khung giá đất cũ tại TP.HCM sẽ tác động đẩy giá thị trường bất động sản lên cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành nghị định thay thế Nghị định số 104/2014/NĐ-CP quy định về khung giá đất, đảm bảo phù hợp với thực tế để UBND cấp tỉnh kịp thời xây dựng và công bố bảng giá đất vào ngày 1/1/2020 theo quy định của Luật Đất đai
Với tờ trình đề xuất tăng giá đất tại nhiều địa phương, khung giá đất mới nếu được duyệt ban hành, đất vàng nhiều khu vực lên mức giá mà kim cương cũng khó có thể so sánh được.
Ví dụ, tại TP.HCM hiện nay, 3 tuyến đường có giá cao nhất là Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (quận I) đang áp dụng mức tối đa của khung giá đất được ban hành là 162 triệu đồng/m2. Giá đất thị trường ở khu vực này có nhiều điểm có thể cao ngất gấp 3, 4, thậm chí 5 lần mức này.
Trong trường hợp nếu khung giá đất được tăng gấp đôi, khu vực này có thể bị đẩy giá lên tới không chỉ nửa tỷ đồng 1/m2 mà cũng có thể đạt tới cả tỷ đồng/ m2 - tương đương giá 1 căn nhà ở xã hội quy mô nhỏ.
Ở những tuyến đường khác đang có khung giá đất được áp trên 100 triệu đồng/ m2 của trung tâm quận 1 như Công trường Lam Sơn (11 triệu/m2); Hàm Nghi (101 triệu/ m2); Lý Tự Trọng (101,2 triệu đồng/ m2), Tôn Đức Thắng (105 triệu /m2)... giá đất thị trường cũng đều đang ở mức gấp 2-3 lần (xét trọn đường không tính những vị trí đắc địa nhất trên tuyến).
Từ trên đỉnh cao của giá đất này được tính bậc thang gấp đôi lên đỉnh cao của khung giá mới, một điều chắc chắn là chưa nói tới giá đất khu vực này sẽ được thị trường tính toán chóng mặt ra sao, riêng toàn thể giá các tài sản trên đất của khu vực này bao gồm rất nhiều tòa cao ốc văn phòng mà các doanh nghiệp đang thuê hoạt động kinh doanh, làm trụ sở, cũng sẽ tăng phi mã.
Doanh nghiệp sẽ lựa chọn ở lại và chịu đưng cơn phi mã giá này, khấu trừ vào chi phí hoạt động của mình với dạng chi phí thuộc loại thuê mướn văn phòng top đắt đỏ nhất thế giới, hay sẽ trôi theo dòng chảy về vùng ven tìm nơi an cư mới? Cũng chỉ tính riêng điều này, cơ hội hay thách thức cho các doanh nghiệp địa ốc từ bây giờ, đã bày cuộc khá rõ.
Với mức tăng giá dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với khung giá đất cũ tại TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - cho biết hiện bảng giá đất tại TP.HCM tăng quá cao, không phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường, sẽ tác động đẩy giá thị trường bất động sản lên cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân.
Ông Châu cũng cảnh báo với việc tăng giá đất không tính toán trên từng khu vực, tuyến đường, có thể dẫn đến một bộ phận người dân không làm thủ tục cấp sổ đỏ, giao dịch nhà đất bằng giấy tay, làm tăng thị trường ngầm. Với việc này, Nhà nước vừa thất thu thuế, vừa khó quản lý, vừa dễ phát sinh tranh chấp trong xã hội.
Tuy nhiên, ở 1 khía cạnh khác, việc tăng khung giá đất nếu phù hợp thực tế, khu vực, lại là vui mừng của nhiều người dân khi được đền bù thỏa đáng, hợp lý với kỳ vọng và tài sản của dân. Đây cũng là điểm cần tính toán để có sự cân bằng trong xét bảng tăng khung giá đất.
Theo Thuận Hoá/Diễn đàn doanh nghiệp
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu: Sàn chứng khoán là nơi huy động vốn lý tưởng Mặc dù nguồn trái phiếu từ các sàn chứng khoán chưa thực sự hiệu quả như mong đợi nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, đây là nơi huy động vốn lý tưởng dành cho các DN BĐS. Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu Phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với...