Khủng bố, xúc phạm người khác qua tin nhắn, mạng xã hội: Chẳng lẽ bó tay?
Đang đêm bỗng nhận tin nhắn đe dọa, lời lẽ thô lỗ như thét vào mặt. Một ngày, bỗng dưng hình ảnh của mình lan trên mạng với các kiểu bêu xấu nhân phẩm.
Hoang mang, lo âu lan dần đến người thân khi chính mình chưa rõ nguyên do.
Những tin nhắn “khủng bố” gây rất nhiều phiền phức cho người dân – Ảnh: TỰ TRUNG
Người trong cuộc không biết kêu ai trong khi kẻ xấu giấu mặt vẫn nhơn nhơn lấn tới. Ba câu chuyện từ bạn đọc xung quanh chuyện này.
“Khủng bố” đêm khuya
Vào 22h30 ngày 18-8, tôi nhận được tin nhắn với lời lẽ rất thô lỗ. Nội dung ghi rõ tên tôi, số chứng minh nhân dân, nơi tôi làm việc và hăm dọa rằng cuộc sống của tôi và người thân sẽ bị ảnh hưởng bởi những việc tôi gây ra. Họ yêu cầu gọi lại số điện thoại do họ cung cấp để giải quyết.
Tôi đã đọc rất nhiều thông tin cảnh báo, nghĩ rằng đây là tin nhắn đe dọa hoặc lừa đảo. Bản thân tôi không gây hấn, không vay tiền ai để dính đến những đối tượng giang hồ nhắn tin như vậy. Tuy nhiên, khi đọc xong tôi cảm thấy vô cùng sốc, cảm giác có người đang hét vào mặt mình với những lời lẽ bất lịch sự khi mình chưa biết gì, chỉ thấy hoang mang giữa đêm.
Tôi lo lắng vì không biết những thông tin cá nhân của mình đã bị lộ từ đâu, tại sao lại rơi vào tay những người này? Họ có thông tin của tôi và người thân của tôi đến mức nào? Tôi báo với người thân rằng nếu có bất kỳ cuộc gọi nào bất thường hãy báo tôi biết, nhưng ngoài việc chặn số điện thoại của họ tôi cũng không biết làm gì khác. Cơ quan chức năng nào tiếp nhận và xử lý được những tình huống này? Điều này đồng nghĩa rằng những người gặp phải trường hợp như tôi rất có thể sẽ gặp phải tình huống này thêm rất nhiều lần nữa.
Thời buổi nhiều kiểu đòi nợ khủng bố này, nhiều người lo âu không biết có ai trong số người quen của mình gây nợ hay không? Và sự lo âu lan sang cả nhà, chồng con, cả đại gia đình ông bà cha mẹ anh chị em… cho đến khi có thể biết được nguyên nhân từ đâu, vì sao mình bị khủng bố!
Video đang HOT
NGỌC TRÂM (quận Gò Vấp, TP.HCM)
Trắng trợn xúc phạm nhân phẩm
Tôi bị sốc khi nhận một bức ảnh chụp thông tin đòi nợ một nhân viên ở công ty của mình nhưng lại kèm vài hình ảnh chân dung của tôi ghép chung với ảnh các cô gái khỏa thân, thêm dòng chú thích: “Làm gái trả nợ”.
Thông tin trong bức ảnh còn ghi tôi là người cấu kết với nhân viên bị đòi nợ để quỵt tiền của bên cho vay, trong khi tôi không hề đi vay, cũng không nhờ ai vay và càng không biết chuyện nhân viên của mình vay ai, làm gì. Và giờ tự dưng tôi bị người ta gắn cái mác “cấu kết – đồng lõa – bao che hành vi”, “lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm cá nhân chiếm đoạt tài sản”, “làm gái trả nợ”…
Tôi càng sốc hơn khi những thông tin gán ghép này được gửi cho nhiều bạn bè của tôi trên mạng xã hội Facebook. Kẻ đứng sau đã có hành vi xúc phạm nhân phẩm tôi một cách trắng trợn nhưng ngoài sự bức xúc, dường như tôi và những người cùng cảnh ngộ khác chẳng thể làm được gì kẻ xấu giấu mặt kia.
Vụ việc đã khiến tôi bị sốc, ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, cuộc sống của tôi trong một thời gian dài. Rất mong cơ quan chức năng nhanh chóng có biện pháp xử lý mạnh mẽ và triệt để với loại hành vi tấn công người khác kiểu thách thức pháp luật như vầy.
THANH ĐA (quận Tân Phú, TP.HCM)
Hoang mang không biết gọi ai
Dù không hề vay mượn tiền của ai hay bất kỳ công ty tài chính nào nhưng tôi vẫn hoang mang và lo sợ khi nhận được tin nhắn đòi tiền bằng cách đe dọa từ số điện thoại lạ. Tôi đọc báo và xem tin tức nhiều nên thừa biết những chiêu trò nhắn tin này. Nhưng xen lẫn sự bình tĩnh, tự trấn an mình rằng “cây ngay không sợ chết đứng”, tôi bắt đầu hoài nghi biết đâu người thân, người quen hay ai đó đã lấy tên mình đi vay nợ, và giờ chủ nợ đòi đúng “con nợ” theo thông tin trong hợp đồng vay. Và rồi liệu đó chỉ là trò hù dọa hòng để mình chủ động liên lạc lại và rơi vào bẫy của kẻ lừa đảo, hay có thể là họ đang “đòi nợ” thật. Rồi biết đâu một ngày đẹp trời, họ tìm đến mình hoặc người thân của mình hành hung đòi nợ thì sao? Trên mạng xã hội có rất nhiều video quay lại những cảnh đâm chém, hành hung đòi nợ, những màn xô xát, đánh nhau không lý do… Và nó rất có thể vô tình “rơi trúng đầu” mình hoặc những người thân của mình lắm chứ. Không chỉ tôi mà chắc chắn rất nhiều người dân khác cũng có suy nghĩ tương tự khi nhận những tin nhắn đe dọa theo kiểu “khủng bố” kia.
Ai trong tình cảnh như tôi cũng lo lắng như thể có người đang âm thầm “theo dõi” mọi hành động của tôi, khiến tôi càng thêm hoang mang và lo sợ. Tuy nhiên, giờ đem tin nhắn đi báo chính quyền được không, báo đến ai đây? Một tin nhắn ban đầu với giọng hù dọa bâng quơ, bản thân không vay nợ ai, không thù oán ai. Báo tin nhắn rác đến nhà mạng cao lắm chỉ là xử lý số điện thoại đã gửi tin nhắn. Còn con người thực sự – với nguy cơ đe dọa thực sự – vẫn ung dung tự tại tiếp tục dùng số điện thoại khác nhắn tin “khủng bố” tinh thần nhiều người.
Mong cơ quan chức năng quyết liệt xử nghiêm những vụ tương tự để răn đe những kẻ bất chấp thủ đoạn, thách thức dư luận và pháp luật bằng tin nhắn và mạng xã hội.
HOÀNG XUÂN (quận Bình Thạnh, TP.HCM)
Đủ chiêu trò app cho vay nặng lãi: 'Có ai chống lưng không mà các app trắng trợn quá?'
Bạn đọc lên án và đề nghị các cơ quan cần mạnh tay hơn nữa đối với các tổ chức cho vay nặng lãi biến tướng thành app cho vay tiêu dùng.
Hình ảnh cá nhân của ông H. bị nhóm "khủng bố" cắt ghép đã chết nhằm mục đích đòi tiền - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Như Tuổi Trẻ thông tin, thời gian gần đây lợi dụng nhu cầu vay tiền với thủ tục đơn giản, không cần thế chấp, nhiều tổ chức tín dụng đen - cho vay qua app đã hoạt động mạnh mẽ trở lại.
Để tiếp cận các "con mồi", một số tổ chức tín dụng đen dùng mọi thủ thuật để "bẫy" người vay bằng các khoản chi phí không rõ ràng, lãi suất "cắt cổ", thậm chí còn biến tướng thành một hình thức lừa đảo mới.
"Các cơ quan chức năng vào cuộc đồng bộ sẽ dẹp được chứ không có gì khó. Ngoài ra, cũng cần kết hợp với việc tuyên truyền đến người dân: Vay dễ, không thế chấp thì lãi phải cao! Đích thị đây là tín dụng đen!".Ý kiến bạn đọc Đình Thắng
Bức xúc trước tình trạng "bẫy" cho vay được "giăng" khắp mọi nơi và ai ai cũng có thể dính "bẫy", nhiều bạn đọc không còn cách nào khác là lên tiếng cầu cứu các cơ quan chức năng vào cuộc.
"Giờ ở đâu cũng có vay qua app, đặc biệt là Facebook. Thậm chí, mình thấy trên ứng dụng Momo cũng có làm dịch vụ thu hộ những app như Tamo, DrDong, Vdong... Thực sự không hiểu" - bạn đọc Hòa Nguyễn viết.
Về sự lộng hành của tín dụng đen, bạn đọc Trần Ngọc Hiếu bổ sung: "Chúng có sợ ai, dán vách tường, nhắn tin qua điện thoại, mạng xã hội, phát công khai tại các chốt đèn giao thông, thậm chí còn liệng tờ rơi vô nhà...".
Để giải quyết tận gốc rễ của vấn đề, bạn đọc Xuân Hồng đề xuất: "Bộ Công an và Bộ Thông tin - truyền thông phải ngăn chặn các ứng dụng (app) cho vay này để người dân khỏi vướng bẫy".
Đó mới là những chiêu tiếp cận để "con mồi" dính "bẫy".
Tiếp theo, khi "cá đã cắn câu", những hình thức sau đó của những kẻ cho vay thật sự "hiện nguyên hình" là nhóm xã hội đen với đủ hình thức hù dọa, khủng bố. Thậm chí đối với những thuê bao điện thoại không liên quan gì cũng là nạn nhân của chúng.
"Người nhà tôi làm kế toán chả liên quan gì cái tổ chức cho vay vậy mà chúng nhắn tin khủng bố dọa nạt. Gọi lại thì máy chúng không nghe, chúng để số liên hệ giải quyết... Khi nói không quen không biết, chúng cũng không tha mà vẫn chửi bới, do đó không còn cách nào khác đành khóa sim tạm thời" - bạn đọc Văn Minh bức xúc.
Trong khi đó, câu chuyện của bạn Trần Thi còn oái oăm hơn: "Mình dùng sim 11 số, sau đó nhà mạng đổi thành 10 số, vô tình trùng với số điện thoại của Trường THCS Thành Minh (của người vay tiền - tên N.C.V. quê Thanh Hóa). Vậy là mỗi ngày mình nhận được tầm 40 cuộc gọi đòi nợ, khủng bố hơn 1 năm. Cuối cùng chịu không nổi đành đổi số điện thoại" - bạn đọc này viết.
Để không còn cảnh người vay trả nợ với lãi suất cắt cổ, đến khi nạn nhân không còn khả năng trả nợ, các tổ chức cho vay đủ trò khủng bố, hù dọa..., nhiều bạn đọc đề nghị phải xóa sổ tận gốc bọn cho vay nặng lãi này thì người nghèo mới không bị sập bẫy nợ của chúng.
"Rất mong cơ quan công an nhanh chóng triệt phá và xử phạt thật nặng các đối tượng cho vay nặng lãi, xóa sạch các ổ nhóm tín dụng đen. Công an khi bắt được bọn này cần điều tra xem có được bóng hình nào chống lưng, bảo kê hay không mà manh động và trắng trợn quá" - bạn đọc Nguyễn Hữu Tuyên viết.
Về giải pháp, bạn đọc Tuấn Anh hiến kế: "Nếu cần triệt tiêu nạn cho vay lãi cắt cổ này tôi nghĩ không khó, chỉ cần hai cơ quan chức năng vào cuộc làm hết trách nhiệm là ổn. Thứ nhất: ngành công an cứ truy ra thuê bao! Thứ hai: ngành truyền thông rà soát và chặn tất cả các cuộc giao dịch của các số thuê bao liên quan đến cho vay nặng lãi ở cột điện, bờ tường... kia đi".
Trong khi đó, bạn đọc Minh Phương bổ sung: "Chỉ cần vô hiệu hóa, xóa bỏ tất cả nghĩa vụ trả nợ các khoản vay vượt quá mức lãi suất trần theo quy định để xem bọn chúng còn dám cho vay nữa không".
Để mình và gia đình không dính "bẫy" các tổ chức tín dụng đen biến tướng, theo bạn cần phải làm gì để đề phòng?
Mua lại thẻ căn cước của mình từ một... cặp đôi thuê phòng khách sạn bỏ lại Anh N.Đ.A. mất ví, trong có thẻ căn cước công dân. Sau đó, anh A. bất ngờ biết căn cước của mình được tài khoản "H.L." rao bán. Người bán nói đang làm lễ tân nhà nghỉ, do các cặp đôi thuê phòng bỏ lại căn cước nên đem bán... Thanh niên có tài khoản "H.L." ra giá CCCD của anh A. là...