Khu vực trung du miền núi phía Bắc: Tìm giải pháp gỡ khó dòng vốn tín dụng
Mặc dù dư nợ tín dụng của cả hệ thống ngân hàng cho khu vực trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) gồm 14 tỉnh có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng tính đến hết tháng 7/2019, con số này mới đạt trên 400 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 5% dư nợ tín dụng của cả nước. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tổ chức Hội nghị để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn vốn tín dụng cho khu vực “phên dậu” này…
Do phải sử dụng nguồn vốn điều hòa từ ngân hàng thương mại cấp trên dẫn đến tăng chi phí nguồn vốn tại khu vực TDMNPB
Báo cáo của NHNN cho biết, đến 31/7/2019, tổng nguồn vốn huy động tại khu vực đạt 381.603 tỷ đồng, tăng 9,08%; dư nợ tín dụng đạt 409.552 tỷ đồng, tăng 4,87% so với cuối năm 2018. Trong đó, dư nợ một số chương trình tín dụng dành cho các ngành, lĩnh vực, lĩnh vực ưu tiên đếu tăng so với cuối năm 2018 như: Tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn đạt 148.312 tỷ đồng, tăng 2,39%; Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đạt 72.629 tỷ đồng, tăng 1,96%; Tín dụng đối với công nghiệp hỗ trợ đạt 2.323 tỷ đồng, tăng 14,72%; Tín dụng đối với DN ứng dụng công nghệ cao đạt 369 tỷ đồng, tăng 53,62%…
Đặc biệt, nhiều ngân hàng đã tích cực triển khai chương trình, gói tín dụng cho vay đối với người dân, DN, hợp tác xã (HTX) như: BIDV triển khai các chương trình, gói tín dụng đối với DNNVV với tổng quy mô lên tới trên 90.000 tỷ đồng; ACB triển khai các chương trình, gói tín dụng đối với DNNVV với tổng quy mô lên tới 11.000 tỷ đồng; VPB cũng triển khai nhiều chương trình, gói tín dụng đối với DNNVV như Chương trình cấp tín dụng dành cho khách hàng DNNVV không có tài sản bảo đảm, cấp tín dụng đối với DN có chủ là phụ nữ, chương trình ưu đãi xuất nhập khẩu; Agribank tích cực triển khai Chương trình tín dụng tiêu dùng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình với quy mô khoảng 5.000 tỷ đồng (đến cuối tháng 7/2019, tại 14 tỉnh khu vực TDMNPB doanh số cho vay đạt gần 196 tỷ đồng cho 7.280 lượt khách hàng vay vốn).
Đối với các chương trình tín dụng chính sách do NHCSXH đang triển khai tại khu vực TDMNPB, đến 31/7/2019 dư nợ cho vay đạt 42.748 tỷ đồng, tăng 6,12% so với 31/12/2018, với hơn 1.486 ngàn khách hàng còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 21,5% tổng dư nợ tại NHCSXH. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp trên 762 ngàn hộ thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm cho trên 204 ngàn lao động… góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới…
Huy động không đủ cho vay
Video đang HOT
Mặc dù cả huy động và cho vay tại khu vực TDMNPB đều tăng (tương ứng 9,08% và 4,87% tính đến cuối tháng 7/2019) nhưng so với cả nước, tỷ trọng còn khá khiêm tốn, đặc biệt dư nợ tín dụng đến hết tháng 7/2019 mới đạt 409.552 tỷ đồng, chiếm 5,29% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã lưu ý: Nguồn huy động tại địa bàn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn và chủ yếu là vốn ngắn hạn trong khi nhu cầu về vốn trung, dài hạn lớn, do vậy phải sử dụng vốn điều hòa từ ngân hàng thương mại cấp trên và các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tiền tệ khác dẫn đến tăng chi phí nguồn vốn và ảnh hưởng đến sự chủ động về nguồn vốn cho vay của các TCTD trên địa bàn.
Phó Thống đốc cũng nêu lên khó khăn thực tế khiến cho dư nợ khu vực này còn thấp, đó là đầu tư cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại khu vực thường gặp phải các rủi ro và khó khăn do đây là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, mưa đá, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi, cho vay các đối tượng chính sách; thiếu các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả…
Các ý kiến tại Hội nghị cũng đã thẳng thắn đề cập đến những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ngân hàng; đồng thời kiến nghị và đề xuất NHNN: tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ ổn định; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục vay vốn… tạo điều kiện cho người dân, DN được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; tiếp tục rà soát và hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách tín dụng ngân hàng…
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, khu vực TDMNPB là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội (KT-XH), quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, do vậy cần tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân, DN, HTX tại khu vực, trong đó tập trung cho đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách…
“NHNN sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng ngân hàng, trong đó có quy định về hoạt động cho vay của TCTD; tổ chức và hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô nhằm tạo điều kiện cho loại hình TCTD này hoạt động ổn định và phát triển an toàn, bền vững; khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân, đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng lành mạnh; tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vi mô phát triển an toàn, hiệu quả…” – Phó Thống đốc Đào Minh Tú cam kết.
Đại diện NHNN cũng lưu ý các TCTD triển khai hiệu quả, kịp thời chương trình, chính sách tín dụng theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN, trong đó có đối tượng thụ hưởng là DNNVV, HTX, người dân. Đồng thời, có chính sách điều hòa vốn phù hợp với từng vùng miền nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) địa phương, trong đó ưu tiên nguồn vốn lãi suất thấp cho các chi nhánh trên địa bàn các tỉnh khu vực TDMNPB để đầu tư phục vụ phát triển KT-XH tại khu vực…
Thanh Thanh
Theo Phapluatvietnam
Dễ vay mua nhà nhưng lãi suất cao
Dù tín dụng bị siết, các ngân hàng đều dành khoản vốn nhất định ưu tiên người vay mua nhà để ở, chỉ có điều lãi suất không còn rẻ.
Đang có nhu cầu vay khoảng 1,4 tỉ đồng mua căn hộ, chị Ngọc Thúy (ngụ quận 2, TP HCM) liên hệ nhân viên một số ngân hàng (NH) tại TP HCM nhờ tư vấn. Các NH đều sẵn sàng giải ngân khoản vay của chị với điều kiện phải chứng minh thu nhập đủ khả năng trả nợ, căn hộ định mua có giấy tờ pháp lý đầy đủ, vay dưới 70% giá trị căn hộ. Mức lãi suất vay dao động 10,5% - 12,5%/năm.
Dễ vay
Thủ tục giấy tờ nhanh, đơn giản nhưng lãi suất là điều chị cân nhắc. "Tính ra mỗi tháng cả gốc và lãi tôi phải trả khoảng 15-16 triệu đồng. Mức này hơi áp lực so với thu nhập của 2 vợ chồng" - chị Thúy bộc bạch.
Vừa được giải ngân 2,5 tỉ đồng vay mua căn nhà tại quận Thủ Đức, TP HCM, anh Bá Dũng (kinh doanh tự do), cho biết lãi suất anh vay tại NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) là 9,2%/năm trong năm đầu. Từ năm thứ 2 trở đi lãi suất điều chỉnh theo thị trường, hiện vào khoảng 11%/năm. "Tính ra mỗi tháng, gốc và lãi tôi phải trả khoảng 30 triệu đồng. Từ ngày vay mua nhà, tôi phải ráng làm nhiều hơn, nhận thêm việc bên ngoài để có đủ chi phí trang trải sinh hoạt gia đình và trả nợ" - anh Dũng chia sẻ.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay các NH đều có gói tín dụng cho người có nhu cầu vay mua nhà chứ không siết như nhiều người nghĩ, song lãi suất đã cao hơn từ 0,5%-1,5%/năm so với trước đây. Chẳng hạn, NH TMCP An Bình (ABBANK) vừa dành 3.600 tỉ đồng gói tín dụng cho khách hàng cá nhân vay mua nhà, vay tiêu dùng với lãi suất từ 7%/năm cố định trong 6 tháng đầu. NH TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) có gói cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà đất lãi suất từ 7,49%/năm trong 6 tháng đầu; 8,99%/năm trong 12 tháng đầu, cho vay tới 85% giá trị tài sản bảo đảm, chấp nhận nhiều loại hình tài sản thế chấp...
Tuy nhiên, giá nhà đất tăng mạnh trong 2-3 năm qua đòi hỏi người vay mua nhà phải có khoản tiền tích lũy nhiều hơn hoặc chấp nhận vay nhiều hơn, đồng nghĩa với tiền gốc và lãi hằng tháng khá lớn. Hiện một căn hộ chung cư phân khúc tầm trung khu vực quận 2, 9, Gò Vấp, Bình Tân... có giá ít nhất từ 2-3 tỉ đồng thay vì 1-2 tỉ đồng như trước. Người mua được vay tối đa 70% giá trị căn hộ (trung bình từ 1,5-2 tỉ đồng), với mức lãi suất trung bình hiện nay từ 11%-12%/năm, tính ra mỗi tháng người vay phải trả thấp nhất 15-20 triệu đồng gốc và lãi, thời gian trả nợ cũng kéo dài hơn trước. "Thu nhập của gia đình gồm 2 vợ chồng nếu dưới 30 triệu đồng chắc tôi không dám vay NH để mua nhà ở thời điểm này" - anh Dũng đúc kết.
Một dự án căn hộ tại TP HCM có sự tham gia bảo lãnh và hỗ trợ cho vay của ngân hàng. Ảnh: TẤN THẠNH
Lãi suất sẽ còn tăng
Ông Hoàng Việt Cường - Giám đốc khối kinh doanh, NH TMCP Nam Á (Nam A Bank) - cho biết hiện lãi vay mua nhà NH đang áp dụng 11%-12%/năm, tùy vào đối tượng khách hàng, thời gian vay ngắn hay dài hạn. Mức lãi suất này đã tăng khoảng 0,5-0,7 điểm phần trăm so với năm trước. Hiện NH vẫn còn hạn mức tăng tín dụng và cho vay mua nhà để ở được NH ưu tiên nên không lo thiếu vốn, chỉ có điều lãi suất nhích hơn nên khách hàng cũng cân nhắc. "Khoản vay mua nhà thường là trung, dài hạn nên NH phải huy động nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất cao hơn thời gian qua. Điều này phần nào lý giải nguyên nhân lãi vay mua nhà nhích lên" - ông Hoàng Việt Cường phân tích.
Lãnh đạo một số NH khác nhìn nhận lãi suất huy động đầu vào thời gian qua đã tăng đáng kể so với trước đó, nhất là lãi suất gửi tiết kiệm trung dài hạn. Hiện nhiều NH đang huy động với lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng từ 8%/năm trở lên nên rất khó để lãi vay mua nhà giảm trong thời gian tới. Chưa kể, hệ số rủi ro áp cho các khoản vay mua nhà ở mức khá cao trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có nhiều rủi ro, đã hình thành mặt bằng giá mới...
Tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 36 của NH Nhà nước quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài mới đây, NH Nhà nước quy định khoản vay mua bất động sản có số dư nợ trên 3 tỉ đồng sẽ áp dụng hệ số rủi ro 150%; từ 1,5 đến 3 tỉ đồng áp dụng hệ số 100%... Quy định mới nhằm hướng tín dụng bất động sản vào nhu cầu thực của người dân, thúc đẩy phát triển phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội. Theo các NH thương mại, dù quy định trên chưa có hiệu lực nhưng các NH đã bắt đầu điều chỉnh để phù hợp dần với quy định mới và khó tránh lãi vay mua bất động sản sẽ tiếp tục đi lên.
Lướt sóng sẽ gặp rủi ro
Theo các chuyên gia, trong xu hướng lãi vay nhích lên, những người có nhu cầu mua nhà để ở thì có thể chấp nhận được. Riêng với những người vay mua nhà đất, căn hộ để đầu tư, lướt sóng sẽ chịu rủi ro hơn, trong bối cảnh mặt bằng giá nhà đất ở Việt Nam đang tăng cao.
Theo Thái Phương
Người lao động
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mạnh cơ cấu cho vay bất động sản Trước quan ngại vốn tín dụng đang dồn vào bất động sản, Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, cơ cấu cho vay bất động sản đã được điều chỉnh. Tỷ trọng tín dụng kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực bất động sản đang giảm. Quan ngại việc dòng vốn tín dụng đổ mạnh vào lĩnh vực bất...