‘Khu vực sông Tranh 2 sẽ có nhiều động đất mạnh hơn’
Thời gian tới, khu vực Bắc Trà My và lân cận – nơi có thủy điện Sông Tranh 2 – động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá 5,5 độ richter.
Sáng nay, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) phát đi kết luận về việc xử lý thấm, kiểm tra đánh giá an toàn, ổn định đập và động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam).
Theo đó, tháng 10/2011 – 9/2012 đã xảy ra nhiều trận động đất lớn nhỏ khác nhau, và đêm 3/9 xảy ra trận động đất lớn nhất có cường độ 4,2 độ richter. Vùng chấn động cấp 4, 5, 6 nằm ở khu vực Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và Phước Sơn cùng xu thế kéo dài theo phương tây bắc – đông nam.
Hội đồng Nghiệm thu đánh giá, xu thế kéo dài theo phương tây bắc – đông nam của các đường đẳng chấn cho thấy vai trò của hệ thống đứt gãy theo phương này đóng vai trò quan trọng như là nguồn phát sinh động đất. Các trận động đất xảy ra vừa qua ở khu vực Bắc Trà My là động đất kích thích liên quan tới việc tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2.
Các vùng chấn động cực đại của các trận động đất lớn nhất đã xảy ra đều không vượt quá cấp 6. Trong thời gian tới, tại khu vực Bắc Trà My và lân cận, động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá giá trị cực đại là 5,5 độ richter.
Video đang HOT
Hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 nhìn từ phía thượng lưu. Ảnh: Trí Tín.
Hiện tượng thấm nước cũng đã giảm mạnh. Đối với 10 khe nhiệt thấm lớn, tổng lưu lượng thấm giảm từ 26,2 lít xuống còn 0,02 lít một giây. Với 20 khe nhiệt còn lại lưu lượng thấm nhỏ (0,015 lít một giây). Riêng đối với nền đập, lưu lượng thấm đo được trước khi xử lý là 4,2 lít một giây và sau xử lý là 3,19 lít một giây. Sau khi xử lý thấm, ở mực nước hồ 144 m, tổng lưu lượng thấm còn 3,23 lít một giây, trong đó bao gồm cả lưu lượng thấm qua nền là 3,19 lít một giây, giảm 89,4% so với tổng lưu lượng thấm trước khi xử lý chống thấm.
Tông thê chất lượng bê tông thường và bê tông đầm lăn của đập đã được thi công đạt yêu cầu thiết kế, đập đã được tích nước theo 2 giai đoạn để kiểm tra trạng thái ứng suất, biến dạng và kiểm tra thấm qua thân đập. Tuy nhiên, chât lượng thi công xây dựng các khe nhiêt chưa được bảo đảm, chưa kiêm tra, nghiêm thu chặt chẽ. Thiêt bị quan trắc chưa được lắp đặt đây đủ trong quá trình thi công xây dựng, môt sô thiêt bị bị hư hỏng chưa được kịp thời khắc phục. Viêc này ngoài trách nhiêm của nhà thâu thi công xây dựng còn có trách nhiêm của tô chức giám sát.
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Công trình có công suất lắp máy 190 MW (2 tổ máy), dung tích hồ chứa 730 triệu m3, kết cấu đập là bê tông trọng lực sử dụng công nghệ đầm lăn. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, Sông Tranh 2 đã xảy ra hiện tượng thấm nước qua đập và động đất bất thường, gây lo lắng cho nhân dân và chính quyền địa phương.
Ngày 21/9, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận, việc chống thấm ở thủy điện sông Tranh 2 đạt kết quả tốt, lưu lượng thấm qua đập giảm gần 90%, thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn thiết kế. Đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, kể cả khi xảy ra động đất lớn hơn so với cấp động đất cực đại trong thiết kế. Động đất tại khu vực huyện Bắc Trà My thời gian qua là động đất kích thích, cấp động đất không vượt quá tiêu chuẩn thiết kế của đập thủy điện Sông Tranh 2.
Đây là trường hợp phức tạp, xảy ra lần đầu tiên với tần suất cao, lại trong lúc mùa lũ đã tới, cho nên, để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du, tính mạng, tài sản của người dân và an toàn công trình, nhất thiết không được chủ quan, lơ là. Vì vậy, chưa tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 mà cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc tác động của lũ, động đất đến công trình.
Theo VNE
Cùng "mẫu số chung" là 5,5 độ richter?
Không chỉ ở thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST), mà phần lớn các công trình TĐ ở Quảng Nam đều được thiết kế xây dựng với khả năng chịu đựng động đất 5,5 độ richter. Vì sao có cùng "mẫu số chung" đó cho đồng loạt các công trình đặt trên nền móng kiến tạo địa chất ổn định lẫn trên đới đứt gãy...?
Cty CP tư vấn xây dựng điện 1 (EVN PECC1) là "tác giả" của phần lớn các công trình nghiên cứu, tư vấn, thiết kế xây dựng... Trong đó có trên 10 nhà máy thủy điện (NMTĐ) lớn ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, chủ yếu tại Quảng Nam. Các nghiên cứu về địa chất kiến tạo, lập hồ sơ tư vấn thiết kế của EVN PECC1 cho các dự án TĐ đều đưa ra "tư vấn" XD công trình có độ kháng chấn động đất 5,5 độ richter. Vậy cơ sở nào để họ đưa ra một "mẫu số chung" như vậy?
Tổng GĐ EVN PECC1 - ông Nguyễn Tài Sơn - cho biết, "mẫu số chung" đó lấy từ thông số cơ bản ở Viện Vật lý địa cầu (VLĐC) để đưa vào các hồ sơ tư vấn thiết kế xây dựng.
PGS-TS Nguyễn Hồng Phương - PGĐ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần VN (Viện VLĐC) - cho biết: Những công trình nghiên cứu để đưa thông số tư vấn thiết kế các dự án thủy điện thuần túy là các hợp đồng kinh tế. Chủ đầu tư đã hợp đồng với 1 hoặc một bộ phận các chuyên gia tại viện để thực hiện. Theo tôi, việc "gán mẫu số chung" về động đất tại các dự án TĐ là sự khiên cưỡng, áp đặt. Đến nay chưa có bất cứ nghiên cứu động đất nào ở khu vực miền Trung. Theo Viện VLĐC, có đến 90% nguyên nhân xảy ra động đất ở Bắc Trà My là khởi nguồn từ hồ chứa TĐST 2. Chắc chắn có mối liên hệ giữa động đất kích thích do tích nước và đứt gãy kiến tạo.
Theo LD
Đánh giá về động đất ở Sông Tranh 2: Sai chồng lên sai Hiện tượng" Sông Tranh đã trở thành điểm nóng không chỉ trên phương tiện thông tin, mà còn thu hút sự quan tâm của giới khoa học. Có nhà khoa học đã trực tiếp khảo sát, nhưng có những ý kiến lại chỉ dựa trên hiện tượng xảy ra... khiến người dân Bắc Trà My hoài nghi về những lời trấn an về...