Khu ‘phố Trung Quốc’ tái xuất sát ‘nách’ Thủ đô
Cách Hà Nội 20 km, các làng nghề mộc Đồng Kỵ, Phù Khê (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từng phải tháo dỡ hàng trăm biển hiệu do vi phạm luật Quảng cáo vào năm 2013. Gần đây, biển hiệu ghi toàn tiếng Trung tái xuất rầm rộ.
Không chỉ vi phạm về kích cỡ, vị trí chữ tiếng Việt, tiếng Trung trên biển hiệu quảng cáo, nhiều cửa hiệu treo biển hiệu chỉ toàn chữ tiếng Trung. Có những đoạn phố khiến có cảm giác không phải ở Việt Nam do nhiều biển hiệu quảng cáo chỉ toàn chữ Trung Quốc…
Người dân địa phương cho biết, phần lớn các sản phẩm đồ gỗ của làng nghề hiện nay xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều thương lái Trung Quốc trực tiếp tìm đến làng nghề giao dịch nên biển hiệu thường phải ghi chữ Trung Quốc.
Theo điều 18 (luật Quảng cáo 2012) quy định về tiếng nói, chữ viết, rất nhiều biển hiệu ở các khu phố thuộc phường Đồng Kỵ, xã Phù Khê, Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) đang vi phạm quy định này.
Biển hiệu với hầu hết là chữ Trung Quốc đặt trên đường 271, đoạn qua phường Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) chỉ người biết tiếng Trung mới có thể hiểu.
Cũng trên mặt đường 271, đoạn qua phường Đồng Kỵ, biển hiệu này không có chữ nào tiếng Việt.
Biển hiệu trong khu công nghiệp Đồng Kỵ chỉ dành cho người biết tiếng Trung.
Video đang HOT
Nhà hàng ven sông Ngũ Huyện Khê thuộc dự án khu đô thị Mạnh Đức (thị xã Từ Sơn) với biển hiệu quảng cáo không có một chữ tiếng Việt nào.
Những biển hiệu quảng cáo ven sông Ngũ Huyện Khê thuộc địa phận thôn Kim Bảng, xã Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) toàn chữ Trung Quốc với vị trí, kích cỡ đều vi phạm luật quảng cáo.
Biển hiệu ở ven sông Ngũ Huyện Khê.
Không ít biển hiệu ven sông Ngũ Huyện Khê in hoàn toàn bằng chữ Trung Quốc.
Một cửa hiệu kinh doanh đồ gỗ tại xã Hương Mạc với biển hiệu hoàn toàn in chữ Trung Quốc.
Cửa hàng bán túi xách, dây lưng da… trên con phố sầm uất thuộc xã Hương Mạc.
Nhiều cửa hiệu nằm trong các con ngõ nhỏ thuộc xã Hương Mạc cũng trưng biển hiệu chỉ toàn chữ Trung Quốc.
Những tấm biển hiệu chỉ có chữ Trung Quốc xuất hiện nhiều trên con phố sầm uất của xã Hương Mạc. Nhiều đoạn phố có cảm tưởng như không phải ở Việt Nam.
Không ít cửa hiệu sản xuất, kinh doanh ở Hương Mạc treo bảng, biển quảng cáo toàn chữ Trung Quốc.
Biển hiệu quảng cáo một khách sạn gồm 3 ngôn ngữ, trong đó chỉ tên khách sạn viết bằng chữ Việt Nam.
Ngay cả quầy bán bánh mỳ nằm trên hè phố trung tâm xã Phù Khê cũng trưng biển hiệu toàn chữ tiếng Trung.
Theo Vietnamnet
Malaysia nổi đóa với phát biểu của đại sứ Trung Quốc về khu phố Tàu
Báo The Star của Malaysia ngày 27.9 đưa tin Bộ Ngoại giao nước này yêu cầu Đại sứ Trung Quốc Huang Huikang làm rõ tuyên bố ông này đưa ra trong chuyến đi đến đường Petaling, tức khu "phố Tàu" ở thủ đô Kuala Lumpur hôm 25.9.
Khu phố Tàu ở Kuala Lumpur - Ảnh: The Malaysian Insider
Trong một thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết sẽ triệu tập một cuộc họp với Đại sứ Huang về vấn đề này vào ngày 28.9.
"Trong chuyến thăm, ông Huang được truyền thông phỏng vấn và những tuyên bố trên truyền thông từ cuộc phỏng vấn đó đã thu hút sự chú ý và gây lo ngại cho dư luận Malaysia. Bộ Ngoại giao hy vọng cuộc họp này sẽ giúp làm rõ vấn đề", Bộ Ngoại giao Malaysia nhấn mạnh.
Trước đó, tổ chức Đoàn Thanh niên của đảng UMNO cầm quyền đã chỉ trích phát biểu của ông Huang, khẳng định không nước nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Hôm 25.9, ông Huang được báo chí dẫn tuyên bố rằng Trung Quốc chống lại những người sử dụng bạo lực để làm gián đoạn trật tự xã hội, ý đề cập đến lời đe dọa của một nhóm người tổ chức biểu tình tại Petaling, tức khu "phố Tàu" ở thủ đô Kuala Lumpur.
"Chính phủ Trung Quốc chống chủ nghĩa khủng bố và bất cứ hình thức phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa cực đoan nào", ông Huang nói với các phóng viên.
Ông Huang cũng cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không ngại lên tiếng chống lại những vụ việc đe dọa các quyền lợi của nước này, xâm phạm quyền của công dân Trung Quốc trong việc làm ăn buôn bán, làm gián đoạn quan hệ giữa Malaysia và Trung Quốc.
Theo trang tin The Malaysian Insider, đường Petaling là hiện trường vụ lộn xộn hôm 16.9 khi cảnh sát phải dùng vòi rồng để giải tán một đám đông phản đối mặc áo đỏ muốn xông vào khu vực này.
Một trong những thủ lĩnh của cuộc biểu tình, Jamal Md Yunos trước đó đe dọa tiếp tục tiến hành tuần hành tại khu phố Tàu của Kuala Lumpur vào ngày 26.9 để đòi chính quyền bắt giữ những thương nhân mà họ cáo buộc bán hàng giả và thực hiện các hoạt động kinh doanh phi pháp. Cuộc tuần hành này sau đó đã bị hủy bỏ.
Trùng Quang
Theo Thanhnien