Khu phố Hoa năm mới vắng tanh
Tết Nguyên đán đến nhưng khung cảnh Chinatown hoang vắng như chốn không người vì London vẫn trong thời gian phong tỏa.
Tại Chinatown London, các buổi diễn, lễ hội hay trình diễn đường phố dịp Tết Nguyên đán (ngày 12/2) đều bị hủy vì nCoV.
Đây là bộ ảnh ghi nhận của Martin Godwin trên tờ Guardian . Việc trang trí đường phố vẫn được tiến hành tuy nhiên không có các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Tiết trời những ngày này ở London là mưa, lạnh có tuyết. Tại khu phố người Hoa còn rất ít cửa hàng mở dù rất vắng khách.
Tiệm phục vụ đồ ăn mang đi vẫn mở cửa phục vụ dù đang trong thời gian phong tỏa.
Chỉ lác đác bóng người đi mua sắm.
Đoạn đường Lisle treo đầy đèn lồng đỏ. Đèn lồng là một phần không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của các nước Á Đông trong nhiều thế kỷ qua.
Video đang HOT
Một cửa tiệm hiếm hoi mở trên phố Wardour – điểm cuối của khu Chinatown.
Góc đường Macclesfield và Gerrard hoang vắng trong đêm 11/2. Chinatown ở London chủ yếu là nơi sinh sống của cộng đồng người Hoa, họ tới đây lập nghiệp từ những năm 1950.
Trước đại dịch Covid-19, Chinatown luôn tấp nập du khách, người dân, ăn uống mua sắm ở các cửa hiệu, nhà hàng, quán bar… Tuy nhiên, hiện tại London phong tỏa kéo dài, khu phố Hoa như biến thành “thị trấn ma”.
Sự thay đổi của những thành phố lớn trên thế giới
Các thành phố nổi tiếng thế giới không phải lúc nào cũng có sự thay đổi rõ rệt. Một số khu vực thậm chí giữ nét kiến trúc gần như nguyên vẹn từ hàng trăm năm trước.
San Francisco, California, Mỹ: Bức ảnh được chụp từ Twin Peaks vào năm 1947 khiến bạn khó có thể nhận ra thành phố San Francisco nếu không định hình được cây cầu Vịnh Oakland nổi tiếng. Sau 70 năm, nơi này đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Điển hình là các tòa nhà cao tầng xuất hiện nhiều ở bờ sông, che lấp tầm nhìn đến cây cầu. Dù vậy, nhiều khu vực vẫn giữ khung cảnh gần như nguyên vẹn.
London, Anh: Canary Wharf là một trong những bến cảng nhộn nhịp nhất thế giới vào đầu thế kỷ 20. Năm 1945, bến cảng bắc qua sông Themes (London, Anh) này được bao quanh bởi những ống khói nhà máy. Ngày nay, những ống khói ô nhiễm đã biến mất, thay vào đó là nhiều tòa nhà chọc trời hiện đại. Hai công trình gần đó là Trường Hải quân Hoàng gia và Biệt thự Nữ hoàng vẫn giữ nguyên vẹn.
Thượng Hải, Trung Quốc: Bến Thượng Hải là một đại lộ nổi tiếng chạy dọc con sông Hoàng Phố. Vào năm 1927, nơi đây có nhiều bến thuyền nhỏ bên bờ sông, phía xa là một số tòa nhà với kiến trúc cổ. Sau gần một thế kỷ, quang cảnh nơi đây đã hoàn toàn thay đổi. Một vài tòa nhà cổ như Ngân hàng Thượng Hải và tòa nhà AIA vẫn được giữ nguyên, phía xa có vô số công trình đã che lấp đi đường chân trời trong quá khứ.
Berlin, Đức: Nhà thờ Berlin là một địa danh quan trọng của thành phố, được xây dựng từ thế kỷ 15. Bức ảnh chụp năm 1890 cho thấy khung cảnh nhà thờ sau nhiều lần trùng tu. Trong các cuộc thế chiến, khu vực này cũng bị tàn phá nhiều lần. Ngày nay, nhà thờ có thay đổi thiết kế đôi chút so với trước kia, chủ yếu ở phần mái vòm. Khung cảnh xung quanh nhà thờ không có nhiều khác biệt.
Dubai, UAE: Được thành lập từ thế kỷ 18, Dubai ban đầu chỉ là một làng chài. Sau khi phát hiện ra những mỏ dầu tại đây năm 1960, Dubai đóng vai trò quan trọng như một trung tâm thương mại của thế giới. Bức ảnh chụp năm 2003 cho thấy thành phố kênh đào Dubai Marina đang bước đầu được xây dựng. Sau 17 năm, những gì hiện ra thật đáng kinh ngạc cho thấy tốc độ phát triển không tưởng của thành phố.
Florence, Italy: Trong khi nhiều nơi trên thế giới thay đổi diện mạo sau mỗi thập kỷ, thì Florence lại gần như giữ nguyên. Bức ảnh chụp năm 1893 cho thấy vẻ đẹp nguy nga của thành phố lịch sử này cũng không khác biệt so với hiện tại. Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, các công trình độc đáo của Florence thậm chí đã được bảo tồn từ thế kỷ 16.
Sydney, Australia: Sydney là thành phố đông dân nhất ở Australia, nơi có lịch sử đầy biến động và bị tàn phá bởi vô số cuộc xung đột. Cây cầu Cảng Sydney được khánh thành năm 1932, tạo cảm hứng lớn cho sự phát triển rộng rãi của thành phố. Ảnh chụp gần đây cho thấy các công trình biểu tượng quanh cây cầu vẫn được giữ nguyên như nhà hát Opera Sydney. Các tòa cao ốc của xuất hiện nhiều hơn, cùng một công viên giải trí mọc lên tại bến cảng.
New York, Mỹ: Rất ít địa danh ở New York có sự thay đổi mạnh mẽ như Quảng trường Thời đại. Trong quá khứ, khu vực này là một ngôi làng nhỏ với nghề sản xuất xe ngựa. Cái tên Quảng trường Thời đại được lấy vào năm 1900 khi ga tàu điện ngầm bắt đầu được xây dựng tại đây. Giờ đây khu vực này là trung tâm của các quán bar, vũ trường, nhà hát và các khách sạn cao cấp. Quảng trường Thời đại cũng vinh dự là địa điểm đại diện cho nước Mỹ trong các sự kiện lớn như chào đón năm mới.
Paris, Pháp: Khải Hoàn Môn là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất của thủ đô nước Pháp, nơi tưởng nhớ những người lính. Bức ảnh chụp đầu những năm 1900 cho thấy kiến trúc quy hoạch tổng thể của thành phố xung quanh Khải Hoàn Môn, với những con đường rợp bóng cây xanh. 100 năm sau, khu vực này dường như có rất ít thay đổi. Thậm chí cây xanh tô điểm trên các con đường cũng được giữ nguyên.
Barcelona, Tây Ban Nha: Vương cung thánh đường Sagrada Familia (Barcelona, Tây Ban Nha) là một tuyệt tác kiến trúc của kiến trúc sư huyền thoại Antoni Gaudí. Ông bắt đầu công việc xây dựng thánh đường từ năm 1882. Bức ảnh chụp năm 1940 cho thấy sau 60 năm thánh đường đã được hình thành một phần. Sagrada Familia ngày nay trông hoàn toàn khác với nhiều thay đổi kinh ngạc. Theo ước tính, vương cung thánh đường này sẽ hoàn thành vào năm 2032, sau 150 năm xây dựng.
Công trình nổi tiếng thế giới dưới góc nhìn lạ Tác phẩm chụp tháp đồng hồ Big Ben về đêm và Thành cổ Karim Khan đạt giải nhiếp ảnh kiến trúc Art of Building năm 2020 mới công bố. Cuộc thi ảnh kiến trúc Art of Building do Học viện xây dựng Anh (CIOB) tổ chức năm 2020 vừa qua, thu hút hơn 3.500 tác phẩm dự thi. Sau thời gian chọn lọc,...