Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM công bố 4 giống cây ngắn ngày
Ngày 30-10, Ban quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM (AHTP) công bố 4 giống cây trồng ngắn ngày đã được Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao (trực thuộc AHTP) nghiên cứu, chọn lọc và sản xuất trong nước, gồm: dưa lưới, dưa leo, ớt, khổ qua.
AHTP đã chuyển qua và tặng cho Hội Nông dân TPHCM một số hạt giống trên.
Theo Tiến sĩ Đỗ Việt Hà, Phó ban quản lý AHTP, nhờ ứng dụng kỹ thuật mới, kỹ thuật điện di, cho phép đánh giá gián tiếp độ dò tìm bộ gien để xác định độ thuần hạt giống, phục vụ việc lọc giống, lọc dòng, nên thời gian tạo ra bộ giống phù hợp chỉ khoảng 3 năm, thay vì 5 năm.
Cũng trong dịp này, AHTP công bố 5 mô hình trồng trọt ứng dụng khoa học công nghệ (AHTP hoàn thiện quy trình công nghệ), đã được chuyển giao cho các doanh nghiệp, hộ dân trồng 5 năm qua ở 30 tỉnh, thành (vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và TPHCM), được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) công nhận là tiến bộ kỹ thuật quốc gia. Đó là quy trình trồng một số loài rau ăn lá (cải bẹ xanh, xà lách, cải ngọt) trên giá thể nhà màng, quy trình trồng dưa lưới, trồng cà chua bi, trồng ớt và quy trình từ sản xuất đến sơ chế rau ăn lá theo chuỗi khép kín đạt chuẩn an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Theo Báo Mới
"Mái nhà, góc phố" giúp TP.HCM trình diện NNCNC trong 5 năm tới
Tại cuộc Hội thảo "Mô hình ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và khả năng áp dụng cho TP.HCM", ngày 30.10, ông Từ Minh Thiện-Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) khẳng định, 5 năm nữa TP.HCM sẽ hình thành nền NNCNC.
Cũng theo ông Thiện, NNCNC của TP sẽ rõ nét hơn trong đô thị, khi mà đất nông nghiệp ngoại thành mất dần do công nghiệp hóa, đô thị hóa. Lúc ấy, nông nghiệp của TP hầu như không còn làm theo kiểu truyền thống nữa mà khu trú dưới "mái nhà, góc phố", được ứng dụng công nghệ cao để sản xuất và tự cung, tự cấp.
"5 năm nữa TP sẽ lộ diện nền NNCNC, sẽ nhận thấy rất rõ ràng" ông Thiện tự tin.
Trong trang trại nuôi cá cảnh CNC xuất khẩu của Công ty Vina Fish Farm (TP.HCM)
Theo các chuyên gia nông nghiệp, để hình thành nền NNCNC cần có 2 điều kiện: tư duy nông dân và công nghệ. Tuy nhiên, ông Thiện thừa nhận, về tư duy làm NNCNC của hơn 300.000 hộ nông dân ở TP hiện nay vẫn đang ở mức khá thấp.
"Tôi lạc quan về công nghệ hơn. Hiện, TP có những mô hình làm nông được đầu tư CNC rất tốt. Công nghệ ở đây thuộc loại tiên tiến của thế giới. Có thể xem, những mô hình này đứng vào top đầu của Đông Nam Á. Có doanh nghiệp đầu tư NNCNC đã sản xuất công nghệ bán ra nước ngoài", ông Thiện thổ lộ.
Trồng dưa lưới CNC tại TP.HCM.
Từ đầu năm đến nay, Thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả 7 chương trình đột phá và 21 chương trình, đề án, chính sách của ngành, đó là Chương trình phát triển rau an toàn, hoa cây cảnh, bò sữa, bò thịt, giống cây - con chất lượng cao, cá cảnh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, xúc tiến thương mại, chuỗi an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Mô hình trồng ớt ƯDCNC xuất khẩu tại TP.HCM. Ảnh. Bà Nguyễn Thị Kim Xuân-chủ trang trại.
Việc ban hành các chương trình, cơ chế, chính sách đặc thù đã giúp cho người dân, doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào sản xuất NNCNC tăng nhanh. Trong 6 tháng đầu năm nay, TP đã phê duyệt 54 quyết định cho 142 hộ được hỗ trợ lãi vay với tổng vốn đầu tư 168 tỷ đồng, tổng vốn vay trên 109 tỷ đồng.
Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, tính đến thàng 8.2018, TP đã chứng nhận VietGAP cho hơn 1.100 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích canh tác hơn 900ha, tương đương gần 5.000ha diện tích gieo trồng. Sản lượng dự kiến gần 120.000 tấn/năm.
Theo Danviet
Long An: 22 cử nhân đại học đầu tiên về làm ở các HTX nông nghiệp Nhằm củng cố bộ máy và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp HTX ứng dụng công nghệ cao và tham gia đề án thí điểm mô hình HTX kiểu mới, UBND tỉnh Long An vừa có quyết định điều hàng chục cán bộ trẻ có trình độ đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) về làm việc. Theo Sở...