Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch – Địa chỉ đỏ lưu dấu chân Người
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là Khu di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, dân tộc.
Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc 15 năm cuối cùng của cuộc đời (từ tháng 12/1954 đến ngày 02/9/1969).
Nhà sàn trong khu di tích
Trong thời gian ở và làm việc tại đây, Người đã cùng Trung ương Đảng và Chính phủ đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ quan trọng là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì hòa bình và tiến bộ xã hội của thế giới.
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch có diện tích rộng 14,7 ha với 20 di tích bất động sản, di tích ngoài trời và 1.738 tài liệu, hiện vật thuộc các nhà Di tích gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Người sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch, đây chính là những bằng chứng sống động và chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất cả tài liệu, hiện vật và các điểm di tích của Người tại khu vực này được bảo tồn tương đối nguyên vẹn như khi sinh thời Người sống và làm việc ở đây.
Vườn cây sai trĩu quả
Khu di tích có cảnh quan và môi trường sinh thái trong lành, có hồ nước mát, thảm cỏ xanh, vườn cây với đa dạng các loại như cây ăn quả, cây cảnh, cây bóng mát, cây lấy gỗ… được kết hợp hài hòa và sinh động, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng. Nhiều cây lớn với tuổi thọ hàng trăm năm, không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá, gắn với quê hương, đất nước, gắn với tình đồng chí, bè bạn quốc tế, tình hữu nghị giữa các dân tộc. Đặc biệt, tại đây có những cây do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh tự tay trồng và chăm sóc, đặt tên, có cây được mang về từ nước ngoài, đồng bào trong nước gửi tặng… Mỗi cây đều chứa đựng những kỷ niệm sâu sắc về Người như: cây đa kiên trì, cây xanh bốn mùa, cây vú sữa, cây bụt mọc…
Video đang HOT
Những điểm di tích chính trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch bao gồm:
- Phủ Chủ tịch – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc và tiếp đón khách trong nước và quốc tế trên cương vị người đứng đầu Đảng, Nhà nước.
- Nhà 54 – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 12/1954 – tháng 5/1958.
- Bếp nấu ăn phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
- Căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì họp Bộ Chính trị và tiếp khách.
- Căn phòng trưng bày những chiếc xe ô tô đã dùng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nhà sàn – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 5/1958 – tháng 8/1969.
- Nhà 67 – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong hai năm cuối cùng từ năm 1967 – 1969, cũng là nơi Người dưỡng bệnh và qua đời.
- Phòng trưng bày thiết bị y tế phục vụ chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh những ngày cuối đời.
- Các di tích ngoài trời: ao cá, đường xoài, giàn hoa Phủ Chủ tịch, vườn cây.
Khu Du tích đón rất nhiều lượt khách tham quan trong và ngoài nước đến tìm hiểu, học tập, chiêm ngưỡng nơi ở và làm việc của Bác
Trong 55 năm qua, tất cả các di tích bất động sản và những tài liệu, hiện vật lưu niệm về Người, cùng cảnh quan môi trường được bảo vệ, bảo quản một cách tốt nhất. Đến nay, Khu di tích đã đón gần 90 triệu lượt khách trong nước và bè bạn quốc tế đến tìm hiểu, tham quan, học tập và chiêm ngưỡng nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Ngày 15/5/1975, Bộ Văn hóa đã ban hành Quyết định 38b/VHQĐ xếp hạng Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích lịch sử – văn hoá đặc biệt quan trọng. Ngày 12/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là Di tích quốc gia đặc biệt.
Ngắm động Từ Thức hoang sơ, kỳ vĩ
Động Từ Thức nằm ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), là hang động hoang sơ, kỳ vĩ gắn với câu chuyện ly kỳ của chàng Từ Thức gặp nàng tiên Giáng Hương.
Động Từ Thức nằm trong lòng một quả núi thuộc dãy Tam Điệp, cách TP Thanh Hóa hơn 40 km về phía Đông Bắc. Ảnh: Đình Minh
Hang động này không chỉ có giá trị địa chất, sinh thái mà còn có giá trị văn hóa, lịch sử. Theo anh Mai Thế Hải - hướng dẫn viên khu di tích cho hay, động Từ Thức là nơi mà chàng Từ Thức, một nhà thiền sư nổi tiếng thời Lý - Trần đã gặp được nàng tiên. Ảnh: Đình Minh
Trước cửa động có một cây gắm lâu đời, thân dây quấn quanh cây thị cổ, vắt ngang lối đi tạo nên những chiếc võng đung đưa trong gió. Theo người dân địa phương, cây gắm này đã mọc và phát triển từ nhiều đời nay. Ảnh: Đình Minh
Anh Mai Thế Hải cho biết: Ở cửa động Từ Thức có tấm bia đá khắc bài thơ của Lê Quý Đôn khi ông qua đây vãn cảnh. Còn trên phiến đá, có khắc bài thơ của vua Lê Thánh Tông. Ảnh: Đình Minh
Động Từ Thức được xếp hạng di tích danh thắng quốc gia năm 1992. Theo UBND huyện Nga Sơn, mỗi năm, nơi đây đón hàng vạn lượt khách tham quan, vãn cảnh, chủ yếu vào mùa lễ hội và dịp Tết. Ảnh: Đình Minh
Anh Mai Thế Hải cho biết, theo sử cũ chép lại, Từ Thức là một nhân vật lịch sử có thật sinh sống dưới thời Trần, thế kỷ XIV, làm quan ở Tiên Du, Bắc Ninh. Ông nổi danh là người thông minh, ham học, làm quan và luôn có lòng thương dân. Ông thường dành lương bổng mua thóc gạo phát chẩn cho dân những năm đói kém mất mùa. Ảnh: Đình Minh
Thuyết minh viên kể lại rằng: Tương truyền, Từ Thức vốn thích ngao du sơn thủy, thưởng ngoạn phong cảnh và làm thơ. Trong một lần dự hội xem hoa, chàng bắt gặp một thiếu nữ tuyệt sắc giai nhân, khi ngắm hoa đã vô ý làm gãy cành mẫu đơn và bị nhà chùa giữ lại. Với tấm lòng nghĩa hiệp, chàng liền cởi chiếc áo gấm mặc ngoài để giúp người thiếu nữ chuộc tội. Sau đó, Từ Thức từ quan về quê để vui thú non nước. Ảnh: Đình Minh
'Một hôm, trông ra cửa biển Thần Phù, chàng thấy có áng mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen. Từ Thức bèn chèo thuyền ra phía núi và bước vào bên trong một hang động. Khi bước vào, chàng say đắm trước cảnh tiên bồng và biết được đây chính là nơi ở của nàng tiên hội hoa năm nào. Kể từ đó, chàng Từ Thức sánh duyên cùng nàng tiên Giáng Hương', thuyết minh viên Hải nói. Ảnh: Đình Minh
Thông tin từ UBND xã Nga Thiện, động Từ Thức dài hơn 200 m, rộng cả nghìn m2, bên trong có vô số thạch nhũ hình thù lạ mắt. Ảnh: Đình Minh
Dưới ánh điện nhiều màu sắc càng làm cho hang núi thêm lung linh huyền ảo. Ảnh: Đình Minh
Anh Mai Thế Hải cho biết: Người dân địa phương đã tưởng tượng ra những câu chuyện thần tiên như kho vàng, núi bạc, tượng phật, đài sen gắn với từng mảng thạch nhũ khiến nhiều du khách thêm mê hoặc, cuốn hút. Ảnh: Đình Minh
Trong những năm gần đây, huyện Nga Sơn đã đầu tư nhiều dự án để nâng cấp hệ thống giao thông, cải tạo khuôn viên quanh động Từ Thức và các di tích phụ cận để khai thác tiềm năng du lịch. Ảnh: Đình Minh
Hướng dẫn chi tiết hành trình về thăm Truông Bồn, Nghệ An Truông Bồn, địa danh nổi tiếng gắn liền với lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam, nằm trên địa bàn xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Khu di tích Truông Bồn được xây dựng trên diện tích gần 22ha, nằm ở tuyến đường chiến lược 15A đi qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô...