Khu “đèn đỏ”: VN có thể học nước ngoài?
Nhiều người cho rằng có lẽ Việt Nam nên thí điểm mô hình “phố đèn đỏ” như một số nước để dễ quản lý người hành nghề mại dâm.Nhưng tại những nước đã hợp pháp hóa ngành “công nghiệp sung sướng” này, liệu có phải mọi chuyện đều êm đẹp?
Loạt bài này sẽ giới thiệu mô hình quản lý, những vấn đề văn hóa – xã hội và những tranh cãi về pháp lý liên quan đến hợp thức hóa hoạt động mại dâm ở một số nước trên thế giới nhằm giúp nhìn ra những kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam.
Bài 1: Quản lý gái mại dâm: Mỗi nước một kiểu
Mại dâm tại một vài nước được thừa nhận là một nghề dưới sự kiểm soát nhất định của chính quyền. Cách thức quản lý mỗi nước một khác, nhưng đều nhằm mục đích đưa ngành “công nghiệp sung sướng” dễ kiểm soát hơn, bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ làm nghề bán sắc.
Hà Lan: Mại dâm “chính quy”
Là một thành phố cảng, hoạt động mại dâm ở Amsterdam có từ lâu đời. Ngày nay, không chỉ các thủy thủ, mà rất nhiều khách du lịch ban đêm đều đổ về “Quận đèn đỏ”.
Hà Lan chính thức hợp pháp hóa nghề bán dâm từ năm 2000 với mục đích giải phóng gái mại dâm, cải thiện vị trí của gái mại dâm so với chủ cơ sở mại dâm đưa hoạt động mại dâm trở nên công khai để dễ kiểm soát dễ đối phó với những hoạt động phạm pháp liên quan tới mại dâm. Tất cả các hoạt động kinh doanh tình dục đều phải xin giấy phép của chính quyền thành phố để bảo đảm rằng họ thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý trong lĩnh vực này.
Một góc “phố đèn đỏ” ở Armsterdam, Hà Lan
Video đang HOT
Ở Hà Lan, mỗi gái bán hoa đều phải khai báo thu nhập và đóng thuế. Cảnh sát, hội đồng quận và cơ quan y tế thành phố là những cơ quan chịu trách nhiệm giám sát thi hành luật. Cảnh sát kiểm soát các cơ sở bán dâm để bảo đảm rằng trẻ vị thành niên hoặc người bất hợp pháp không hành nghề. Cơ sở nào có gái bán dâm bất hợp pháp hoặc người chưa thành niên có thể bị đóng cửa. Cho tới nay đã có ít nhất 30 cơ sở bán dâm bị rút giấy phép vì phạm luật.
Chính quyền Hà Lan cho rằng việc cấm một hiện tượng xã hội đã tồn tại dai dẳng thì rất khó kiểm soát, do đó rất khó loại bỏ các hoạt động trái pháp luật như buôn bán phụ nữ, lạm dụng người chưa đủ tuổi trưởng thành.
Hà Lan đang có khoảng 15.000-30.000 gái bán dâm. Những cô gái này được chăm sóc sức khỏe ở các phòng khám miễn phí hoặc giá rẻ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Một số tổ chức (có thể được lập nên bởi chính những người làm nghề mại dâm) như Sợi chỉ đỏ và Trung tâm Thông tin mại dâm có chức năng giúp đỡ gái bán hoa khi họ gặp vấn đề gì đó hoặc đấu tranh cho quyền lợi của họ. Chính vì vậy, luật mại dâm ở Hà Lan được điều chỉnh nhiều trong thời gian gần đây theo hướng có lợi hơn cho phụ nữ làm trong ngành công nghiệp tình dục.
Singapore: Nửa cấm nửa không
Mại dâm ở Singapore được coi là hợp pháp, nhưng nhiều hoạt động liên quan đến mại dâm vẫn bị cấm, như sử dụng phụ nữ dưới 18 tuổi, câu kéo khách ở nơi công cộng, sống bằng nghề mại dâm và duy trì nhà thổ.
Trên thực tế, cảnh sát vẫn cho qua và kiểm soát số ít nhà thổ. Gái mại dâm ở những cơ sở này đều phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ và phải mang theo thẻ chứng nhận sức khoẻ. Tuy nhiên, ngoài các cơ sở mại dâm có kiểm soát, gái mại dâm còn có rất nhiều tại các cơ sở mát-xa hay spa trá hình. Một số tiệm mát-xa còn sử dụng phụ nữ từ Trung Quốc và cung cấp dịch vụ mát-xa để che mắt hoạt động bán dâm. Những hoạt động này bị coi là phạm pháp, và chủ cơ sở có thể phải ngồi tù nếu bị phát hiện. Tuy nhiên, gần như mọi khách hàng của những tiệm này đều biết dịch vụ bên trong thực sự là gì.
“Quận đèn đỏ” chính ở Singapore thường là Geylang. Nhưng Orchard Towers, nơi được mệnh danh là “Bốn tầng của gái điếm” là địa điểm tập trung của gái bán hoa. Một số quán bar cũng cung cấp dịch vụ “sung sướng”. Internet là thị trường mại dâm ảo khó kiểm soát không kém gì ở Việt Nam. Những tay dắt gái phi pháp thường cung cấp gái mại dâm đến từ Thái Lan, Trung Quốc và Philippines – những người tới Singapore qua con đường du lịch ngắn hạn nên không bị kiểm tra sức khoẻ
Thái Lan: Bất hợp pháp nhưng vẫn công khai
Mại dâm thực ra bị coi là phạm pháp ở Thái Lan. Tuy nhiên, các nhà thổ vẫn hoạt động công khai dưới sự bảo trợ của các tập đoàn mafia và quan chức, đến mức rất nhiều người lầm tưởng mại dâm là nghề hợp pháp ở quốc gia Đông Nam Á này.
Một người hành nghề mại dâm chuyển giới đang chào mời khách hàng tại lối vào của một quán bar nằm trên phố Soi Nana ở Bangkok, Thái Lan
Hoạt động mua bán dâm diễn ra công khai trên khắp đất nước. Các quan chức địa phương hưởng lợi từ ngành công nghiệp này vẫn đang che chở cho các hoạt động đó. Cho tới nay, Thái Lan được nhiều khách coi là thiên đường du lịch tình dục. Nước này cũng cấm gái mại dâm dưới 18 tuổi.
Rất khó đưa ra con số thống kê gái mại dâm đang hoạt động ở Thái Lan. Theo một số nghiên cứu, nước này có khoảng 200.000 – 300.000 gái mại dâm.
Mỹ: Phần lớn mại dâm chui
49 trên tổng số 50 bang của Mỹ cấm nghề mại dâm. Mỗi bang có quyền tự quyết định tính hợp pháp của nghề này. Nevada là bang duy nhất cho phép một số dạng bán dâm tại vài địa hạt. 8 địa hạt của Nevada có nhà thổ “chính thức” đang hoạt động. Chính phủ Mỹ thường coi mại dâm là tội phá rối trật tự công cộng. Dù vậy, hoạt động mua bán dâm vẫn diễn ra rộng rãi dưới 3 hình thức: mại dâm đường phố, nhà thổ và bảo kê.
Một số tội liên quan tới mại dâm ở Mỹ bị phạt rất nặng. Trước đây từng có một người đàn ông bị xử 40 năm tù vì ép buộc một số phụ nữ trở thành gái bán dâm. Trong vụ án khác, một người bị án tù chung thân vì bán một bé gái để phục vụ mục đích mua dâm.
Theo 24h
Lập khu "đèn đỏ" ở VN: Ý kiến trái chiều
Hàng năm ở Hà Nội, có thể nói việc bắt, phá các tụ điểm mại dâm phải phát hiện đến hai nghìn người bán dâm, nhưng số lượng bắt buộc đưa vào cơ sở giáo dục lao động xã hội chỉ khoảng 200 người.
Càng gần ngày Luật Xử lý vi phạm có hiệu lực, quy định không áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại địa phương và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm càng khiến nhiều người nghi ngại, lo lắng nạn mại dâm sẽ bùng phát, gia tăng đột biến khi tất cả số gái bán dâm đang bị quản lý được "tự do".
Bên lề hội nghị triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp vừa tổ chức, bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội (Trung tâm GDLĐXH số 2) cho rằng, số người bán dâm đang bị quản lý chỉ là "muối bỏ bể" so với số người "hành nghề" trên thực tế.
Từ thực tiễn quản lý tại Trung tâm GDLĐXH số 2 trong nhiều năm, theo bà, việc không bắt buộc đưa vào cơ sở chữa bệnh, giáo dục với người bán dâm có ảnh hưởng tiêu cực gì với xã hội?
Tại Trung tâm GDLĐXH số 2, để chuẩn bị triển khai qui định mới này, chúng tôi đã rất thận trọng, đã tiến hành các cuộc khảo sát, xem tâm tư nguyện vọng của chị em khi trở về như thế nào. Đa số chị em có mong muốn được gia đình đón nhận. Trung tâm cũng đã có các phương án để đưa chị em trở về, đó là mời các gia đình lên, tư vấn cho gia đình, và hỗ trợ cho các em tiền đi đường. Chúng tôi cũng phân tích cho các gia đình rằng nhận thức của người bán dâm rất hạn chế, nhiều người suy nghĩ rất đơn giản, thậm chí không nhận thức được nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tình dục, nhất là HIV/AIDS. Chúng tôi cũng nói rõ, tuy người bán dâm không bị xử lý vi phạm hành chính bằng biện pháp đưa về trung tâm giáo dục nữa, nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính, vì bán dâm là hành vi vi phạm.
Nhiều người không biết rằng, số người bán dâm được đưa vào các Trung tâm chiếm tỷ lệ rất ít, rất nhỏ so với thực tại. Cho nên số người bán dâm nếu thả hết ra ngoài, đưa trở về xã hội, thì lượng người bán dâm cũng chẳng tăng lên đáng kể. Thế nên, việc này không có gì xáo trộn cả. Vấn đề quan trọng là làm sao mình tuyên truyền để người bán dâm nhận thức rằng, việc họ không bị bắt buộc đưa đi giáo dục nữa không đồng nghĩa với việc được phép hành nghề bán dâm, được công nhận bán dâm là một nghề.
Bà Nguyễn Thị Phương: Ở Việt Nam cũng nên thí điểm khu "đèn đỏ" tại các khu du lịch
Bà có thể nói cụ thể về tỷ lệ gái bán dâm ở trong các trung tâm và ngoài xã hội trên địa bàn Hà Nội?
Hàng năm ở Hà Nội, có thể nói việc bắt, phá các tụ điểm mại dâm phải phát hiện đến hai nghìn người bán dâm, nhưng số lượng bắt buộc đưa vào cơ sở giáo dục lao động xã hội chỉ khoảng 200 người thôi. Còn lại, phạt hành chính xong rồi thả. Mà số bị bắt cũng chỉ là số nhỏ, nên 200 người đang quản lý, thả ra chỉ như muối bỏ bể. Ngay cả gái bán dâm cũng cho biết "dù tất cả chúng em trong này ra thì cũng chẳng thấm gì với số người bán dâm hiện nay cả". Trung tâm GDLĐXH số 2 hiện quản lý khoảng 1.000 học viên, trong đó có 200 gái bán dâm, còn lại là người nghiện ma túy, cả nam lẫn nữ, riêng nữ nghiện ma túy của Hà Nội theo hồ sơ quản lý đã là 500 người.
Theo bà, việc đưa người bán dâm trở lại cộng đồng có khó khăn gì không?
Trên thực tế thì những em có gia đình và gia đình sẵn sàng đón về thì thuận lợi, nhưng cũng không ít trong số các em ở trung tâm là người không nơi nương tựa, không có nơi để trở về. Không ít người bán dâm khi vào Trung tâm cho biết họ mong muốn được CA bắt để có thể thoát khỏi sự bảo kê, chủ chứa. Nghĩa là, nhiều người đã không muốn hành nghề này nữa, nhưng không có nơi để trở về.
Ví dụ, trường hợp một em bị bán sang Trung Quốc từ năm 14 tuổi, đến năm 18 tuổi trốn thoát được về Việt Nam, thì lại bị lừa bán tiếp vào các ổ chứa ở Việt Nam. Trong 1 trận truy quét, em bị bắt và đưa vào Trung tâm. Em này gia đình hoàn cảnh, bố mẹ bỏ nhau, bố đã lấy vợ khác ở một tỉnh miền núi rất xa, gần như em không có thông tin gì về bố. Còn mẹ cũng đã lấy chồng ở Hòa Bình, có với bố dượng một người con trai. Khi về Việt Nam rồi, có hai lần em đi tìm được mẹ thì bị con trai của bố dượng đánh dã man và đuổi đi. Cuộc sống của mẹ em khó khăn nên chẳng giúp gì cho em được. Em nói với tôi rằng "nếu cô cho em ra, thì em không biết đi đâu về đâu!".
Hay tại Trung tâm chúng tôi có khoảng 20 chị nhiễm HIV, gia đình kỳ thị, xã hội kỳ thị, không có cơ hội trở về gia đình nữa. Họ cũng không muốn đi bán dâm nữa vì sẽ lây bệnh cho người khác. Số này, hiện Trung tâm bố trí để chăm sóc, nuôi dưỡng những trẻ do con của những người bán dâm sinh ra. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít, còn số đông thì giải quyết thế nào?
Vì vậy, điều quan trọng là làm sao để giúp đỡ được những người bán dâm có hoàn cảnh yếu thế. Chúng ta không bắt, không xử lý nhưng phải có những biện pháp để đưa những người có bệnh vào cơ sở chữa bệnh, người không nơi nương tựa vào cơ sở bảo trợ xã hội, xem các Trung tâm như nhà tạm lánh, giúp chữa bệnh và tạo công ăn việc làm tại chỗ để người ta tự nuôi sống bản thân, tương tự như xử lý người lang thang, cơ nhỡ. Thay bằng bắt buộc như trước đây, thì phải tuyên truyền, tư vấn để người bán dâm biết nếu họ mắc bệnh và tự nguyện đi chữa bệnh thì họ sẽ được đưa vào các Trung tâm. Khi họ tự nguyện vào chữa bệnh thì họ không mất bất cứ "quyền" gì, tất nhiên là không thể vừa chữa bệnh vừa đi bán dâm vì như thế thì không thể chữa khỏi được. Về thời gian chữa bệnh thì chỉ qui định thời gian tối thiểu theo phác đồ điều trị của ngành y tế, còn thời gian tối đa thì cho họ lựa chọn.
Nhìn chung, người bán dâm có trình độ nhận thức vô cùng thấp, chỉ học hết cấp 1, cấp 2 thôi, nên nói đào tạo nghề cho họ thì hơi "cao sang", mà chỉ mang tính chất là truyền nghề, cầm tay chỉ việc. Khi họ đã ở trong Trung tâm, không mất tiền nhà ở, thì chỉ cần thu nhập tầm 1 triệu - 1,5 triệu đồng là đủ sống.
Nhiều người cho rằng để hạn chế nạn mại dâm, phải xử phạt nguồn "cầu" chứ không phải phạt nguồn "cung"?
Đừng nên hiểu như vậy. Phải nói thật với nhau một điều rằng là đã là nhu cầu thì không thể hạn chế triệt để được, với cả nam và nữ. Cái gì không thể làm được thì không nên cố làm, trong việc này, chỉ nên làm sao để ngăn chặn được bệnh tật lây truyền thôi, xử lý nghiêm với đối tượng bảo kê và chủ chứa...
Vậy theo bà, Việt Nam có nên lập khu "đèn đỏ"?
Nếu nói Việt Nam nên lập khu "đèn đỏ", thì chắc chắn 80% phụ nữ sẽ phản đối, và phần lớn nam giới sẽ đồng tình. Tôi đã sang thăm khu đèn đỏ ở Thái Lan. Người ta có khu đèn đỏ, và khu chữa bệnh cho người bán dâm với số lượng gần 700 phụ nữ. Những người này định kỳ phải đi khám, có bệnh phải chữa khỏi mới được cấp phép hành nghề tiếp. Còn ở Việt Nam, vì vấn đề thuần phong mỹ tục và nhận thức nên còn khó khăn, nhưng cũng nên thí điểm, có thể là tại các khu du lịch.
Khi quản lý được họ, những trường hợp mắc bệnh lậu, nhiễm HIV mà cố tình hành nghề, lây bệnh cho người khác thì sẽ dễ dàng bị xử lý, không theo xử lý vi phạm hành chính, mà theo các luật chuyên ngành, do đó, sẽ hạn chế được bệnh tật lây lan.
Chân thành cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
Theo 24h
Hàng hiệu Ý gian lận xuất xứ để trốn thuế ?: Có quá nhiều điều bất thường Đến hôm qua 3.12, người đại diện của công ty nhập khẩu và kể cả công ty tự nhận là chủ của lô hàng vẫn chưa đến làm việc với cơ quan điều tra. Xe tải bị niêm phong tạm giữ tại trụ sở PC46 - Ảnh: Đàm Huy "Người áp tải" biến mất Theo thông tin mới nhất từ cơ quan công...