Không tưởng ở Thái Bình: Trồng loài cây có tên “cay đắng” nhưng lại cho thành quả ngọt ngào
Từ lâu, cây thuốc lào đã ăn sâu vào vùng đất Thái Thụy (Thái Bình) và là cây trồng chính ở đây.
Cây thuốc lào có thời gian sinh trưởng và thu hái dài ngày, chăm sóc vất vả và rất độc hại, nhưng đến nay vẫn chưa có cây trồng nào có thể thay thế cây thuốc lào bởi nó mang lại giá trị kinh tế cao.
Cây có tên “cay đắng” cho thành quả ngọt ngào: Cây thuốc lào
Theo bà Nguyện Thị Lệ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy (Thái Bình), thời điểm này cây đang đà sinh trưởng mạnh, cần cắt tỉa những lá dưới gốc, những chồi non ở khe lá để cây tập trung dinh dưỡng cho những lá ở trên ngọn. Để cây phát triển khỏe, tránh bị gió, mưa làm gãy đổ, người dân tập trung vun gốc, tạo luống và bón thúc để cây cho năng suất cao.
Vì là cây trồng lấy lá nên mỗi cây thuốc lào, người dân chỉ để khoảng 15-25 lá, đến khi lá già, ngả màu vàng thì tập trung thu hoạch đại trà.
Lá thuốc lào được thu hái hết về nhà, lọc bỏ “cẫng” lá và làm thành cuộn, thái nhỏ, phơi khô. Không riêng gì ở Thái Bình mà các địa phương khác trên cả nước như: Tiên Lãng (Hải Phòng), Thanh Hóa, Nghệ An… cũng trồng nhiều thuốc lào, nhưng chỉ ở vùng đất phù sa của Thái Bình thì cây thuốc lào mới phát triển tốt nhất.
Những luống thuốc lào đang trên đà sinh trưởng, phát triển mạnh ở thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy (Thái Bình).
Video đang HOT
Đây là thời điểm bà con trồng thuốc lào tập trung vun gốc, cắt tỉa lá dưới gốc, bón thúc để cây phát triển khỏe, cho nhiều lá, tránh bị gió mưa làm đổ gãy.
Bà Nguyễn Thị Lệ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy tạo rãnh thoát nước cho cây thuốc lào tránh bị mưa đọng nước làm ngập úng.
Bà con nông dân tập trung làm cỏ, bón phân và vun gốc để cây thuốc lào sinh trưởng tốt.
Bà Nguyễn Thị Tỳ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường cho biết: Năm 2021, gia đình bà trồng 2,5 sào thuốc lào, cho thu hoạch 2,5 tạ. Với giá bán thời điểm đầu tháng 6/2021 gia đình bà thu về 25 triệu đồng. Trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, gia đình cũng có lãi từ 15-18 triệu đồng.
Theo những nông dân trong vùng Thái Thụy, trồng cây thuốc lào rất vất vả, chu kỳ của thuốc lào là 6 tháng kể từ khi gieo hạt đến lúc thu hái. Thứ cây vừa cay, đắng, hao tổn sức khỏe và độc hại là vậy nhưng vì chưa có cây trồng nào có thể thay thế và chính thuốc lào cũng mang lại thu nhập cao hơn các cây trồng khác nên người dân nơi đây vẫn trồng nhiều thuốc lào.
Có nhiều nơi trồng cây thuốc lào, nhưng ở Thái Bình thứ cây vừa cay, vừa đắng lại phù hợp với thổ nhưỡng đất phù sa, cây cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Trồng cây 'cay đắng' cho thu nhập tiền triệu
Từ lâu, cây thuốc lào đã ăn sâu vào vùng đất Thái Thụy (Thái Bình) và là cây trồng chính ở đây.
Cây thuốc lào có thời gian sinh trưởng và thu hái dài ngày, chăm sóc vất vả và rất độc hại, nhưng đến nay vẫn chưa có cây trồng nào có thể thay thế cây thuốc lào bởi nó mang lại giá trị kinh tế cao.
Theo bà Nguyện Thị Lệ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy (Thái Bình), thời điểm này cây đang đà sinh trưởng mạnh, cần cắt tỉa những lá dưới gốc, những chồi non ở khe lá để cây tập trung dinh dưỡng cho những lá ở trên ngọn. Để cây phát triển khỏe, tránh bị gió, mưa làm gãy đổ, người dân tập trung vun gốc, tạo luống và bón thúc để cây cho năng suất cao.
Vì là cây trồng lấy lá nên mỗi cây thuốc lào, người dân chỉ để khoảng 15-25 lá, đến khi lá già, ngả màu vàng thì tập trung thu hoạch đại trà.
Lá thuốc lào được thu hái hết về nhà, lọc bỏ "cẫng" lá và làm thành cuộn, thái nhỏ, phơi khô. Không riêng gì ở Thái Bình mà các địa phương khác trên cả nước như: Tiên Lãng (Hải Phòng), Thanh Hóa, Nghệ An... cũng trồng nhiều thuốc lào, nhưng chỉ ở vùng đất phù sa của Thái Bình thì cây thuốc lào mới phát triển tốt nhất.
Những luống thuốc lào đang trên đà sinh trưởng, phát triển mạnh ở thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy (Thái Bình).
Đây là thời điểm bà con trồng thuốc lào tập trung vun gốc, cắt tỉa lá dưới gốc, bón thúc để cây phát triển khỏe, cho nhiều lá, tránh bị gió mưa làm đổ gãy.
Bà Nguyễn Thị Lệ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy tạo rãnh thoát nước cho cây thuốc lào tránh bị mưa đọng nước làm ngập úng.
Bà con nông dân tập trung làm cỏ, bón phân và vun gốc để cây thuốc lào sinh trưởng tốt.
Bà Nguyễn Thị Tỳ, thôn Thượng Phúc, xã Thụy Trường cho biết: Năm 2021, gia đình bà trồng 2,5 sào thuốc lào, cho thu hoạch 2,5 tạ. Với giá bán thời điểm đầu tháng 6/2021 gia đình bà thu về 25 triệu đồng. Trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, gia đình cũng có lãi từ 15-18 triệu đồng.
Theo những nông dân trong vùng Thái Thụy, trồng cây thuốc lào rất vất vả, chu kỳ của thuốc lào là 6 tháng kể từ khi gieo hạt đến lúc thu hái. Thứ cây vừa cay, đắng, hao tổn sức khỏe và độc hại là vậy nhưng vì chưa có cây trồng nào có thể thay thế và chính thuốc lào cũng mang lại thu nhập cao hơn các cây trồng khác nên người dân nơi đây vẫn trồng nhiều thuốc lào.
Có nhiều nơi trồng cây thuốc lào, nhưng ở Thái Bình thứ cây vừa cay, vừa đắng lại phù hợp với thổ nhưỡng đất phù sa, cây cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Khi cây phát triển đều, người dân sẽ cắt ngọn, chỉ để từ 15-25 lá và tập trung chăm sóc cho đến khi lá ngả vàng thì thu hoạch.
ADVERTISING
X
Phun thuốc phòng trừ dịch bệnh, tránh bị sâu hại ăn lá.
Từ khi gieo hạt đến lúc thu hái là 6 tháng nên cây thuốc lào có thời gian chăm sóc dài ngày nhất, vất vả nhất nhưng bù lại là người nông dân có thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác.
Để năm sau có hạt gieo trồng vụ mới, người dân chọn những cây thuốc lào sinh trưởng khỏe, lá to và sức đề kháng tốt với sâu bệnh, tập trung chăm sóc cho cây trổ hoa để lấy hạt làm giống.
Hoa thuốc lào nở thành chùm, cánh hoa có màu phớt hồng, khi đậu quả to đều như quả sung.
Làm bim bim, hủ tiếu từ thứ củ có nhiều nhất ở Lấp Vò, nữ doanh nhân 8X tính đưa sang Trung Quốc bán Tạm gác công việc kinh doanh ổn định tại TP Hồ Chí Minh, năm 2021, chị Lê Kim Châu (SN 1980) trở về quê hương Long Hưng B, huyện Lấp Vò để khởi nghiệp với sản phẩm củ ấu, một loại đặc sản nổi tiếng của quê hương Lấp Vò. Ở miền Tây, ấu được trồng nhiều ở các tỉnh thành như: An...