Không tự ý tăng liều thuốc bổ
Trong đơn thuốc ghi cho bệnh nhân, ngoài các vị thuốc có tác dụng chữa bệnh bác sĩ còn ghi thêm một số vị thuốc bổ nhằm giúp bệnh nhân chóng hồi phục.
Việc dùng thuốc bổ cần tuân thủ chặt chẽ chứ không được tự ý tăng liều dùng.
Loại thuốc bổ thường dùng là các loại vitamin, viên đạm. Việc bổ sung vitamin chỉ cần khi nhu cầu cơ thể tăng cao, thức ăn hằng ngày không cung cấp đủ, rối loạn hấp thu vitamin từ ruột, nguồn dinh dưỡng không đảm bảo yêu cầu, vitamin còn dùng kết hợp để làm giảm tác dụng phụ của thuốc (điều trị lao bằng Rimifon bao giờ cũng kèm theo vitamin B6).
Do đó, cần tránh lạm dụng dùng vitamin như thuốc tăng lực trong mọi trường hợp. Các hiện tượng thừa vitamin rất khó phát hiện. Nhiều nước đã xây dựng bảng nhu cầu hằng ngày của một số vitamin thông dụng (Recommended Daily Allowance, viết tắt là RDA).
Việc dùng thuốc bổ cần tuân thủ chặt chẽ chứ không được tự ý tăng liều dùng.
Đối với người bình thường có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc bổ sung vitamin từ nguồn dinh dưỡng là vừa đủ. Khi có nhu cầu tăng thường bổ sung lượng vitamin từ 3 – 10 lần RDA. Nếu bổ sung quá 10 lần RDA có thể gây tác hại cho sức khoẻ. Khi dùng vitamin ta cần lưu ý:
- Với các loại vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K): Cần có chế độ ăn nhiều chất béo và có sự nhũ hóa của mật. Do bài xuất ít theo nước tiểu, nếu dùng liều cao, vitamin tích lũy dễ gây ngộ độc.
- Vitamin tan trong nước: Dự trữ hạn chế, nên cần bổ sung hằng ngày, độc tính tương đối thấp, nhưng nếu dùng lượng lớn dài ngày vẫn có thể gây ngộ độc.
- Chú ý các dạng bào chế và hàm lượng từng loại vitamin: Có loại dùng riêng, có loại dùng phối hợp như Polyvitamin. Dùng loại phối hợp có ưu điểm dùng cùng một lúc nhiều loại vitamin có hiệu quả nhanh, nhưng có trường hợp không cần thiết vì có thể gây thừa vitamin.
Video đang HOT
- Đường dùng thuốc rất quan trọng. Cần chọn thuốc phù hợp với bệnh lý và từng bệnh nhân. Bệnh nhân bị cắt dạ dày phải chọn vitamin B12 dạng tiêm vì lúc này thuốc uống không tác dụng.
Các bệnh ngoài da, bệnh mắt dùng các loại thuốc bôi và nhỏ tại chỗ sẽ có tác dụng nhiều hơn. Tuy không phải là thuốc kê đơn nhưng khi dùng phải rất thận trọng để việc dùng thuốc được an toàn và hợp lý.
Theo DS Hải Dương
Bee
Những cái chết vì...thuốc bổ
Không ít người đã suy gan thận, thậm chí tử vong vì mật gấu. (Ảnh minh hoạ)
Sau khi uống rượu pha mật gấu, ông bỗng trở nên đen thui, đen toàn thân kể cả móng chân, móng tay.
Con nuôi gấu, tặng bố 1 cc mật gấu uống tẩm bổ. Ông bố pha mật gấu với rượu, uống xong người bỗng trở nên đen thui như Bao Công, đen đến tận móng tay, móng chân...
Muôn nẻo nạn nhân của mật gấu
Trong quãng đời làm bác sĩ của mình, BS Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch hội Đông y vẫn không thể nào quên một bệnh nhân, vốn là đồng nghiệp ở Bệnh viện y học cổ truyền (Phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội). Con của bác sĩ này nuôi gấu và tặng cho bố 1 cc mật gấu để uống. Nhưng sau khi uống xong rượu pha với mật gấu, ông bác sĩ bỗng nhiên đen thui như Bao Công, đen đến tận móng tay, móng chân. Cả nhà rồng rắn đi khắp nơi chữa bệnh nhưng đều không khỏi. Sau khi được BS Nguyễn Xuân Hướng chữa bệnh, mặc dù da dẻ hồng hào trở lại nhưng bệnh nhân đặc biệt này đã phải "từ biệt" cả bộ móng tay móng chân.
Bệnh nhân thứ hai, phải bỏ mạng vì uống mật gấu với hi vọng tăng cường năng lực đàn ông, chính là một giám đốc sở ở Quảng Ninh. Mặc dù đã được các bác sĩ cấp cứu nhưng bệnh nhân này đã tử vong vì bị suy gan, suy thận do uống quá nhiều rượu pha mật gấu.
Theo các chuyên gia, mật gấu chó hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh nếu uống vào. Thậm chí đó là thuốc độc khiến bạn bị suy gan, suy thận. (Ảnh minh hoạ)
Thêm một nạn nhân tử vong vì việc tin mật gấu giúp khoẻ mạnh hơn, đó là một phụ nữ vốn là cán bộ trong một cơ quan nhà nước. BS Hướng cho biết: "Tôi được cử đến khám cho chị thì thấy chị còn khoẻ mạnh và bảo chúng tôi cho mấy thang thuốc uống cho khoẻ. Nhưng tuần sau chúng tôi đến thấy chị bị phù, da trắng bệch, nằm mệt mỏi trên võng. Tôi bắt mạch xong và hỏi: Tại sao tuần trước vẫn khoẻ mạnh mà bây giờ chị lại ra nông nỗi này. Chị trả lời là không biết. Tôi bảo với y tá chăm sóc là khi nào thấy chị vô niệu thì hãy báo chúng tôi để đi cấp cứu ngay, nhưng lúc đó chị y tá bảo từ sáng tới giờ chị đã không thấy chị ấy đi tiểu được nữa.
Ngay lập tức chúng tôi đưa chị đi cấp cứu tại viện 108. Bác sĩ hỏi mãi thì chị mới nói là chị uống một tí mật gấu bằng hạt gạo, nhưng mật gấu của chị là loại rất tốt. Thế là chúng tôi hiểu chị đã bị suy thận suy gan vì mật gấu. Ngày hôm sau thì chị mất".
Ngoài ra, cũng có những người bị ảnh hưởng chức năng sinh lý, đứng trước nguy cơ vô sinh vì suy giảm chất lượng tinh trùng sau khi dùng hàng loạt các bài thuốc bổ dương, trong đó có mật gấu. Các bác sĩ Đông y cho răng, đó là hiện tượng "cực dương sinh ra cực âm", dùng quá nhiều kiểu bài thuốc bổ dương gây ra liệt dương.
Mật gấu nóng và cực độc
Hầu hết các bác sĩ đều tỏ ra bức xúc khi thấy nhiều đàn ông vẫn thản nhiên uống những bài thuốc truyền miệng giúp khoẻ chuyện ấy từ mật gấu. Vì đây là một quan niệm hết sức sai lầm. BS Hướng khẳng định: "Mật gấu rất nóng và độc. Gấu ăn hàng yến thịt sống mà vẫn tiêu hoá được trong khi con người không ăn được thịt sống, dù chỉ là một miếng cỏn con. Hay gấu uống được hàng lít mật ong, trong khi con người không thể làm được điều đó. Đó là nhờ mật con gấu tiêu hoá tốt. Còn con người, nếu uống mật gấu vào, sẽ bị phá tế bào gan và thận, gây suy gan suy thận dẫn tới tử vong".
Nếu uống mật gấu vào, sẽ bị phá tế bào gan và thận, gây suy gan suy thận dẫn tới tử vong. (Ảnh minh hoạ)
BS đông y Vũ Quốc Trung lý giải thêm: "Mật gấu làm tan huyết, làm cho các mạch máu lưu thông mạnh. Người ta thường dùng mật gấu để xoa bóp những vết thương sau khi ngã xe, tụ máu... Còn nếu uống vào, mật gấu sẽ làm cho máu lưu thông nhanh, khiến vỡ các mạch máu, gây ra chảy máu dạ dày, bục dạ dày và tử vong. Có người còn bị sung huyết khắp nơi vì vỡ các mạch máu, phù nề toàn thân. Và chắc chắn là đông y không hề có tài liệu nói mật gấu tốt cho chuyện ấy".
Là người được cấp bằng sáng chế độc quyền về phương pháp lấy mật không cần giết gấu, PGS Đỗ Khắc Hiếu, nguyên Trưởng bộ môn công nghệ tế bào động vật, Viện Công nghệ sinh học đã từng khẳng định, chỉ có mật gấu ngựa chữa được xơ gan vì có chứa axit ursodeoxycholic (UDC). Nhưng trong thị trường hiện nay, chủ yếu là mật gấu chó, thứ mà gần như không có UDC mà chỉ có axit chenodeoxycholic (CDC). Ngược lại với UDC, CDC không có tác dụng chữa xơ gan mà lại gây viêm gan vì vi khuẩn trong đường ruột sẽ ăn CDC và sản sinh ra axit lithocholic - tác nhân gây viêm gan. Điều này dẫn tới phần lớn người bệnh sẽ bị xơ gan nếu uống nhiều mật gấu chó.
Bất cứ mật của động vật nào cũng nguy hiểm
Rất nhiều người còn uống mật vịt để chữa sỏi thận, sỏi gan, uống mật cá trắm để giúp khoẻ chuyện ấy mà không biết rằng nguy hiểm đang rình rập mình. Ông Hiếu từng cho biết, mật vịt có thể giúp khỏi sỏi gan nhưng sau đó có người đã phải chết vì bị viêm gan có nguyên nhân từ mật vịt.
Riêng quan điểm nuốt mật cá trắm để khoẻ chuyện ấy đã cướp đi sinh mạng của không ít đàn ông. BS Hướng cho biết, ông từng biết một đại uý hăm hở về thăm vợ. Vợ nấu canh chua cá trắm cho chồng ăn, thấy chồng về liền đưa mật cá trắm cho chồng nuốt. Trưa nuốt mật, chiều anh này bí đái, vào viện các bác sĩ đã phải chạy thận nhân tạo nhưng đã không qua khỏi vì suy gan suy thận.
Mới đây, khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng phải vất vả cấp cứu cho bệnh nhân Thành (29 tuổi, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) vì đã nuốt sống bộ mật của con cá trắm nặng hơn 3 kg.
Sau 1h nuốt mật cá trắm, anh Thành đã bị nôn, đau bụng, đi tiểu ít. Khi vào viện, anh đã bị tổn thương gan nặng, suy thận, đau dạ dày. Sau hơn một tuần điều trị, các chức năng thận đang được phụ hồi, chỉ số thận đang tốt lên nhưng anh vẫn phải nằm viện để theo dõi tình trạng suy gan, suy thận.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, thuộc Trung tâm chống độc khuyến cáo, người dân không nên nghe theo các bài thuốc truyền miệng rằng uống mật cá có lợi cho sức khỏe vì chưa có bất cứ tài liệu nào chứng minh mật cá là tốt, trong khi nhiều người đã bị ngộ độc nặng do nuốt mật cá trắm.
BS Hướng khẳng định: "Tất cả các con vật, mật đều độc và không hợp với con người. Con người nấu chín thức ăn mới ăn được, nên mật của con người khác. Mật của con vịt cũng độc với người, vì vịt ăn cua sống, ăn sỏi vào vẫn tiêu hoá được. Nhưng người thì làm sao ăn được những thứ đó? Do vậy, việc ăn mật các loại khác đều rất nguy hiểm cho con người".
Theo VTC
Những tình huống hài Những tình huống hài Nhà nọ nuôi một con mèo cái, con mèo này mới sinh được 6 con. Ông bố lo lắng: - Chúng ta không thể nuôi được từng này con mèo, phải bỏ bớt đi thôi. Cậu con trai đưa ra ý kiến: - Chúng ta nên bán chúng đi thì tốt hơn. - Được thế thì còn gì bằng....