Không trao vàng ngày cưới: Mẹ chồng quá đáng hay con dâu so đo?
Cha mẹ trao con vàng ngày cưới như đặt nền móng cho tương lai sung túc, đủ đầy sau này. Món quà vừa mang giá trị vật chất, vừa nặng về tinh thần.
Nhưng đôi khi, rạn nứt gia đình cũng manh nha từ việc tặng hay không tặng và tặng nhiều hay ít. Như thường lệ, chuyện tiền bạc rất dễ tổn thương tình cảm.
Tặng vàng ngày cưới được coi là lời chúc phúc cha mẹ gửi tới đôi vợ chồng mới. Ảnh minh họa.
Muốn được tặng vàng, vợ chồng tự mua
Cận kề ngày cưới, cô gái trẻ L.H. lên mạng than phiền về chuyện mẹ chồng quyết định không tặng vàng, dù gia đình có điều kiện. Lý do được đưa ra là hồi trước, bà không trao vàng cho vợ chồng anh trai nên giờ nếu tặng con dâu mới, người chị dâu sẽ tủi thân.
“Nếu muốn đẹp mặt, chồng em tự mua vàng để mẹ cho em hôm đó”, cô dâu mới cay đắng thuật lại lời mẹ chồng tương lai.
L.H. nói thêm cô không ham hố mấy chỉ vàng, chỉ là muốn mẹ chồng cho chút ít làm may và mọi người bên nhà mình mát mặt hơn.
Tình huống này dễ dàng nhận được sự đồng cảm từ đa phần chị em đang làm dâu, bởi nó động chạm đến nhiều người, câu chuyện mẹ chồng – nàng dâu cũng luôn là vấn đề nhạy cảm.
Câu chuyện của chị L.H. Ảnh chụp màn hình.
Một số người cho rằng dù ít dù nhiều, mẹ chồng cũng nên trao cái gì đó cho cô dâu. Nó thể hiện sự coi trọng thành viên mới trong gia đình cũng như tôn trọng gia đình nhà gái.
Với họ, lý do “sợ chị dâu tủi thân” không thể chấp nhận. Bà Thu Hường (58 tuổi, Hà Nội) khẳng định cũng là mẹ chồng nhưng bà không đồng tình với bà mẹ trong câu chuyện của chị L.H.
Video đang HOT
Mỗi thời mỗi khác, cách hành xử cũng biến đổi theo xu hướng xã hội, không lẽ chỉ vì ngày trước về làm dâu, bà không được tặng vàng nên khi hai con trai hỏi vợ, bà cũng bỏ luôn để tránh bản thân thiệt thòi.
“Làm như vậy mất mặt cả gia đình chứ không riêng gì con dâu và nhà gái. Nếu lo con dâu khác tủi thân, tôi có thể bù đắp cho con bằng cái khác, không nhất thiết cứ phải chị sao em vậy”, bà Hường nói.
Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy ấm ức thay cô dâu mới. Nhiều người cảm thấy bà mẹ chồng có lý khi không tặng vàng để đảm bảo công bằng giữa các nàng dâu vì mối quan hệ chị em dâu khá nhạy cảm.
Chị Bùi Vui (26 tuổi, kế toán tại Bình Dương) cho rằng cô con dâu quá so đo. Bà mẹ chồng đã giải thích rõ ràng và quả thực, nếu cảm thấy vàng ảnh hưởng đến thể diện, vợ chồng cô dâu có thể mua vàng nhờ mẹ trao, đằng nào số vàng đó cũng thuộc về họ.
Là người đã lập gia đình, chị hiểu việc chuẩn bị cho một đám cưới vất vả đến mức nào và mẹ chồng là một trong những người phải lo lắng nhiều thứ nhất. Do đó, nếu bảo vợ chồng mới tự chuẩn bị vàng thì cũng không có gì quá đáng.
Ngoài ra, nhà có hai con dâu, bà mẹ nhiều lúc rơi vào tình huống khó xử khi đứng giữa họ. Nếu cảm thấy số vàng đó cũng không nhiều nhặn, con cái có thể tự mua thay vì tính toán, tủi thân.
“Nếu biết đặt mình vào vị trí của mẹ chồng hay chị dâu, chắc chắn cô này sẽ bớt so đo”, chị Vui nêu quan điểm.
Mải tính toán, bỏ quên tình cảm
Nhiều người không phán xét đúng sai trong việc tặng vàng hay không, họ chỉ cảm thấy buồn khi chỉ vì chút chuyện nhỏ, cô dâu mới đã ấm ức về mẹ chồng.
Theo họ, quan trọng là cách hai người sống với nhau, đừng để những chuyện nhỏ ảnh hưởng tới tình cảm gia đình.
Chuyện giữ tiền, vàng mừng cưới cũng khiến nhiều mẹ chồng – nàng dâu mâu thuẫn. Ảnh minh họa.
Nhiều người dễ tính an ủi L.H., mong cô dâu mới nghĩ thoáng hơn, đừng để lại khúc mắc trong lòng dẫn đến mất vui trước ngày trọng đại. Nhưng không ít người cảm thấy không hài lòng khi cô gái đưa những bất mãn với mẹ chồng lên mạng.
“Cho dù đầu bài đăng, L.H. hỏi liệu mình nghĩ thế có ích kỷ không nhưng về cơ bản, đọc bài viết, tôi thấy cô này đang nói xấu mẹ chồng”, chị Minh Tâm (35 tuổi, Hà Nam) nhận xét.
Chị nói thêm đây không phải lần đầu tiên câu chuyện mẹ chồng – nàng dâu được đưa lên mạng để người không quen biết phán xét, phân xử. Những mâu thuẫn liên quan đến tiền, vàng mừng cưới cũng không hiếm.
Theo chị, việc này ngoài giúp xả cơn tức ra, chả có tác dụng gì hết. Không những thế, mạng xã hội là môi trường mở, bất cứ ai cũng có thể đọc câu chuyện chia sẻ công khai, biết được người đang kể chuyện là ai dù người đó dùng tài khoản ảo.
“Sẽ ra sao nếu bà mẹ chồng đọc được tâm sự của con dâu mới về chuyện tặng vàng? Bà ấy sẽ thấu hiểu và thay đổi cách nghĩ hay ngay lập tức cảm thấy không hai lòng về cô dâu chưa vào cửa”, chị Tâm đặt câu hỏi.
Giống chị Minh Tâm, Thúy Hà (24 tuổi) không đồng tình với việc lôi chuyện tiền bạc giữa mẹ chồng – nàng dâu lên mạng xã hội.
Không chỉ riêng việc không được tặng vàng vì sợ chị dâu tủi như chuyện chị L.H. kể, nhiều người về làm dâu còn so đo việc ai sẽ giữ tiền, vàng được tặng trong lễ cưới.
Các cô con dâu khẳng định không đưa vàng cho mẹ chồng giữ vì sợ khó lấy lại. Thay vào đó, họ gửi nhờ nhà mẹ ruột. Tương tự, không ít bà mẹ chồng kiên quyết không cho con dâu giữ tiền và lo sợ dâu đưa tiền về cho nhà mẹ đẻ.
“Vẫn biết mẹ chồng và con dâu khó có thể thân thiết như mẹ con ruột, song ai cũng giữ tâm lý dè chừng, nghi kỵ nhau thì tình cảm gia đình không thể bền chặt được”, chị Phương Mai (30 tuổi, Đà Nẵng) chia sẻ.
Với chị, về làm dâu tức là từng bước dung nhập vào gia đình mới, phải tự coi mình là thành viên trong gia đình, học cách xóa dần ranh giới nhà chồng – nhà mình. Quan trọng, hai bên chủ động thấu hiểu, san sẻ với nhau, đừng quá so đo chuyện tiền bạc.
Theo Hong
Mẹ chồng có tính "một tấc lên giời" khiến nàng dâu ám ảnh dù đã ở riêng
"Con mình biếng ăn mình cũng buồn. Bé ở nhà cả chiều với bà nội ăn được 2 lần sữa, bà ép ăn thêm không được, thế là bà lại đi kể với mọi người cả ngày nó không ăn gì."
Một trăm chị em đi làm dâu thì cũng là một trăm hoàn cảnh với đủ những câu chuyện khác nhau. Người may mắn được bố mẹ chồng dễ tính nhưng gặp phải em chồng khó chiều, người lại không may gặp phải cả nhà khó tính.
Đặc biệt với những người phải sống chung với nhà chồng, cuộc sống xem như cũng nhiều khó khăn hơn. Hàng ngày tiếp xúc cùng rồi sự khác nhau về ăn uống, sinh hoạt cũng như nuôi dạy con cái khiến mẹ chồng và con dâu khó tránh khỏi xích mích.
May mắn hơn khi được ở riêng song cô vợ trẻ trong câu chuyện dưới đây lại ôm một nỗi bức xúc vì mẹ chồng có tính hay "thêm mắm thêm muối". Mọi việc trong nhà sau khi qua lời kể của mẹ chồng cô đều trở nên "đậm đà" về tình tiết cũng như tính chất.
"Có mẹ chồng của chị nào hay dựng chuyện, phóng đại câu chuyện như mẹ chồng mình không?
Từ lúc chưa cưới, mẹ chồng mình đã suốt ngày dựng chuyện. Mình bảo bây giờ mua ghế ngồi ô tô cho bé đắt lắm, tầm 7 triệu thì hôm sau bà đi kể với chị chồng mình là nó chuẩn bị mua cái ghế 10 triệu.
Chồng mình hôm bị ngã xe chỉ xây xát 1 tí, mẹ chồng đi kể với mọi người là chồng mình ngã xe tan nát, máu me be bét, xe đâm trực diện người. Tức không chịu được.
Con mình biếng ăn mình cũng buồn. Bé ở nhà cả chiều với bà nội ăn được 2 lần sữa, bà ép ăn thêm không được, thế là bà lại đi kể với mọi người cả ngày nó không ăn gì.
Khi mình ở cữ nhà ngoại, nhà mất điện hơn 30 phút hôm trời nóng nhất mà mẹ chồng mình đi kể ở bên ý suốt ngày mất điện làm cháu bà nóng nực.
Mình điên quá đi mất. Chuyện gì cũng bịa được."
Ảnh minh hoạ.
Đoạn tâm sự ngay khi vừa chia sẻ đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía các chị em. Ai nấy đều cho rằng, việc mẹ chồng có tính "một tấc lên giời" như vậy sẽ khiến không chỉ con dâu mà người nào trong câu chuyện đều cảm thấy không thoải mái.
"Ôi mẹ chị giống nhân vật bà hàng xóm trong truyền thuyết quá. Buồn cười, có 7 triệu thì thành 10 triệu, ngã xước có tí mà thành máu me be bét được", bạn trẻ Mai Anh hài hước bình luận.
Chị Mai Chi thì cho rằng: "Ai chưa từng rơi vào hoàn cảnh đấy thì thấy buồn cười thôi, chứ như mình đồng cảnh ngộ mới thấy thấm vô cùng. Cho con sang ngoại chơi có mấy hôm, về cháu có nốt muỗi đốt hay chẳng may ngã là y như rằng hôm sau bà đi kể ầm với hàng xóm là bên nhà mình để muỗi đốt kín chân con bé. Chuyện chẳng to tát gì nhưng cứ mỗi thứ một tí, ức chế kinh khủng".
Song, một số chị em khác cũng an ủi cô vợ trẻ này vì dù sao cũng đã được may mắn sống riêng, không phụ thuộc vào gia đình chồng. "Tức thì cũng tức thật nhưng chuyện cũng không phải lớn lao gì, nhịn đi thôi bạn ạ. Bà già rồi nên nhiều khi cứ kể chuyện cho vui miệng chứ không có ý gì đâu. Nghĩ thế đi cho dễ sống".
Theo Eva
Chuyện thật như đùa, chỉ vì hộp xôi mà tôi mất con và bị bố mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà (Phần Kết) Cuối cùng chỉ vì hộp xôi mà thứ hạnh phúc tôi tưởng như đang nắm giữ, lại vuột đi một cách chóng vánh. "Cô im đi, cô không thể gặp lại con tôi được nữa đâu!", mẹ chồng tôi gắt lên. Tôi nhìn vào mắt bà rưng rưng: "Mẹ ơi, anh ấy sao rồi. Sao lại 'không thể gặp lại được', như thế...