Không tòa án nào công nhận “đường lưỡi bò”
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, căn cứ pháp lý lịch sử khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Trung Quốc hoàn toàn không có các chứng cứ để khẳng định chủ quyền của họ đối với 2 quần đảo này.
Các học giả quốc tế đến tham dự hội thảo quốc tế về Hoàng Sa – Trường Sa tại Quảng Ngãi
Đó là khẳng định của nhiều học giả tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – khía cạnh lịch sử và pháp lý”, do Trường ĐH Phạm Văn Đồng tổ chức tại Quảng Ngãi ngày 27.4. Tham dự hội thảo có hơn 50 đại biểu là học giả đến từ Úc, Canada, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Ý, Philippines, Thụy Điển và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu, luật gia trong nước, đại diện một số bộ, ngành T.Ư và tỉnh Quảng Ngãi.
Triển lãm Hoàng Sa
Từ 29.4 đến 15.5, UBND H.Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng) sẽ tổ chức triển lãm chuyên đề “Hoàng Sa của Việt Nam, những bằng chứng lịch sử” dành cho du khách quốc tế tại Bảo tàng Đà Nẵng. Triển lãm bao gồm các tài liệu, nghiên cứu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa, được thu thập từ đề tài nghiên cứu Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa – TP.Đà Nẵng bộ sưu tập bản đồ và atlas do ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam tại Mỹ, trao tặng gồm các bản đồ, atlas thể hiện rõ cương giới cực nam của Trung Quốc chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam… Ngoài ra còn có các tư liệu từ kết quả đề tài nghiên cứu khoa học Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tư liệu lưu trữ của Chính quyền Việt Nam cộng hòa (1954 -1975)… Hình ảnh về lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn, các chứng tích về đội hùng binh đi cắm mốc chủ quyền tại Hoàng Sa – Trường Sa từ xa xưa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này cũng được đưa vào triển lãm.
TRẦN PHƯƠNG
Theo TS Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Sa – Trường Sa, ít nhất từ thế kỷ 17 Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa một cách hòa bình và liên tục từ khi 2 quần đảo này còn vô chủ. “Chúng ta có nhiệm vụ chứng minh sự thực lịch sử mà Việt Nam đã xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa để các học giả nước ngoài cùng quan tâm, thảo luận. Bởi lẽ tìm ra được sự thật lịch sử mới đưa ra được những giải pháp tốt”, TS Nhã nói.
GS-TS Nguyễn Quang Ngọc, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐHQG Hà Nội), khẳng định: “Nghiên cứu rất nhiều tài liệu, tôi thấy Trung Quốc không có cơ sở nào nói rằng chủ quyền ở Hoàng Sa – Trường Sa. Đến mãi tận năm 1909, Trung Quốc mới nói rằng lần đầu tiên phát hiện ra Hoàng Sa, rồi đặt tên cho đảo. Như vậy trước đó họ chưa biết cái gì cả”. Cũng theo GS-TS Ngọc, các ý kiến tại hội thảo đều khẳng định và ủng hộ mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời lên án quyết liệt các hành động của Trung Quốc không tôn trọng quy định của luật pháp quốc tế, thể hiện chủ trương bành trướng một cách cực đoan đến các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Video đang HOT
GS Jonathan D.London (Trường ĐH University of Hongkong) cho rằng quan điểm của Việt Nam về chủ quyền đối với Hoàng Sa – Trường Sa là hoàn toàn hợp lý. GS Jonathan D.London nói: “Vấn đề hiện nay là Việt Nam nêu rõ cơ sở pháp luật, pháp lý để huy động sự hợp tác của quốc tế nhằm giúp Việt Nam cũng như cả khu vực ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông”.
Trung Quốc là tác nhân gây căng thẳng ở biển Đông
Ngoài việc phê phán yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông, nhiều học giả chỉ ra việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực thi yêu sách “đường lưỡi bò” và ráo riết triển khai các hoạt động củng cố cái gọi là “TP.Tam Sa”, nhất là thiết lập cơ quan chỉ huy quân sự ở “TP.Tam Sa”… là nguyên nhân chính gây tình hình biển Đông căng thẳng, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh an toàn hàng hải.
Liên quan đến việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật Biển, các học giả đều nhất trí hành động khởi kiện của Philippines là phù hợp với Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, mở ra cục diện mới cho giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp pháp lý. GS-TS Ngọc khẳng định: “Tôi chắc chắn rằng không có tòa án nào công nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc. Quốc tế có đủ tỉnh táo để thấy rằng không có một cơ sở lịch sử, pháp lý nào cả. Đó chỉ là sự vô căn cứ”.
Trao đổi với các phóng viên bên lề hội thảo, nhiều học giả cho biết thế mạnh của Việt Nam là có chân lý, pháp lý cụ thể để cản trở tất cả bước tiến nghiêm trọng của Trung Quốc trong khu vực vùng biển chủ quyền của mình sẵn sàng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đây là cuộc đấu tranh còn lâu dài, gian khổ nhưng Việt Nam phải có tiếng nói để bảo vệ chủ quyền trên biển Đông. Theo GS, Viện sĩ, TS Trần Văn Đoàn (ĐH Quốc gia Đài Loan), giải pháp đưa ra là Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Nam Á và các nước trong khu vực châu Á để hạn chế sự lấn tới của Trung Quốc…
Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế
PGS-TS Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng Trường ĐH Phạm Văn Đồng, thông báo: Kết thúc hội thảo, các đại biểu nhất trí quan điểm hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do, an ninh an toàn hàng hải ở biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Các quốc gia ven biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của LHQ luật Biển năm 1982, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ tại các cơ quan tài phán quốc tế là xu thế hiện nay trên thế giới giúp các nước tránh những va chạm, xung đột. Vì thế, các tranh chấp ở biển Đông cũng cần được giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế.
Theo TNO
ASEAN phải đoàn kết trong vấn đề Biển Đông
Nếu ASEAN không duy trì được đoàn kết nội khối, vai trò của ASEAN trong các cơ chế hợp tác khu vực sẽ sụt giảm, lợi ích của các nước thành viên ASEAN sẽ bị phớt lờ.
Đó là ý kiến thống nhất mà nhiều học giả quốc tế đã trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về Biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực". Hội thảo vừa bế mạc vào chiều 21/11 với 36 tham luận và 107 ý kiến thảo luận của học giả 27 nước và vùng lãnh thổ.
Hội thảo quốc tế về biển Đông đã bế mạc vào chiều 21/11
Cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý
Trên khía cạnh pháp lý, các học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước luật biển 1982. Theo đó, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ lãnh thổ đất liền của các quốc gia ven biển phải được tôn trọng. Đặc biệt, khi một quốc gia tham gia vào Công ước luật biển thì phải tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định của Công ước và từ bỏ các yêu sách lịch sử về các vùng biển của mình trước đây.
Các học giả xem xét tác động và hiệu lực phán quyết mới nhất của của Tòa án quốc tế về phân định biển giữa Nicaragua và Colombia ngày 19/11/2012 đối với tranh chấp Biển Đông. Theo đó, các học giả đánh giá rằng, các đảo nhỏ của Trường Sa và Hoàng Sa sẽ chỉ có 12 hải lý lãnh hải. Các đại biểu nhất trí rằng đường lưỡi bò và cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và gây quan ngại cho các quốc gia có liên quan.
Lâp luân vê quyên lịch sử của Trung Quôc cũng không có cơ sở. Quyền lịch sử của các quốc gia khác nếu có được thiết lập cũng phải nhường hiệu lực cho quyền chủ quyền và quyền tài phán mà Công ước luật biển 1982 quy định là đặc quyền cho các quốc gia ven biển.
Vì vậy, tại Biển Đông, sự tồn tại của yêu sách quyền lịch sử chiếm đến hơn 80% diện tích của vùng biển nửa kín này mà không dựa trên các cơ sở pháp lý, không được thừa nhận bởi các quốc gia hữu quan, chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển là sự đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc tế.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát xung đột và giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, các học giả khuyến nghị các bên tranh chấp hợp tác khảo sát các điều kiện tự nhiên và địa lý của các thực thể tại biển Đông,nhằm xác định quy chế pháp lý của các thực thể này theo quy định của Công ước luật biển 1982. Trên cơ sở khảo sát đó, các bên trong tranh chấp làm rõ phạm vi các yêu sách về chủ quyền và vùng biển tại biển Đông.
Giải pháp hòa bình là con đường duy nhất
Đánh giá về tình hình chung, các học giả đều cho rằng Biển Đông đang ngày càng trở thành tâm điểm sự chú ý của các các nước trong và ngoài khu vực do trọng tâm kinh tế, chính trị thế giới đang chuyển dịch về Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực đều coi biển là không gian an ninh và không gian phát triển quan trọng nhất trong thể kỷ 21.
Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho Biển Đông trong những năm qua diễn biến ngày càng phức tạp, có lúc tưởng chừng như rơi vào "bế tắc". Có ý kiến học giả cho rằng, khu vực cần cảnh giác không rơi vào một cuộc chiến tranh tránh "mát" (không còn lạnh nhưng chưa tới mức nóng) giữa các nước lớn.
Một số học giả cho rằng, quá trình hiện đại hóa quân đội trong khu vực đã dẫn tới gia tăng nhanh chóng năng lực quốc phòng của các nước trong khu vực. Việc này tuy có mặt tích cực là giúp các nước khu vực tăng cường khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực như phòng chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia trên biển, cứu trợ cứu nạn, nhưng cũng làm tăng rủi ro va chạm, đụng độ rất khó kiểm soát giữa các lực lượng ở trên biển.
Nhiều đại biểu khẳng định, kinh nghiệm lịch sử cho thấy sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không thể giải quyết được các tranh chấp như ở Biển Đông. Do vậy, các giải pháp hòa bình là con đường duy nhất. Cần thúc đẩy vai trò của ASEAN như nhân tố thúc đẩy đối thoại và hợp tác.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi tìm kiếm giải pháp lâu dài, điều cấp bách nhất hiện nay là kiểm soát không để bất đồng làm nảy sinh xung đột, khủng hoảng. Do vậy, các bên cần nhanh chóng xây dựng các cơ chế khu vực nhằm định hướng ứng xử của các bên trong các tình huống cụ thể, như việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Theo các nhà nghiên cứu quốc tế, trong bối cảnh của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhiều chính quyền trung ương không còn hoàn toàn kiểm soát được mọi hành vi và chính sách đối ngoại của quốc gia đó, khiến tình hình Biển Đông càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Một số học giả cảnh báo, các khác biệt lợi ích giữa các nước thành viên ASEAN sẽ là thách thức lớn nhất đối với ASEAN trong những năm tới. Do đó, vấn đề quan trọng lúc này là phải duy trì được đoàn kết nội khối.
Theo Dantri