Không thua nhưng mất mặt
Với đe dọa sử dụng quyền phủ quyết, Mỹ đã ngăn cản HĐBA LHQ thông qua nghị quyết lên án việc Israel đẩy mạnh kế hoạch xây dựng trái phép các khu định cư trên khu vực lãnh thổ của Palestine. Tuy nhiên, Washington vô cùng mất mặt khi tất cả 14 thành viên khác của HĐBA đưa ra những tuyên bố chung lên án Israel.
Cho tới nay, Mỹ chưa khi nào để HĐBA LHQ thông qua bất cứ văn kiện gì bất lợi và lên án Israel. Chủ trương của Israel xây dựng các khu định cư là một trong những trở ngại chính khiến tiến trình hòa bình Trung Đông vẫn bế tắc. Mỹ không sử dụng ảnh hưởng đặc biệt và rất quyết định của mình đối với Israel để buộc đồng minh chấm dứt chính sách đó dù Washington nhiều lần quả quyết ưu tiên cho việc đạt được giải pháp hòa bình ở Trung Đông. Cộng đồng quốc tế lên án Israel, thể hiện cụ thể trong dự thảo nghị quyết nói trên của HĐBA LHQ, vì Israel không chỉ tiếp tục bám giữ chính sách nói trên mà vừa qua còn 2 lần quyết định xây dựng thêm các khu định cư mới trên những khu vực lãnh thổ của Palestine. Nước này thể hiện phản ứng theo kiểu ăn miếng trả miếng sau khi Palestine được LHQ công nhận quy chế nhà nước quan sát viên.
Mỹ và Israel không thua trong chuyện dự thảo nghị quyết này nhưng rõ ràng Israel đang ngày càng bị cô lập và Mỹ bị mất thể diện. Tất cả những đồng minh chiến lược của Mỹ hiện có chân trong HĐBA và cá nhân TTK LHQ Ban Ki-moon đều lên án Israel. Washington cũng không thể che giấu được bản chất lá mặt lá trái trong chính sách đối với Trung Đông.
Theo TNO
Chuyên gia Singapore: Tàu sân bay Trung Quốc khó "sống sót" nếu tham chiến
Một chuyên viên cấp cao của ĐH Quốc gia Singapore cho rằng tàu sân bay Liêu Ninh vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc. Nó không có khả năng sống sót trước Hải quân Mỹ và dễ dàng bị tổn thương trước những tiêm kích SU-30 hiện đại của Việt Nam.
Video đang HOT
Chiều 23/9, Trung Quốc đã tổ chức lễ bàn giao tàu sân bay đầu tiên của nước này cho lực lượng hải quân, dưới sự chủ trì của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, một động thái nhằm phô trương sức mạnh quân sự của đất nước này trong bối cảnh Bắc Kinh đang đối mặt với những tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông và Biển Đông.
Các quan chức Trung Quốc cho biết chiếc tàu sân bay được tân trang từ một con tàu mua của Ukraina vào năm 1998 này, có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là trong tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.
Chỉ được sử dụng để huấn luyện và thử nghiệm
Tuy nhiên, bất chấp những lời nói phô trương và những đánh giá &'nồng nhiệt' của các chuyên gia quân sự Trung Quốc về tầm quan trọng của chiếc tàu sân bay, trong tương lai gần nó vẫn chỉ được sử dụng cho các hoạt động huấn luyện và thử nghiệm.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc và một số nước khác cho rằng số hiệu "16" trên thân tàu chỉ ra rằng nó chỉ được sử dụng cho huấn luyện. Trung Quốc chưa có máy bay hạ cánh được trên tàu sân bay và cho đến nay việc đào tạo cách thức hạ cánh này mới chỉ được thực hiện trên đất liền.
Mặc dù vậy, sự xuất hiện công khai của chiếc tàu sân bay này tại cảng Đại Liên là một cách để khuấy động cảm xúc yêu nước, đã xuất hiện trong nhiều ngày qua khi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở lên căng thẳng.
Chiếc tàu sân bay này sẽ "nâng cao sức mạnh tổng thể của Hải quân Trung Quốc" và giúp Trung Quốc "bảo vệ hiệu quả chủ quyền quốc gia, an ninh và các lợi ích phát triển", Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.
Trung Quốc sẽ chuyển giao quyền lực tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến diễn ra vào tháng tới và việc ra mắt chiếc tàu sân bay mới dường như là một phần nỗ lực nhằm tạo nên sự thống nhất mang tầm quốc gia trước thềm sự kiện này.
Đối với mục đích quốc tế, sự kiện ra mắt trên dường như là để báo hiệu cho các quốc gia nhỏ hơn ở Biển Đông, bao gồm Philippines, một đồng minh của Mỹ, rằng Trung Quốc đang ngày càng có nhiều vũ khí ấn tượng.
Sẽ mất mặt nếu bị Su-30 của Việt Nam đánh bại
Tuy nhiên, các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã đánh giá thấp tầm quan trọng của chiếc tàu sân bay mà Trung Quốc vừa mới công bố. Một số quan chức hải quân Mỹ khuyến khích Trung Quốc tự xây dựng các tàu sân bay vì những con tàu kiểu như này rất lãng phí.
Các chuyên gia quân sự của nhiều nước khác cũng đồng ý với đánh giá đó. You Ji, một nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Thực tế, chiếc tàu sân bay này vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc. Nếu được sử dụng để chống lại Mỹ, nó sẽ không có khả năng sống sót. Nếu được sử dụng để chống lại các nước láng giềng của Trung Quốc, đó là dấu hiệu của sự bắt nạt".
Ông You cũng cho biết thêm, những chiếc máy bay Su-30 do Nga sản xuất của Việt Nam có thể là một mối đe dọa lớn đối với chiếc tàu sân bay đầu tiên Trung Quốc: "Nếu chiếc tàu sân bay này bị Việt Nam đánh bại tại biển Đông thì Trung Quốc sẽ vô cùng mất mặt".
Cho đến nay, các phi công Trung Quốc chỉ được huấn luyện hạ cánh trên tàu sân bay mô phỏng bằng các dải bê tông với mẫu máy bay J-8, phiên bản được sản xuất dựa trên nguyên mẫu MIG-23 của Nga, loại tiêm kích đã ra đời cách đây 25 năm. Những phi công này sẽ không thể hạ cánh được trên chiếc tàu sân bay này vì Trung Quốc vẫn chưa có máy bay phù hợp. Ông You cho rằng để sản xuất những chiếc máy bay như vậy Trung Quốc sẽ cần khoảng thời gian rất dài nữa.
Trái ngược với những hoài nghi của các chuyên gia quân sự quốc tế, Li Jie, một nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Hải Quân Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nhật Báo Nhân Dân (People's Daily) rằng chiếc tàu sân bay này có thể thay đổi những suy nghĩ truyền thống của hải quân Trung Quốc và thay đổi cả về chất lượng, cơ cấu hoạt động của hải quân.
Theo ANTD
Biển Đông: TQ kéo 100 tàu ra Scarborough, âm mưu xây sân bay, cầu cảng Doãn Trác cho biết, ngay tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan sát khí tượng trên bãi Scarborough và cho rằng còn phải tăng cường cái gọi là "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông, hoàn thiện cái gọi là "căn cứ pháp lý". Về lâu dài, Trung Quốc phải tính đến việc xây sân bay, cầu cảng trên biển Đông,...