Không thu thập được dữ liệu của người dùng iOS, Facebook đã cố mua phần mềm gián điệp cực kỳ nguy hiểm để theo dõi
Nguyên nhân là do các phương pháp thu thập dữ liệu người dùng của Facebook trên thiết bị iOS không hiệu quả.
NSO Group, nhóm đứng sau vụ tấn công spyware nhằm vào WhatsApp năm 2019, đã công bố các tài liệu nội bộ tại tòa án, tiết lộ việc Facebook từng cố gắng mua một phần mềm gián điệp có tên “Pegasus”.
Pegasus có thể được cài vào thiết bị của người dùng sau khi bấm vào một liên kết dường như vô hại, sau đó thiết bị sẽ bị bẻ khóa và tải phần mềm malware về để theo dõi hoặc đánh cắp dữ liệu.
Dữ liệu được đánh cắp trong trường hợp của Facebook, là những dữ liệu cá nhân nhạy cảm của người dùng. Bao gồm tất cả các tin nhắn, ảnh, thông tin đăng nhập và toàn bộ lịch sử dữ liệu vị trí.
NSO Group cho biết rằng họ chỉ bán phần mềm gián điệp của mình cho “Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ có chủ quyền”. Tuy nhiên theo tiết lộ của CEO Shalev Hulio, hai đại diện của Facebook đã tiếp cận NSO Group vào tháng 10 năm 2017, và yêu cầu mua quyền sử dụng một số tính năng cụ thể của Pegasus.
Theo báo cáo của Vice, Facebook mua phần mềm gián điệp Pegasus là vì lo ngại các dữ liệu thu thập từ người dùng các thiết bị của Apple kém hiệu quả hơn Android. Cũng đã từng có rất nhiều báo cáo trước đây về việc này, các thiết bị của Apple luôn đề cao tính bảo mật và hạn chế phần mềm bên thứ 3 thu thập dữ liệu người dùng.
Video đang HOT
Theo hồ sơ tại tòa án, NSO Group cho biết: “Các đại diện của Facebook nói rằng Facebook lo ngại phương pháp thu thập dữ liệu người dùng thông qua Onavo Protect của họ kém hiệu quả trên thiết bị của Apple so với thiết bị Android. Facebook nói rằng muốn sử dụng những tính năng cụ thể của Pegasus để giám sát người dùng trên các thiết bị Apple, và sẵn sàng trả tiền cho khả năng giám sát đó”.
Facebook bị cáo buộc đề xuất trả cho NSO Group một khoảng phí hàng tháng dựa trên mỗi người dùng. Tuy nhiên, NSO Group khẳng định đã từ chối bán phần mềm gián điệp Pegasus cho Facebook.
Facebook đã phát triển một phần mềm có tên là Onavo Protect, được coi là một phần mềm VPN. Onavo Protect được sử dụng chủ yếu để thu thập thông tin từ những ứng dụng khác mà người dùng Facebook cài đặt trên thiết bị của họ.
Onavo Protect đã bị Apple gỡ bỏ khỏi App Store vào năm 2019, sau khi phát hiện ứng dụng này vi phạm các quy tắc bảo mật. Apple cho biết rằng Onavo Protect đã thu thập các dữ liệu không liên quan, để phục vụ mục đích quảng cáo.
Điều thú vị chính là việc NSO Group đã từng tấn công và cài phần mềm gián điệp Pegasus vào ứng dụng WhatsApp của Facebook, trên các thiết bị iOS và Android. NSO Group cho biết họ thực hiện vụ tấn công này theo yêu cầu của Chính phủ của một quốc gia.
NSO Group cho biết rằng phần mềm Pegasus có thể trích xuất bất kỳ dữ liệu nào trên thiết bị của người dùng. Thậm chí nó còn có thể lấy được dữ liệu từ những dịch vụ lưu trữ đám mây có cài đặt trên thiết bị, như iCloud hay Google Drive.
tvd
Thu thập dữ liệu vị trí, Google lập cả website cho thấy khu vực nào đang cách ly xã hội
Cho dù có những lo ngại về cách Google thu thập dữ liệu, hiện báo cáo này lại đang rất hữu ích đối với các cơ quan y tế công cộng khi giúp xác định khu vực nào đó có nghiêm túc thực hiện cách ly xã hội hay không.
Có lẽ hiếm khi nào việc Google theo dõi dữ liệu vị trí của người dùng lại được ủng hộ như hiện nay. Google vừa ra mắt một website mới sử dụng dữ liệu vị trí ẩn danh thu thập được từ người dùng các sản phẩm và dịch vụ của công ty nhằm xác định mức độ cách ly xã hội đang diễn ra ở những địa điểm khác nhau.
Với tên gọi Báo cáo Di chuyển của Cộng đồng trong Covid-19 (Covid-19 Community Mobility Reports), trang web này sẽ cho thấy các xu hướng về dữ liệu dân số trong 6 danh mục khác nhau: bán lẻ và giải trí, tạp hóa và dược phẩm, công viên, các trạm trung chuyển, nơi làm việc và dân cư. Dữ liệu này sẽ lần theo những thay đổi giữa các tuần, và đặc biệt là trong 48 đến 72 giờ gần đây nhất. Báo cáo này sẽ cung cấp dữ liệu của 131 quốc gia cũng như các quận riêng lẻ tại một số bang nhất định.
Google cho biết, dữ liệu sẽ được thu thập dưới dạng tổng hợp, thay vì ở cấp độ cá nhân và sẽ không hiển thị số lượng người chính xác đang ở công viên hay các cửa hàng tạp hóa. Thay vào đó, báo cáo sẽ cho thấy các thay đổi về tỷ lệ phần trăm của lượng người có mặt tại những loại địa điểm này trong thời gian vừa qua.
Ví dụ các dữ liệu trong báo cáo về Việt Nam cho thấy: Tính từ 16 tháng Hai đến ngày 29 tháng Ba vừa qua, số người đến những địa điểm bán lẻ và vui chơi, giải trí như nhà hàng, café, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, ... đã giảm 52% so với bình quân trước đây. Trong khi đó, tỷ lệ người ở nhà đã tăng thêm 16% so với bình quân.
Báo cáo cho thấy, từ ngày 16 tháng Hai đến 29 tháng Ba, lượng người đến các trung tâm thương mại, các nhà hàng, cafe đã giảm 52%.
Đối với ngành sức khỏe cộng đồng, báo cáo này rất hữu ích trong việc đưa ra cảnh báo về điểm bùng phát dịch Covid-19 tiếp theo sẽ ở đâu. Điều này đặc biệt đúng khi kết hợp với các dạng dữ liệu khác như những triệu chứng của bệnh nhân tại các phòng cấp cứu. Nó cũng giúp các quan chức y tế công cộng xác định những khu vực cụ thể để đưa ra các thông điệp nhắc nhở mọi người giữ khoảng cách với nhau, hoặc đóng cửa công viên, khu vui chơi khi nhận thấy lượng người đổ đến đó không sụt giảm như kỳ vọng.
Tuy nhiên, loại dữ liệu này cũng làm dấy lên các mối lo ngại về quyền riêng tư đối với cách Google thu thập dữ liệu về vị trí người dùng. Trang web này cho biết họ sử dụng các thông tin tổng hợp và ẩn danh từ phần thiết lập "Location History" trong Google Maps và các dịch vụ khác, vốn "mặc định bị tắt."
Tuy nhiên, thiết lập theo dõi vị trí của Google đã từng là nguồn gốc cho nhiều điều mập mờ trước đây - trong tháng Tư năm 2019, phóng viên Todd Haselton của CNBC từng phát hiện Google đã theo dõi vị trí của anh trong hàng năm trời mà anh ấy không hề biết. Vào tháng 10 năm 2019, các quan chức Úc đã cáo buộc Google về việc đưa ra các hướng dẫn sai về cách tắt theo dõi vị trí cho người dùng.
Dù sao đi nữa, trang web trên cũng cho thấy Google và công ty mẹ của mình, Alphabet đang nỗ lực hợp tác với chính phủ trong việc đẩy lùi đại dịch Covid-19. Chính quyền tổng thống Trump đã hợp tác với công ty con của Alphabet, Verily nhằm tạo ra một website về sàng lọc và xét nghiệm người nghi nhiễm virus. Trong khi đại dịch này đang làm các bang tại nước Mỹ đưa ra nhiều chính sách khác biệt nhau, mà không có sự thống nhất chung, các quan chức Mỹ đang ngày càng học hỏi các công ty công nghệ như Google.
Nguyễn Hải
Zoom gỡ bỏ phần gửi dữ liệu người dùng tới Facebook Zoom vừa thừa nhận sự cố về quyền riêng tư với ứng dụng hội nghị video dành cho iOS khi nó được phát hiện gửi dữ liệu phân tích tới Facebook. Zoom đã xóa SDK Facebook thu thập dữ liệu người dùng Theo Neowin, trên App Store, ứng dụng của Zoom vừa nhận được bản cập nhật mới giới thiệu các cải tiến...