Không thể chủ quan với dịch bệnh
Ngày 8/8, Thanh Hóa xác định có thêm 2 ca mắc bạch hầu tại một ổ dịch ở thị trấn Mường Lát.
Như vậy, tính tới nay, trên phạm vi cả nước đã ghi nhận 8 trường hợp mắc bạch hầu (trong đó có 1 ca tử vong). Trong khi đó, dịch sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Ngày 8/8 một bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở Hải Phòng đã tử vong. Nhưng thật đáng lo ngại là trong xã hội lại xuất hiện sự chủ quan với dịch bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc bạch hầu vài năm trở lại đây có sự biến động liên tục, tăng rồi giảm, sau đó lại tăng. Từ đầu năm 2024 đến nay, trên cả nước ghi nhận 8 ca mắc bạch hầu tại Hà Giang (3 ca); Nghệ An (1 ca, người bệnh đã tử vong), Bắc Giang (1 ca) và Thanh Hóa (3 ca).
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, kể từ khi 1 ca mắc bệnh bạch hầu được phát hiện (và tử vong) tại tỉnh Nghệ An hồi cuối tháng 6, tới nay đã có thêm 3 tỉnh phát hiện bệnh nhân bệnh bạch hầu, dù rằng đó là những ca bệnh lẻ tẻ.
Theo các chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm của bạch hầu thấp hơn so với Covid-19, do đó khả năng gây đại dịch thấp nhưng đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh là 10 – 20%, cao hơn Covid-19, nhất là những người chưa được tiêm chủng.
Trong khi đó, diễn biến của dịch sốt xuất huyết (SXH) vẫn tiếp tục phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước. Với riêng Hà Nội, các ổ dịch vẫn chưa được loại trừ và số ca nhập viện vẫn ở mức cao. Trong tuần gần đây, Hà Nội ghi nhận thêm 171 ca bệnh (tăng 46 ca so với tuần trước đó) và 8 ổ dịch SXH mới. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận hơn 1.600 ca mắc SXH. Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới thì các ca SXH xảy ra sớm và nặng hơn mọi năm. Có bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc. Ông Cường cũng cho rằng, người mắc SXH cao tuổi, trẻ em, người có bệnh nền hoặc suy giảm hệ miễn dịch nếu không phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Đại diện khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện đa khoa Đống Đa) cho biết, trong tháng 5 và tháng 6/2024 không có ca bệnh SXH nào. Thế nhưng từ tháng 7 đến nay bệnh viện đã tiếp nhận gần 60 ca. Dự báo số ca mắc SXH có nguy cơ tăng cao trong tháng 8 này và cả tháng 9 tới. Trong khi đó, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần đầu tháng 8 cả thành phố có khoảng 170 ca và có khoảng 20 ổ dịch đang hoạt động (35 ổ dịch đã được loại bỏ).
Do nhiều yếu tố, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Không chỉ là dịch bệnh mới mà kể cả những loại dịch bệnh tưởng chừng như đã được khống chế hoàn toàn ở nước ta thì nay cũng có dấu hiệu trở lại. Cơ quan Y tế liên tục đưa ra cảnh báo, hướng dẫn nhưng đáng lo ngại là việc chủ động phòng chống dịch cho bản thân, người thân cũng như cộng đồng ở nhiều người dân lại đang cho thấy rất lơ là. Trong khi đó, cùng với việc tiêm chủng thì ý thức phòng chống dịch của mỗi người sẽ mang tính chất quyết định để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.
Với bệnh bạch cầu và dịch SXH, đều cùng nguy hiểm, nhưng nhiều người dân khi có triệu chứng đã tự mua thuốc điều trị mà không đến bệnh viện. Các cơ sở y tế cho biết, nhiều trường hợp khi nhập viện thì bệnh đã phát triển rất nặng, cơ thể người bệnh suy nhược nên việc điều trị, phục hồi càng thêm khó khăn và kéo dài.
Chắc hẳn trong chúng ta không ai quên được những ngày gian nan trong đại dịch Covid-19, kéo dài suốt từ đầu năm 2020 cho đến giữa năm 2023. Cả xã hội phải gồng mình cũng chỉ vì một số cá nhân lơ là đã khiến cho dịch lây lan rộng và bùng phát mạnh. Đó phải được coi là bài học đắt giá nếu vẫn chủ quan với bất cứ dịch bệnh nào.
Không chỉ người dân chủ động phòng chống dịch, mà cơ quan Y tế và chính quyền địa phương cũng rất cần mạnh tay hơn với dịch bệnh. Không để đến lúc dịch bệnh lan rộng mới rút kinh nghiệm, kể cả “rút kinh nghiệm sâu sắc” đi chăng nữa vì điều đó cũng không đẩy lùi được dịch bệnh, không trả lại được sự yên bình cho cộng đồng.
Phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh là việc không thể lơ là. Không thể phó mặc cho ngành Y tế mà tự mỗi người dân, chính quyền địa phương, các cơ quan đơn vị đều không thể chủ quan nếu như không muốn phải trả giá đắt.
Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu do đã có trường hợp tử vong.
Trong Đông y, bạch hầu cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Bệnh bạch hầu trong Đông y
Tà độc dịch bệnh là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu, yếu tố khí hậu và thể chất là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của bệnh.
Bệnh thường phát triển vào mùa thu và mùa đông, khi trời không mưa kéo dài và khí hậu quá khô hanh. Theo Đông y đây là lúc táo khí - thứ khí chủ sự khô ráo - thịnh vượng, lúc này tà độc dễ dàng xâm nhập qua miệng và mũi gây bệnh.
Do táo khí là tà dương, dễ chuyển hóa thành nhiệt và làm tổn thương âm khí, đặc biệt ở trẻ em có thể chất âm hư, hoặc Phế và Vị có sẵn táo khí và nhiệt tích tụ, táo khí càng dễ xâm nhập.
Theo Đông y, tà độc dịch bệnh là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu.
Vì vậy, tà độc dịch bệnh xâm phạm Phế và Vị, chuyển hóa thành nhiệt và làm tổn thương âm khí, gây viêm họng. Bệnh có thể tiến triển qua các giai đoạn:
Tà độc ở biểu : Tà dịch do táo khí xâm nhập qua miệng và mũi vào Phế và Vị, họng là cửa ngõ của Phế và Vị, nên ban đầu có thể thấy các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau mình, họng đỏ và sưng, và có màng giả màu trắng dạng chấm hoặc mảng.
Tà độc hóa nhiệt : Tà độc hóa nhiệt, chuyển dịch thành đờm, xông lên họng, nên các triệu chứng bao gồm sốt, mắt đỏ, đau họng, màng giả lan nhanh, cổ sưng đau, giọng khàn, ho.
Trường hợp nặng, đờm và nhiệt kết hợp, làm tắc nghẽn khí đạo, gây khó thở. Nếu tà độc mạnh mẽ, màng trắng có thể nhanh chóng lan rộng, làm tắc nghẽn khí đạo, dẫn đến triệu chứng như mũi phập phồng, tiếng thở khò khè, miệng hôi, và sốt cao kèm bồn chồn.
Tà độc làm tổn thương âm khí : Táo khí hóa nhiệt, làm tổn thương âm khí của Phế và Vị. Phế mất đi sự thanh nhuận dẫn tới họng khô, giọng khàn hoặc ho. Phế âm bị tổn thương, Vị nhiệt tăng lên, dẫn đến miệng khô, hơi thở hôi; âm hư thì nhiệt tất bốc lên, nhiệt xông lên họng, tà độc lan rộng, gây họng đỏ và sưng, màng giả nhanh chóng lan rộng và màu chuyển từ trắng sang vàng.
Tà độc làm tổn thương Tâm khí : Nếu tà độc không được giải trừ, hoặc do điều trị sai cách, tà độc xâm phạm Tâm khí, có thể thấy mặt tái, môi tím, hồi hộp, tim đập nhanh, mệt mỏi, mạch yếu hoặc không đều, trường hợp nặng có thể đột ngột xuất hiện âm kiệt dương thoát dẫn đến tử vong.
Tà độc vào kinh mạch : Nếu tà độc lưu chuyển trong kinh mạch, cản trở khí huyết, kinh mạch mất sự nuôi dưỡng, xuất hiện các triệu chứng như khó nói, khó nuốt, miệng mắt lệch, tê liệt chi.
Khó nuốt là một trong những biểu hiện của bệnh bạch hầu ở giai đoạn tà độc vào kinh mạch.
Điều trị bạch hầu theo Đông y
Phong nhiệt xâm nhập vào phần biểu
Triệu chứng: Sốt, hơi ớn lạnh, đau đầu, đau mình, họng đỏ có đốm trắng hoặc mảng giả. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù số.
Phương pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.
Phương thuốc: Ngân kiều tán gia giảm: Kim ngân hoa 12g, liên kiều, ngưu bàng tử, huyền sâm mỗi loại 10g, bạc hà (sắc sau), thiền thoái mỗi loại 5g, cam thảo 9g, ngưu tất 15g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Dương nhiệt thịnh
Triệu chứng: Sốt cao, khát nước hoặc buồn nôn, nôn mửa, họng đỏ sưng, màng trắng lớn. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch số.
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt tả hỏa giải độc.
Phương thuốc: Ngũ vị tiêu độc ẩm hợp Hoàng liên giải độc thang gia giảm: Kim ngân hoa, tử hoa địa đinh mỗi loại 12g, hoàng liên 6g, hoàng cầm, hoàng bá, chi tử, liên kiều mỗi loại 10g, bồ công anh, sơn đậu căn mỗi loại 15g. Nếu có phát ban trên da, thêm mẫu đơn bì 10g, sinh địa hoàng 12g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Cây và vị thuốc hoàng liên.
Âm hư táo nhiệt
Triệu chứng: Sốt nhẹ, miệng khô, họng khô đau, màng giả ở họng khô. Lưỡi đỏ ít dịch, mạch tế số.
Phương pháp điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt.
Phương thuốc: Dưỡng âm thanh giải thang gia giảm: Sinh địa hoàng, huyền sâm, kim ngân hoa mỗi loại 12g, mạch môn, mẫu đơn bì, hoàng cầm, liên kiều mỗi loại 10g, sơn đậu căn 15g. Sắc uống .Ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Đàm nhiệt bế tắc
Triệu chứng: Sốt, ho hen, giọng khàn, cánh mũi phập phồng. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt số. Nặng thì có đàm kêu, môi tím, sắc mặt tái, khó thở.
Phương pháp điều trị: Trục đàm thông bế, tị uế giải độc.
Phương thuốc: Gấp dùng Hùng hoàng giải độc hoàn, khi cần thiết có thể tiến hành phẫu thuật mở khí quản. Điều trị ngoài có thể dùng Ba đậu chu sa cao dán lên huyệt Ấn đường, sau 8 giờ sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ màu đỏ tím, chích ra, bôi dung dịch Methylen 1%, sau 24 giờ màng giả sẽ thu nhỏ, sau 3 - 4 ngày sẽ hoàn toàn rụng.
Nhẹ thì dùng Ma hạnh thạch cam thang gia vị: Ma hoàng 5g, hạnh nhân, qua lâu, kim ngân hoa, liên kiều mỗi loại 12g, sinh thạch cao 30g, xuyên bối mẫu 10g, sơn đậu căn 15g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Cây và vị thuốc xuyên bối mẫu.
Dịch độc nội xâm
Tâm khí bất túc
Triệu chứng: Sắc mặt tái, mệt mỏi, đầu mặt đổ mồ hôi. Lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi vàng, mạch số yếu hoặc kết đại.
Phương pháp điều trị: Ích khí dưỡng âm.
Phương thuốc: Độc sâm thang hoặc Phục mạch thang gia giảm: Sinh địa hoàng, a giao (sao), ma nhân, sơn thù du, đảng sâm, mạch môn, ngũ vị tử mỗi loại 10g, cam thảo chích 9g. Nếu độc chưa hết, thêm kim ngân hoa 12g, mẫu đơn bì 10g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tâm dương bất chấn
Triệu chứng: Sắc mặt tái, tứ chi lạnh ngắt, thở gấp, tiểu ít. Mạch tế yếu.
Phương pháp điều trị: Ích khí hồi dương.
Phương thuốc: Sâm phụ thang hợp Sinh mạch âm gia giảm: Bạch sâm, cam thảo chích mỗi loại 9g, phụ tử, bạch truật, phục linh mỗi loại 10g, hoàng kỳ 15g, ngũ vị tử, mạch môn mỗi loại 12g, can khương 3g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Thanh Hóa ghi nhận thêm 2 ca bệnh bạch hầu Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận thêm 2 ca bệnh bạch hầu ở huyện miền núi. Chiều 8/8, thông tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết trên địa bàn ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Các trường hợp F1 tiếp xúc với ca bệnh xác định đang tiếp tục được cách ly, theo dõi...