Không thay đổi mục tiêu kinh tế – xã hội, bình tĩnh, không chủ quan, chủ động sớm dự liệu giải pháp
Báo cáo Thường trực Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất không thay đổi mục tiêu, bình tĩnh, không chủ quan và chủ động sớm dự liệu giải pháp để vượt qua những tác động của dịch cúm Covid-19 đối với kinh tế – xã hội Việt Nam.
Chiều nay, Thường trực Chính phủ đã có phiên họp để đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh Covid-19 gây ra, cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2020 và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành để thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Báo cáo Thường trực Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư một lần nữa nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh này.
Bộ cũng đã cập nhật các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020. Theo đó, trong trường hợp khống chế được dịch trong Quý I/2020, thì tăng trưởng GDP cả năm dự báo đạt 6,25% giảm 0,55 điểm phần trăm so với nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ.
Trong đó, quý I tăng 4,52%; quý II tăng 6,08%; quý III tăng 6,92% và quý IV tăng 6,81%.
Còn trong trường hợp dịch được khống chế trong Quý II/2020, thì tăng trưởng GDP dự báo là 5,96% giảm 0,84 điểm phần trăm so vớiNnghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và giảm 0,29 điểm % so với kịch bản khống chế được dịch trong Quý I/2020.
Trong đó, quý I tăng 4,52%; quý II tăng 5,1%; quý III tăng 6,70% và quý IV tăng 6,81%.
Cách đây ít ngày, khi báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, nếu dịch kết thúc trong quý I, thì tăng trưởng GDP cả năm là 6,27%. Còn nếu dịch kết thúc trong quý II, tăng trưởng GDP là 6,09%.
Video đang HOT
Như vậy, trong kịch bản cập nhật này, tốc độ tăng trưởng dự báo thấp hơn so với kịch bản báo cáo Chính phủ hôm 5/2. Điều đó có nghĩa, tác động của dịch bệnh Covid-19 là khôn lường.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì Bộ sẽ tiếp tục cập nhật kịch bản, tùy tình hình dịch bệnh diễn biến như thế nào để có giải pháp ứng phó.
Còn trong bối cảnh hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất phương châm điều hành là “Không thay đổi mục tiêu, bình tĩnh, không chủ quan, chủ động sớm dự liệu giải pháp”.
Cụ thể, sẽ bảo đảm thực hiện nghiêm, đồng bộ, toàn diện các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, bảo đảm hiệu quả của từng giải pháp cũng như hiệu quả cộng hưởng của các nhóm giải pháp trong phòng, chống và kiểm soát dịch.
Bên cạnh đó, đề cao trách nhiệm và tiến độ xử lý, thực hiện các giải pháp, phải quyết liệt, nhanh, hiệu quả, dự liệu sớm để đi trước một bước diễn biến của dịch.
Đồng thời, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện các quy định, tạo mọi điều kiện để vừa ổn định tâm lý, phòng, chống và kiểm soát dịch hiệu quả; vừa kịp thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch gây ra trong thời gian xảy ra dịch, duy trì sản xuất và tiêu dùng; đồng thời khôi phục sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng sau khi dịch kết thúc.
Một phương châm quan trọng khác, đó là hạn chế tối đa ảnh hưởng kép/cộng hưởng từ dịch do virus Corona và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, tác động của thiên nhiên.
Theo khẳng định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trước tình hình diễn biễn và ảnh hưởng của dịch, các quốc gia trong khu vực cũng đều có cùng phản ứng là: ưu tiên cao nhất cho ngăn chặn và dập dịch sớm nhất có thể, triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động của dịch, đồng thời chuẩn bị cho giai đoạn “hậu dịch” cả về y tế, kinh tế, xã hội và đối ngoại.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất, bên cạnh các giải pháp để phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, ở giai đoạn “hậu dịch”, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu ngay một số gói chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, nông dân chịu ảnh hưởng của dịch, như: hỗ trợ thanh khoản, duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh quá trình và thời gian xem xét các đơn xin vay và giải ngân các khoản vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay…; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2 năm 2020.
Bên cạnh đó, giao Bộ Tài chính nghiên cứu các giải pháp, chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng nông lâm thủy sản, dịch vụ, du lịch, như: gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân, miễn tiền phạt chậm nộp thuế khi doanh nghiệp đã nộp đủ thuế, miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp phục vụ công tác chống dịch, khấu trừ thuế…; miễn, giảm tiền thuê đất của nhà nước cho doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng của dịch trong thời gian diễn ra dịch, kéo dài thời gian, giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được kiểm soát…
Hà Nguyễn
Theo baodautu.vn
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Sẽ ổn định và hướng đến tích cực
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Nghiên cứu Phát triển thuộc Công ty Chứng khoán SSI cho biết, VN-Index khởi đầu năm 2020 với mức trailing P/E 15,9 lần, thấp nhất kể từ tháng 2/2019. Với mức định giá tương đối hấp dẫn và VN-Index đã đi ngang trong một thời gian dài, hiện đang có nhiều cơ hội hơn cho TTCK khi bước sang năm 2020.
SSI cho rằng kịch bản cơ sở cho thị trường năm 2020 là VN-Index sẽ nhiều nét tương đồng như năm 2019. Nguồn: internet
Theo nhận định của SSI, kinh tế tăng trưởng ổn định, giải ngân đầu tư công tăng tốc, xu hướng giảm lãi suất hỗ trợ về mặt định giá cũng như tăng trưởng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo đó tăng trưởng GDP năm thứ 2 liên tiếp đạt trên 7% trong năm 2019 là một minh chứng cho thấy chính sách kinh tế của Việt Nam đang đi đúng hướng. Nghị quyết 10/2017 về phát triển kinh tế tư nhân đã bắt đầu tạo "trái ngọt". Tăng trưởng vốn đầu tư của khối tư nhân trong năm 2019 đạt 17,3%, gấp đôi tăng trưởng của khối FDI và gấp 4 lần tăng trưởng của khối nhà nước đã kéo tăng trưởng xuất khẩu của khối DN trong nước lên 17,7%, cao hơn nhiều khối FDI là 4%. Sự vươn lên của khối kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục là gia tốc quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô. Đây cũng là một câu chuyện mới, đủ sức hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Một động lực tăng trưởng khác cho thị trường đến từ việc giải ngân đầu tư công sẽ được thực thi quyết liệt hơn trong năm 2020. Đây là động lực tăng trưởng cho không chỉ kinh tế mà trực tiếp cho nhiều nhóm ngành trên TTCK như xây dựng và vật liệu xây dựng.
Ngoài ra, định hướng giảm lãi suất của Chính phủ đã được triển khai ngay từ cuối năm 2019 và sẽ còn tiếp tục trong năm 2020. Thời gian lãi suất giảm trong năm 2019 là khá ngắn, chưa đủ để có tác động đến kinh tế và DN. Tuy nhiên sang năm 2020, khi lãi suất giảm liên tục và kéo dài, không chỉ DN được hưởng lợi mà tâm lý thị trường cũng sẽ được củng cố. Hai yếu tố tăng trưởng và lãi suất của Việt Nam sẽ hòa nhịp với xu hướng chung của thế giới, tạo nên sự khởi sắc của TTCK.
Cơ hội thu hút dòng vốn nước ngoài cũng đang mở ra từ việc dòng vốn đang chuyển dịch vào thị trường mới nổi. Vào tuần cuối tháng 12/2019, có tới 23,6 tỷ USD rút khỏi thị trường Mỹ, mức cao nhất trong 1 năm. Ngược lại, dòng vốn vào cổ phiếu tại các thị trường mới nổi ghi nhận có 21,2 tỷ USD chảy vào trong 9 tuần liên tiếp, trong đó điểm đến chủ yếu là các quỹ toàn cầu (GEM) và khu vực Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản).
Khảo sát hàng tháng của Bank of America Merrill Lynch (BAML) cho thấy, các nhà quản lý quỹ trên toàn cầu đã lạc quan hơn. Trong đợt khảo sát tháng 12/2019, có tới 29% trong số 247 nhà quản lý quỹ (với tổng tài sản quản lý 745 tỷ USD) cho rằng kinh tế toàn cầu 2020 sẽ tăng tốc. Tỷ trọng phân bổ tài sản đầu tư vào cổ phiếu đã tăng liên tục trong 4 tháng khảo sát gần nhất, chuyển từ 12%underweight (8/2019) sang overweight 31% (12/2019) - mức cao nhất trong năm 2019.
Bên cạnh dòng vốn được phân bổ theo chiến lược đầu tư toàn cầu, TTCK Việt Nam trong năm 2020 sẽ chứng kiến nhiều ETF mới mô phỏng chỉ số VN30 cũng như bộ 3 chỉ số mới của sàn HOSE. TTCK Việt Nam cũng đang được FTSE cân nhắc nâng hạng và chỉ còn một tiêu chí về thanh toán chưa thỏa mãn. Nếu có những bước đi cụ thể nhằm khơi thông điều kiện này thì các NĐTNN sẽ rất nhanh nhạy nắm bắt thời cơ để vào Việt Nam.
"Kết hợp câu chuyện phát triển kinh tế tư nhân với nâng hạng thị trường sẽ tạo được sự khác biệt và vì vậy Việt Nam có thể thu hút được dòng vốn ngay cả khi bối cảnh chung không thuận lợi", ông Linh phân tích.
Với nền tảng này, SSI cho rằng kịch bản cơ sở cho thị trường năm 2020 là VN-Index sẽ nhiều nét tương đồng như năm 2019, sôi động trong khoảng thời gian đầu năm và sau đó lắng dịu. Khả năng giảm sâu dưới vùng tích lũy 950-1.000 điểm là rất thấp trừ khi các căng thẳng quốc tế ở Trung Đông và quan hệ Mỹ - Trung leo thang không kiểm soát.
Kịch bản tích cực với xác suất xảy ra cao hơn là sau thời gian tích lũy, các yếu tố hỗ trợ trong nước bao gồm tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng lợi nhuận DN, xu hướng giảm lãi suất cộng hưởng với các yếu tố hỗ trợ bên ngoài sẽ khiến thị trường hưng phấn, tạo thêm sóng mới cho VN-Index vào cuối năm.
Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, dù ở kịch bản nào thì kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng vẫn sẽ ở trong trạng thái ổn định hướng đến tích cực. Một nền tảng kinh tế vững chắc đang dần được bồi đắp và vì vậy sự đi lên chậm rãi của chỉ số lại là điều cần thiết, giúp tránh các rủi ro không đáng có do thị trường tăng nóng.
Theo Dương Công Chiến/thoibaonganhang.vn
Tăng trưởng GDP 2020: Dự báo của VEPR cách xa mục tiêu của Quốc hội Theo dự báo của nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), những bất ổn địa chính trị trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế trong nước, theo đó GDP Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 6,48% - thấp hơn khá nhiều mục tiêu do Quốc hội đề ra là 6,8%. Sáng 16/01/2020, tại Hà...