Không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích, không cần thiết
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan về việc không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Trước thực trạng một số người dân và đơn vị xét nghiệm triển khai xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh để định lượng kháng thể, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur các khu vực, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sau khi tiêm vaccine hoặc đã khỏi bệnh.
Bộ Y tế cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thần tốc xét nghiệm trên diện rộng, Bộ Y tế đã khẩn trương triển khai nhiều phương thức xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó chủ yếu sử dụng xét nghiệm Realtime RT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên để phát hiện các trường hợp mắc COVID-19.
Tuy nhiên, trong thời gian qua đã ghi nhận một số người dân và đơn vị xét nghiệm triển khai xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh để định lượng kháng thể.
Video đang HOT
Bộ Y tế cho biết, hiện Tổ chức Y tế thế giới chưa đưa ra khuyến cáo về ngưỡng đáp ứng bảo vệ đối với SARS-CoV-2.
Bên cạnh đó, xét nghiệm huyết thanh học phát hiện kháng thể không sử dụng để xác định đang nhiễm virus và không giúp xác định hiệu quả bảo vệ đối với bệnh COVID-19, chủ yếu phục vụ trong nghiên cứu, đánh giá dịch tễ, điều trị.
Do đó, để sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn lực xét nghiệm trong phòng, chống dịch, Bộ Y tế đề nghị thủ trưởng các đơn vị khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục lựa chọn kết hợp các phương pháp xét nghiệm phù hợp, ưu tiên tập trung vào công tác phát hiện sớm ca mắc COVID-19 và triển khai phòng, chống dịch kịp thời.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan về việc không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tăng cường công tác truyền thông cho người dân và đơn vị xét nghiệm về lợi ích và giá trị chẩn đoán của các phương pháp xét nghiệm.
Cũng liên quan đến công tác xét nghiệm, trước đó, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác xét nghiệm SARS-CoV-2
Tại văn bản này, Bộ Y tế hướng dẫn, tại các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời, ưu tiên sử dụng xét nghiệm test kháng nguyên nhanh.
Tại khu vực nguy cơ thực hiện xét nghiệm định kỳ 5-7 ngày/1 lần; tại vùng bình thường mới thực hiện xét nghiệm khi cơ quan, đơn vị, người dân có nhu cầu hoặc theo đánh giá nguy cơ của cơ quan y tế. Khuyến khích cơ quan, đơn vị, người dân thực hiện tự lấy mẫu và xét nghiệm test kháng nguyên nhanh.
Khi có kết quả xét nghiệm test kháng nguyên nhanh âm tính cần tiếp tục theo dõi và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Nếu kết quả xét nghiệm test kháng nguyên nhanh dương tính, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế và thông báo ngay kết quả dương tính xét nghiệm test kháng nguyên nhanh tới cơ sở y tế nơi sinh sống (trạm y tế cấp xã, trung tâm y tế cấp huyện, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh,…).
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan công bố trên website của Sở Y tế, phương tiện thông tin đại chúng danh sách sinh phẩm xét nghiệm test kháng nguyên nhanh đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký, cấp giấy phép nhập khẩu tại Việt Nam; danh sách các nhà thuốc, cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế có cung cấp các sinh phẩm này trên địa bàn để cơ quan, đơn vị và người dân dễ tiếp cận, sử dụng hiệu quả.
Hà Nội rà soát những người đã từng đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 15/9
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội vừa có công văn gửi Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã về việc xử trí với người liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho bệnh nhân, người nhà tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: TTXVN
Theo đó, để chủ động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 lây lan trên địa bàn Thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đề nghị các Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã rà soát, lập danh sách để quản lý và theo dõi sức khỏe với các trường hợp đi, đến, làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh... tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 15 - 30/9/2021.
Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã điều tra xác minh các trường hợp nếu có đi, đến, làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh... tại các phòng, khoa, tầng điều trị của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có bệnh nhân dương tính (hiện tại là tầng 7, tầng 8 tòa nhà D) hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính thì xử trí như trường hợp tiếp xúc gần.
Các trường hợp nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở hoặc có bất thường về sức khỏe, xử trí như ca nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2
Với các trường hợp còn lại, cách ly tại nhà 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR mẫu gộp que.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, qua rà soát, số người liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 15/9 đến ngày 30/9 tại Hà Nội là 4.861 người; trong đó có 3.858 đến khám bệnh, 369 bệnh nhân điều trị ngoại trú và 634 người điều trị nội trú đã ra viện. Còn tại các tỉnh, thành phố khác có 4.001 người liên quan; trong đó có 2.596 đến khám bệnh, 878 bệnh nhân điều trị ngoại trú và 1.538 người điều trị nội trú đã ra viện.
Đồng Nai chấn chỉnh hoạt động xét nghiệm test nhanh SARS-CoV-2 Trước phản ánh của UBND thành phố Biên Hòa về việc một số phòng khám đa khoa tư nhân chưa thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế về quy trình thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ đã có văn bản đề nghị các...