Không sẵn sàng bắt đầu một công việc mới: Đừng lo, trước khi làm CEO Apple, Tim Cook cũng từng như bạn!
Bất kể bạn làm trong lĩnh vực nào, mục tiêu sắp tới của bạn là gì, việc tiến về phía trước có thể khiến bạn vô cùng hào hứng nhưng cũng đi kèm với vô vàn nỗi lo.
Các sếp và cố vấn có thể dạy bảo, định hướng cho bạn và việc của bạn là rút kinh nghiệm và tự bước tiếp con đường trước mắt.
Ảnh minh họa: Davide Bonazzi
Tim Cook là một trong những lãnh đạo dẫn dắt một trong những tập đoàn công nghệ quyền lực nhất thế giới. Tim đã làm CEO của Apple được gần 8 năm nhưng trong một tiết học tại Đại học Stanford vào Chủ nhật, ngày 16 tháng 6 năm 2019, ông đã chia sẻ với các sinh viên rằng mình từng cảm thấy không sẵn sàng khi mới đảm nhận vị trí hiện tại.
Ông nói với các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp: “Cố vấn có thể hỗ trợ bạn trang bị các kỹ năng nhưng không thể cho bạn cảm giác sẵn sàng.”
Đây là bài học đầu tiên Tim học được khi ông đảm nhận trọng trách từ người tiền nhiệm của mình là Steve Jobs chỉ vài tuần trước khi Steve qua đời. Trước đó Tim Cook đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Apple, 6 năm trong đó giữ vị trí COO thế nhưng sự thay đổi vẫn là một thách thức gây cho ông nhiều khó khăn.
Video đang HOT
“Khi Steve lâm bệnh, tôi cố buộc suy nghĩ của mình với niềm tin ông ấy sẽ sớm khá hơn thôi. Tôi không chỉ hy vọng Steve khỏe hơn mà từ tận đáy lòng, tôi tin ông ấy sẽ tiếp tục lãnh đạo Apple thậm chí sau cả khi tôi đã rời tập đoàn. Khi ông ấy đi thật sự, tôi mới nhận ra ranh giới bản năng và khắc nghiệt giữa sự chuẩn bị và sự sẵn sàng. Đó là cảm giác cô đơn nhất tôi từng trải qua trong đời.”
Mọi người đều nhìn vào và họ kỳ vọng nhiều ở ông ấy. Tim biết tất cả điều đó. “Khi mọi chuyện ổn thỏa, tôi biết rằng mình sẽ phải trở thành phiên bản tốt nhất có thể của bản thân”, tuy nhiên ông cũng ý thức được rằng, “nếu bạn thức dậy mỗi sáng và chỉ lập trình cuộc sống của mình theo cách người khác kỳ vọng, bạn sẽ phát điên.”
Đây vốn là bài học nổi tiếng mà Steve Jobs đã chia sẻ với sinh viên Stanford trong một bài giảng năm 2005 “thời gian của bạn có hạn, đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác”. Vẫn tại vị trí đó 14 năm sau, Tim Cook không giấu được sự kính trọng ông dành cho người tiền nhiệm và cũng là cố vấn của mình, người giúp ông có sự chuẩn bị nhưng không thể cho ông sự sẵn sàng. Và tất nhiên, Tim đã đi con đường của riêng mình thay vì đuổi theo kỳ vọng của người ngoài hay tiếp nối lối mòn của người đi trước.
Đó là ví dụ kinh điển mà giới kinh doanh và công nghệ vẫn truyền tai nhau về việc ông lớn làng công nghệ cũng phải nản chí khi đảm nhận một vị trí với trọng trách nặng nề, nó cũng gợi nhắc mọi người rằng việc đó hết sức bình thường. Bất kể bạn làm trong lĩnh vực nào, mục tiêu sắp tới của bạn là gì, việc tiến về phía trước có thể khiến bạn vô cùng hào hứng nhưng cũng đi kèm với vô vàn nỗi lo. Các sếp và cố vấn có thể dạy bảo, định hướng cho bạn và việc của bạn là rút kinh nghiệm và tự bước tiếp con đường trước mắt.
“Các bạn sinh viên cuối cấp, sự thật là khi thời điểm đến – nó sẽ đến thôi – bạn sẽ không bao giờ cảm thấy sẵn sàng. Nhưng bạn cũng không cần cảm thấy sẵn sàng. Hãy tìm hy vọng trong sự không chắc chắn. Tìm động lực trong thách thức bạn phải đối mặt. Tìm ra hướng đi trên chặng đường bạn phải bước một mình.”
Bài phát biểu của Tim Cook là nguồn động viên đầy cảm hứng cho những ai đang loay hoay tìm kiếm con đường dành cho mình nhưng đồng thời cũng đưa ra một lời cảnh báo:
“Có vẻ nhiều người tin rằng với thành ý tốt, những kết quả tiêu cực có thể được bỏ qua nhưng dù bạn có thích hay không thì những gì bạn tạo ra định nghĩa con người bạn. Nếu bạn muốn nhận được những lời khen ngợi, hãy học cách chịu trách nhiệm trước tiên.”
Nói cách khác, sợ hãi là bản năng tự nhiên nhưng điều đó không có nghĩa bạn được phép buông thả. Khi bạn chưa sẵn sàng, hãy nhắc mình rằng một CEO nổi tiếng cũng từng trải qua những gì bạn đang gặp phải. Lời khuyên của ông ấy là gì? Tự bạn hãy vạch ra con đường của mình và sẵn sàng chịu trách nhiệm như cách bạn đón nhận những lời khen.
Theo GenK
Khi cả thế giới đua nhau trở thành công ty công nghệ thì Tim Cook lại nói Apple không còn là công ty công nghệ
Ông tin rằng, công nghệ không phải là thứ làm nên sản phẩm của Apple, mà là người dùng.
Sáng nay, trong cuộc họp mặt của các cổ đông của Berkshire Hathaway, CEO của Apple - Tim Cook, đã tỏ ra vô cùng phấn chấn và hào hứng với việc tỷ phú Warren Buffett giờ đã là một trong những cổ đông lớn nhất của Táo khuyết.
Cook cũng xuất hiện trong video mở đầu của Apple và sau đó đã tham gia cuộc phỏng vấn của tờ CNBC để bật mí về mối quan hệ của ông với Warren, và chia sẻ suy nghĩ của ông về "văn hoá" của Apple cũng như về chính sách về quyền riêng tư và nhiều vấn đề khác.
Trang CNBC cũng đã công bố buổi phỏng vấn với Tim Cook trong show truyền hình thời sự Squawk Box. Với độ dài tới hơn 20 phút, vị giám đốc điều hành này đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của quyền lợi khách hàng đối với mọi nhân viên Apple, ví dụ như việc họ không bao giờ bán dữ liệu cá nhân của người dùng, nâng cao sức khoẻ của họ với Apple Watch cũng như có cả một hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thú vị hơn cả là đoạn mà người dẫn chương trình Rebecca Quick hỏi cảm nghĩ của Cook về việc được Buffett "chống lưng" và nói về ý nghĩa của khoản đầu tư này.
Warren Buffett không phải là người thích "đổ tiền" vào các công ty công nghệ hoặc những lĩnh vực mà ông không nắm rõ. Tuy nhiên, với việc tập đoàn của ông giờ đang nắm trong tay số cổ phiếu Apple lớn nhất cho thấy rằng ông coi Quả táo cắn dở không chỉ là một công ty công nghệ đơn thuần. Cả Cook lẫn Buffett đều có tầm nhìn rằng Apple là một công ty phục vụ khách hàng.
"Quả đúng là chúng tôi làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, thực tế thì những sản phẩm mà Apple tạo ra không chỉ có công nghệ, mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật và con người," Cook nói với CNBC. Chính vì vậy, tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi ông ấy nhìn nhận Apple như vậy, bởi điều đó có nghĩa là Warren muốn công chúng cũng thấy được phương diện ấy của chúng tôi.
Chúng tôi tin rằng, công nghệ không phải là thứ làm nên sản phẩm của mình, mà chính là khách hàng. Các thiết bị sẽ đóng vai trò làm công cụ để giúp người dùng thực hiện những điều không thể. Nếu bị dán mác là "đồ công nghệ," thì chúng sẽ không thực sự được sử dụng rộng rãi. Như kiểu, chúng là dành cho dân chuyên nghiệp, chứ không phải dành cho mọi người. Đó là lý do tại sao tôi rất vui khi Warren Buffett đã đầu tư vào Apple."
Cook cũng chia sẻ rằng việc Buffett về với đội của ông là một "vinh dự và quả là một đặc ân." Mặc dù nhà tiên tri xứ Omaha đã bán bớt cổ phiếu của Apple hồi đầu năm nay, thế nhưng ông vẫn tỏ ra rất lạc quan về gã khổng lồ công nghệ xứ Cupertino. Sau khi Apple công bố báo cáo tài chính Q2/2019 với mức doanh thu cao hơn kỳ vọng, Buffett nói rằng "đây chính là lý do tại sao tôi vẫn nắm giữ số cổ phiếu trị giá 50 tỷ USD của họ."
Theo Cult of Mac
Giống CEO Apple, người đứng đầu Microsoft thấy giá trị vốn hóa nghìn tỉ USD không có gì đáng để ăn mừng Apple và Microsoft đều đã cán mốc 1 nghìn tỉ USD vốn hóa sau khi công bố kết quả tốt hơn dự đoán vào quý gần nhất. Nhưng cả Tim Cook lẫn Satya Nadella đều không nghĩ rằng đó là lý do đáng để ăn mừng. Vị CEO của Microsoft giải thích trong bài phỏng vấn với Bloomberg rằng mức vốn hóa thị...