Không rượu bia, thuốc lá, sinh hoạt lành mạnh vẫn đột quỵ, vì sao?
Thông thường, bệnh đột quỵ não hay xảy ra với người cao tuổi, có lối sống không lành mạnh. Nhưng hiện nay có những người không rượu, chè, thuốc lá vẫn bị đột quỵ.
Một chàng trai 17 tuổi đột quỵ não khi đang tập gym
Gần đây nhất, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM (BV ĐH Y Dược TPHCM), đã cứu sống một ca đột quỵ não mới 22 tuổi, là anh N.H.V, ở Hậu Giang, đang học năm cuối Đại học thủy sản, không uống bia, rượu, không hút thuốc lá nhưng bỗng nhiên nói ngọng; yếu tay, chân bên phải…
Khi đưa vào cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh cho thấy thấy hẹp động mạch não giữa bên trái.
Một nam bệnh nhân khác, 39 tuổi, ở Hà Nội, khoảng 1 giờ trước khi nhập viện, đang cười nói vui vẻ, anh đột ngột ôm đầu kêu đau thất thanh, co giật toàn thân, nôn ói và nhanh chóng hôn mê…
Các bác sĩ nghĩ đến đột quỵ não cấp, chỉ định chụp mạch não để định khu tổn thương. Chẩn đoán hình ảnh xác định, bệnh nhân vỡ động mạch não giữa trái, tràn máu não thất (các khoang rỗng chứa dịch não tủy trong não), còn gọi là “lụt” máu não thất – một thể tai biến mạch não nặng nhất làm bệnh nhân lập tức hôn mê, mất ý thức.
Chưa kể, anh Đ.Q.V, 29 tuổi, ở Q.5, TPHCM, đang khỏe mạnh, sau khi tắm thấy nặng đầu, mệt mỏi, nghĩ bị “cảm” nên tự mua thuốc uống. Hôm sau, đến cơ quan, không thể mở chiếc máy tính quen thuộc, không đọc được chữ, khi đứng lên loạng choạng suýt ngã.
Video đang HOT
Đồng nghiệp phát hiện tay chân bên phải yếu, BV ĐH Y Dược chẩn đoán co thắt nhánh nông dưới của động mạch não giữa trái, cấp máu nuôi dưỡng trung tâm ngôn ngữ viết (Wernike), vì thế không đọc được chữ!
Theo các bác sĩ, hiện nay, tỉ lệ người trẻ tuổi bị đột quỵ não ngày càng gia tăng, ước tính tăng khoảng 2%. Bệnh thường do 3 nguyên nhân: Hẹp hay co thắt mạch não (80%); tắc mạch não (15%) và vỡ mạch não (5%).
Hậu quả của những nguyên nhân trên đều khiến các vùng não do các mạch cấp máu nuôi dưỡng bị thiếu máu, phát sinh rối loạn hay hủy hoại gây ra những triệu chứng thần kinh, tâm thần khu trú, tức là phù hợp với chức năng chi phối mà vùng não đó đảm nhận.
Chính vì vậy gây ra các triệu chứng như liệt (rối loạn vận động), nói khó hay mất nói (rối loạn ngôn ngữ), dễ mủi lòng, dễ khóc (rối loạn cảm xúc); nếu vùng não bị hủy hoại rộng hoặc có những trung khu thần kinh thực vật quan trọng chỉ huy tuần hoàn, hô hấp, điều nhiệt… có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc bán mê, hôn mê.
Đặc biệt hơn cả, bác sĩ nhận định, việc gia tăng số lượng bệnh nhân trẻ tuổi mắc đột quỵ não ngoài liên quan đến vấn đề di truyền, bẩm sinh thì ăn mặn, rượu bia, thừa cân, lười biếng, thuốc ngừa thai, giới tính, căng thẳng do lối sống công nghiệp là yếu tố nguy cơ cao.
Với đột quỵ não, phần lớn dẫn tới 50% số bệnh nhân tử vong, 90% trong số đó sống sót có di chứng trầm trọng về vận động, ngôn ngữ, nhận thức và nhiều di chứng thần kinh, tâm thần khác, vì thế phòng chống đột quỵ não phải đặt lên hàng đầu…
Hậu quả mà đột quỵ não đưa đến vô cùng kinh khủng, nhất là khi nó “giáng” xuống đầu những người trẻ tuổi – tuổi vàng trong lao động.
Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy đau đầu dữ dội, thị lực giảm, nhìn mờ dần, miệng méo, rõ hơn khi nói, nhe răng, mặt mất cân xứng.
Ngoài ra, khi có biểu hiện tê tay, khó cử động, khó thao tác, khó đi, không nhấc được chân hoặc nói ngọng, phải gắng sức mới nói được… gia đình cần đưa bệnh nhân đến viện ngay để tận dụng “giờ vàng” cấp cứu đột quỵ não.
Một số người có biểu hiện đột quỵ não thoáng qua như bối rối, chóng mặt, nhìn một vật thành hai, mất nhớ, tê bì chi, khó nói và nuốt, ngứa ran, nhìn mờ, khó đi lại…, diễn ra trong ít hơn 10 phút (70%) hoặc trong ít hơn 4 giờ (90%) cũng phải đến cơ sở y tế thăm khám vì tỉ lệ dẫn tới đột quỵ não thực sự rất cao.
Theo giadinhmoi
Thêm 32 bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn
Chiều 29/8, Bộ Y tế đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn (thuộc Dự án 585 của Bộ Y tế) tại Trường Đai hoc Y Dược - Đai hoc Huế.
Theo đó, 32 bác sĩ trẻ đã được lựa chọn theo các tiêu chuẩn đầu vào khắt khe của khoá đào tạo bác sĩ chuyên khoa I, khoá 11 tại Trường Đại học Y Dược - Đai hoc Huế. Cac bac si se đươc đao tao trong 24 tháng trước khi được đưa về vùng khó khăn làm công tác tình nguyện.
Co 9 chuyên ngành khác nhau đôi vơi nhom bac si tre vê vung kho khăn lân nay la: Chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu, nội, ngoại, nhi, răng hàm mặt, sản, truyền nhiễm...
32 bác sĩ trẻ tình nguyện công tác tại vùng khó khăn tham dự buổi khai giảng
Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo, các bác sĩ trẻ sẽ công tác tại các huyện nghèo như đã đăng ký. Thời gian tối thiểu làm việc tại vùng khó khăn đối với bác sĩ nam là 3 năm, bác sĩ nữ là 2 năm. Riêng đối với các bác sĩ được các huyện nghèo cử đi đào tạo sẽ công tác lâu dài tại Bệnh viện/Trung tâm Y tê huyện nghèo.
Đươc biêt trước khi trúng tuyển, các bác sĩ đã được tuyển dụng làm viên chức ở các bệnh viện tuyến Trung ương như Bệnh viện Trung ương Huế và 12 huyện khó khăn thuộc 6 tỉnh như: Nghệ An, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định.
Quang cảnh buổi khai giảng giảng khóa đào tạo bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn (thuộc Dự án 585 của Bộ Y tế)
Tại buổi khai giảng, Lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh: "Dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở địa phương còn khó khăn.
Qua đó tạo cơ hội cho đông đảo người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội..."
Cho đên nay, dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện đã tổ chức đào tạo 10 khóa bác sĩ chuyên khoa cấp I theo hướng "cầm tay chỉ việc" cho 210 bác sĩ trẻ ơ 60 huyện nghèo thuôc 19 tỉnh vơi 11 chuyên khoa: Nội, ngoại, sản, nhi, hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, y học cổ truyền, truyền nhiễm và răng hàm mặt... Hiên dư an đã bàn giao 14 bác sĩ cho 12 huyện nghèo thuộc 8 tỉnh miền núi phía bắc.
Bach Châu - Đai Dương
Theo Dân trí
Cây tăm tre đâm thủng ruột non thiếu niên Bệnh nhân 14 tuổi ở Tây Ninh đau bụng quanh rốn liên tục kèm buồn nôn, nội soi phát hiện một cây tăm tre đâm thủng ruột non. Kết quả chụp CT cho thấy một chiếc tăm dài khoảng 6 cm đâm thủng ruột non tạo khối áp xe trong ổ bụng bệnh nhân. Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược...