Không rửa tay trước khi… đi vệ sinh, sai lầm nghiêm trọng nhiều người mắc
Nghe thì thật là vô lý, nhưng sự thực là rửa tay trước khi đi vệ sinh thậm chí còn quan trọng hơn sau khi đi vệ sinh, theo Bright Side.
Vi khuẩn không chỉ hiện diện trong nhà vệ sinh, mà ở khắp nơi trong không gian sống. Điều này có nghĩa rằng, nếu không rửa tay trong một thời gian dài, vi khuẩn chắc chắn sẽ bám vào tay.
Khi sử dụng nhà vệ sinh, bàn tay có thể chạm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, nơi vi khuẩn dễ xâm nhập và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, rửa tay trước khi đi vệ sinh thậm chí còn quan trọng hơn sau khi đi vệ sinh, theo Bright Side.
Ngoài ra, một số thói quen đi vệ sinh sau cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nhiều người mắc:
1. Thói quen đi vệ sinh quá lâu
Theo tiến sĩ Gregory Thorkelson, bác sĩ khoa tiêu hóa, gan và dinh dưỡng tại Đại học Pittsburgh (Mỹ), thói quen đi vệ sinh lâu hơn 15 phút có thể gây hại cho sức khỏe cho dù đó là nguyên nhân nào. Trong thực tế bạn chỉ nên đi vệ sinh khi có một sự thôi thúc cần phải tiểu hoặc đi tiêu. Bởi nếu bạn không có sự thôi thúc này thì có nghĩa là cơ thể không có phân hoặc nước tiểu, và cơ thể buộc phải cố gắng hoàn thành việc đi tiểu hoặc đi tiêu bằng cách rặn. Thói quen rặn có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh trĩ do phồng mạch máu xung quanh hậu môn gây sưng, đau, thậm chí ra máu.
Nếu thường xuyên đi tiêu quá hơn 10-15 phút, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như giảm nhu động ruột và làm chậm sự chuyển động của ruột.
2. Dùng lực quá mức khi đi vệ sinh
Dùng lực quá mạnh khi đi vệ sinh thực ra không có chút lợi ích nào cho sức khỏe. Bởi vì cố gắng dùng toàn lực khi đi đại tiện, các cơ liên quan sẽ bị co thắt mạnh, không chỉ gây áp lực vùng bụng tăng cao, mà huyết áp cũng sẽ không ngừng tăng có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.
Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón. Thay vì cố rặn mạnh, những người bị táo bón nặng, cố gắng thay đổi thói quen sinh hoạt, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau quả và đi vệ sinh mỗi ngày. Nếu không có cải thiện, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thuốc hỗ trợ.
3. Đọc báo, nghịch điện thoại
Vừa đi vệ sinh vừa đọc báo hoặc nghịch điện thoại có thể coi là cấm kỵ lớn nhất khi thực hiện nhu cầu cá nhân này. Do khi đi vệ sinh, tư tưởng ý thức đều tập trung hết vào sách báo hoặc điện thoại, từ đó gây ức chế ý thức bài tiết, làm rối loạn chỉ huy của não đối với việc dẫn truyền thần kinh bài tiết, kéo dài thời gian đại tiện.
Thời gian ngồi bồn cầu quá lâu khiến tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ, thậm chí làm mất đi tính mẫn cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, lâu dần sẽ gây táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư đường ruột.
Ngoài ra, nếu như bạn bị táo bón thường xuyên, phân sót sẽ đè nén cơ thể trong thời gian dài, như vậy sẽ dẫn tới máu ở tiền liệt tuyến của nam giới tắc nghẽn, làm bệnh viêm tiền liệt tuyến nghiêm trọng hơn.
4 . Tiểu tiện sau khi đã “nhịn” lâu
Sau khi nhịn quá lâu đột ngột tiểu tiện dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng bị thải ra hết dẫn tới huyết áp giảm, nhịm tim chậm lại, dễ gây choáng váng, nếu không cứu chữa kịp thời rất có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.
3 thời điểm trẻ cần rửa tay với xà phòng để tránh lây nhiễm Covid-19
Rửa tay thường xuyên với xà phòng đúng cách là biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đơn giản, nhưng hiệu quả.
Bàn tay là nơi trực tiếp tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể, nếu vô tình đưa lên mắt, mũi, miệng hoặc cầm nắm, đụng chạm vào các vật khác, virus có thể lan rộng theo dịch tiết ra ngoài cộng đồng.
Ngoài ra, virus corona (Covid-19) được cho là có thể tồn tại nhiều giờ trên bề mặt của vật thể, nếu vô tình chạm tay vào khu vực đó, chúng ta có thể mang mầm bệnh theo mình mà không hề hay biết.
Do đó, để chặn đứng con đường virus xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng, mũi và mắt, việc rửa tay thường xuyên và sạch sẽ là hết sức quan trọng.
Trong nhiều khuyến cáo đưa ra để phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đều khuyến cao mức độ cần thiết và tầm quan trọng của việc rửa tay đúng cách, đặc biệt là với trẻ em, đối tượng dễ bị Covid-19 tấn công.
Rửa tay là biện pháp quan trọng để phòng ngừa virus corona. Ảnh: Việt Hùng.
Thời điểm rửa tay để phòng bệnh
Sau khi trở về từ nơi công cộng: Những nơi công cộng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì trẻ tiếp xúc với nhiều người, cầm nắm vào nhiều vật vô tình trở thành trung gian lây nhiễm. Ví dụ tay nắm cửa, nút bấm thang máy,... Rửa tay với xà phòng sau khi trở về từ những nơi công cộng sẽ giúp loại bỏ virus dính trên tay của trẻ, đồng thời giúp ngăn ngừa và phòng tránh lây lan dịch bệnh cho những thành viên khác trong gia đình.
Trước khi ăn cơm: Ngôi nhà cũng có những bề mặt có thể lưu giữ virus như tay nắm cửa, đồ chơi, các vật dụng. Nếu trẻ không rửa tay đúng cách trước khi ăn và trong quá trình ăn các em bốc đồ đưa lên miệng, virus sẽ theo đó mà đi trực tiếp vào cơ thể.
Lưu ý, không chỉ trẻ em, người lớn cũng cần rửa tay vệ sinh sạch sẽ bằng nước rửa tay diệt khuẩn Lifebuoy trước và sau khi nấu nướng, chuẩn bị đồ ăn cho cả gia đình để đảm bảo không mang mầm bệnh vào bữa ăn.
Sau khi đi vệ sinh: Kể cả không phải mùa dịch, việc rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh là cần thiết bởi nhà vệ sinh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, một số nghiên cứu mới đây cảnh báo virus corona (Covid-19) có thể lây nhiễm qua đường phân. Vì vậy, rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh là việc làm cần thiết loại bỏ virus, vi khuẩn.
Rửa tay với nước rửa tay khô, nước rửa tay nước
Rửa tay với xà phòng và nước sạch: Nhiều chuyên gia y tế khẳng định rửa tay với xà phòng và nước là cách phòng chống virus Covid-19 hiệu quả. Biện pháp này có thể loại bỏ virus hiệu quả. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Mỹ cũng khuyến cáo người dân cần rửa tay với nước và xà phòng trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh.
Rửa tay khô: Nước rửa tay khô là lựa chọn hợp lý trong trường hợp trẻ tiếp xúc với môi trường có nguy cơ nhiễm virus nhưng lại không có nước sạch. Các loại nước rửa tay khô có nồng độ cồn từ 60% đến 95% có thể vô hiệu hóa virus hoặc tạm thời ngăn chặn sự phát triển của chúng. Sau khi rửa tay khô, tránh lau chùi và đụng chạm vào các vật dụng hay đưa tay chạm mắt, mũi mà để dung dịch tự bay hơi.
Cách rửa tay hạn chế lây nhiễm Covid-19. Theo các bác sĩ, rửa tay là cách hữu hiệu để phòng lây nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, rửa tay như thế nào để đảm bảo vệ sinh không phải ai cũng biết.
Theo Zing
Một tuần sau mổ tách: Diệu Nhi cai thở máy, Trúc Nhi biết cười, làm mặt xấu Được chăm sóc tốt trong môi trường vô trùng ở Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, hiện sức khỏe hai bé song Nhi có những chuyển biến tích cực. Sáng 23/7, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, sau một tuần phẫu thuật tách dính, được chăm sóc, hồi sức tích cực, hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi đã có những...