Không quan trọng tuổi tác, phụ nữ nếu có 9 đặc điểm này trên cơ thể chứng tỏ hệ miễn dịch vô cùng yếu ớt, dễ nhiễm bệnh hơn hẳn người khác
Nếu bạn có đầy đủ những dấu hiệu dưới đây, rất có thể hệ miễn dịch của bạn đang gặp trục trặc, cần phải khắc phục sớm.
Hệ miễn dịch là “hàng rào” bảo vệ cơ thể khỏi virus và nguy cơ mắc bệnh, đồng thời nó giúp cơ thể phục hồi nhanh nếu bị ốm. Một khi hệ miễn dịch bị suy yếu thì cơ hội khiến mọi loại bệnh tật và virus xâm nhập vào cơ thể là rất cao.
Chính vì vậy, việc bảo vệ và nâng cao hệ miễn dịch là điều mà chúng ta nên đề cao hàng đầu. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp thì nhu cầu “gia cố” hệ miễn dịch lại càng cần được đề cao.
Nếu bạn có đầy đủ những dấu hiệu dưới đây, rất có thể hệ miễn dịch của bạn đang gặp trục trặc, cần phải khắc phục sớm.
Dấu hiệu người có hệ miễn kịch kém
Đại tiện không đều đặn
Những người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ đại tiện không đều đặn. Hoặc thường xuyên bị tiêu chảy, đầy hơi, táo bón.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ năm 2012 cho thấy gần 70% hệ thống miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa. Các vi khuẩn và vi sinh vật có lợi sống ở đó để bảo vệ ruột khỏi bị nhiễm trùng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Khi trong ruột của bạn chứa ít lượng vi khuẩn có lợi, bạn có nguy cơ cao bị nhiễm virus, viêm mãn tính và thậm chí rối loạn tự miễn dịch. Từ đó gây tiêu chảy, táo bón hoặc là không thể đại tiện trong nhiều ngày.
Dạ dày suy yếu
Khi hệ miễn dịch suy yếu thì cũng đồng nghĩa với việc, dạ dày không đủ sức để tiêu hóa nổi những thực phẩm mà bạn nạp vào.
Các triệu chứng thường thấy như nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy sau khi ăn là bằng chứng rõ nét nhất.
Để gia cố hệ miễn dịch bạn hãy tập thói quen nấu ăn tại nhà, ưu tiên nấu những món ăn lành mạnh, ít dầu mỡ.
Bạn cảm lạnh nhiều lần trong năm
Ai trong chúng ta cũng bị cảm lạnh 2-3 lần một năm, sau đó sẽ tự hồi phục sau trong 7-10 ngày.
Video đang HOT
Nhưng nếu bạn liên tục bị cảm lạnh hoặc bị cảm lạnh mãi không khỏi đó là một dấu hiệu rõ ràng hệ thống miễn dịch của bạn đang thực sự suy yếu.
Vết thương chậm lành
Khi bạn bị đứt tay, ngã xe… thì cơ thể sẽ nhanh chóng gửi máu giàu chất dinh dưỡng đến vết thương để giúp tái tạo phần da mới.
Quá trình tự chữa bệnh này nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Nhưng nếu hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu, làn da của bạn sẽ khó được tái tạo khiến vết thương lâu lành hơn nhiều.
Luôn sống khá bi quan, căng thẳng
rKhông phải ngẫu nhiên mà chúng ta dễ bị ốm sau khi hoàn thành một dự án lớn hay vừa trải qua một sự việc đau lòng.
Theo một báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, căng thẳng trong thời gian dài làm suy yếu các phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn. Sự căng thẳng làm giảm các tế bào lympho của cơ thể, các tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng.
Bạn bị nhiễm trùng thường xuyên
Nếu bạn có vẻ như thường xuyên bị nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch của bạn có thể đang gửi cho bạn những cảnh báo đỏ.
Học viện Dị ứng và Bệnh hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ báo cáo rằng các dấu hiệu của sự suy giảm miễn dịch có thể xảy ra ở người lớn bao gồm: Bị hơn 4 lần nhiễm trùng tai trong một năm, mắc bệnh viêm phổi 2 lần trong thời gian một năm, bị viêm xoang mãn tính hoặc hơn 3 đợt một năm, cần dùng nhiều hơn 2 đợt kháng sinh mỗi năm.
Bạn có mái tóc mỏng, móng tay dễ gãy
Mái tóc dày, mọc nhanh và ngón tay chắc khỏe là dấu hiệu của một người có sức đề kháng tốt. Ngược lại, người có mái tóc mỏng, móng giòn, dễ gãy thường là dấu hiệu của sự thiếu hụt dinh dưỡng rõ rệt như thiếu chất sắt, vitamin D và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Hơi thở của bạn có mùi
Mùi hơi thở là “đầu mối” tiết lộ sức khỏe tổng thể bởi phần lớn chức năng miễn dịch của bạn diễn ra trong ruột. Hơi thở thơm mát là một dấu hiệu tốt cho thấy sức khỏe đường ruột của bạn được cân bằng.
Ngược lại, hơi thở có mùi trái cây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, hơi thở có mùi có thể liên quan đến trào ngược, mùi tanh có thể có nghĩa là suy thận, miệng chua có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ.
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều đặn
Có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn (kéo dài từ 27 – 35 ngày) cho thấy chị em thật sự có sức khỏe sinh sản tốt. Đồng thời, điều này cho thấy mức độ hormone cân bằng từ não xuống buồng trứng. Ngược lại, theo bác sĩ nội tiết sinh sản Janet Choi (New York, Mỹ) một người phụ nữ có sức khỏe không tốt vì thừa cân hoặc thiếu cân sẽ có thời gian rụng trứng không theo quy định vì vậy kinh nguyệt sẽ không đều đặn.
Kinh nguyệt không đều đặn cũng là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang gặp trục trặc.
Các cách để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn
Nếu các dấu hiệu trên phần nào cho bạn biết hệ miễn dịch của mình đang thực sự không ổn. Nếu bạn chịu thay đổi lối sống và thói quen thì mới có thể giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn luôn mạnh mẽ.
Dù già hay trẻ bạn cũng nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Ngủ đủ giấc. Luyện tập thể dục đều đặn. Rửa tay thường xuyên. Duy trì cân nặng hợp lý. Bỏ hút thuốc. Giảm thiểu căng thẳng.
Nguồn: Medicalnewstoday, Pennmedicine, TheHealthy
Bỏ qua 1 bài kiểm tra sức khỏe, cô gái tá hoả khi biết mắc ung thư trực tràng: Cơ thể phát ra 4 tín hiệu, hãy khám hậu môn càng sớm càng tốt!
Vì sợ kiểm tra ở hậu môn, Tiểu Lâm đã về tự uống thuốc vì nghĩ mình bị bệnh trĩ nhưng đến khi tái khám mới phát hiện ra ung thư trực tràng.
" Tôi nghĩ đó là chảy máu do bệnh trĩ, chứ không nghĩ đó là ung thư trực tràng ". Khoảnh khắc nhìn thấy kết quả chẩn đoán, Tiểu Lâm (ngoài 20 tuổi, Trung Quốc) hoàn toàn choáng váng.
Nửa năm trước, Tiểu Lâm đến bệnh viện khám vì có máu trong phân. Vốn là người nhút nhát nên cô phản đối khi bác sĩ bảo cần thăm khám trực tràng bằng cách kiểm tra hậu môn. Nghĩ là mình bị bệnh trĩ nên cô đã quyết định không thực hiện bài kiểm tra sức khỏe này mà về nhà tự mua thuốc chữa bệnh trĩ để uống.
Sau khi dùng thuốc, Tiểu Lâm cảm thấy tình trạng bệnh có vẻ đã được cải thiện, nhưng máu trong phân vẫn còn. Không những thế, cô còn hay bị đau bụng. Không ngờ khi đến bệnh viện khám lại, kết quả là ung thư trực tràng!
Xét nghiệm bị bỏ qua: Thăm khám trực tràng
Trong trường hợp của Tiểu Lâm, có 4 từ chủ chốt: "Thăm khám trực tràng". Hầu hết mọi người khi nghe đến thăm khám trực tràng thì đều nghĩ đến "chọc hậu môn". Chỉ nghĩ đến cảnh đó thôi cũng có thể khiến nhiều người chùn bước: "Xấu hổ lắm, đau lắm, tôi không làm đâu". Nhưng thực tế, đây là một cuộc kiểm tra rất quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh về trực tràng.
Đối với thăm khám trực tràng, bác sĩ sẽ đeo bao tay, bệnh nhân nằm nghiêng về bên trái, cúi người về phía trước, tư thế ngồi xổm. Quy trình gồm hai bước:
1. Kiểm tra bên ngoài hậu môn
Bác sĩ dùng ngón tay trỏ sờ quanh hậu môn để tìm xem có khối u, chai cứng hay dấu hiệu gì khác lạ không, đồng thời kiểm tra da hậu môn.
2. Kiểm tra bên trong hậu môn
Bác sĩ bôi một ít chất bôi trơn lên ngón trỏ và vùng hậu môn bệnh nhân, sau đó đưa ngón trỏ vào trực tràng để kiểm tra. Việc làm này có thể phát hiện trực tràng ở khoảng cách 7cm, kiểm tra kích thước của trực tràng, độ căng của cơ vòng, phát hiện có búi trĩ trong trực tràng và ống hậu môn hay không, phát hiện lỗ rò hậu môn...
Đồng thời, thăm khám trực tràng cũng là cách phân biệt bệnh trĩ với ung thư trực tràng đơn giản và hiệu quả, tỷ lệ phát hiện ung thư trực tràng cao tới 75%, là phương pháp khám chủ yếu cho bệnh ung thư trực tràng.
Ngoài việc khám bằng tay, bác sĩ cũng sẽ quan sát bề mặt của bao quấn ngón tay, nếu có mủ hoặc máu thì có thể yêu cầu kiểm tra thêm.
4 triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư trực tràng
Từ trường hợp của Tiểu Lâm, chúng ta có thể rút ra một bài học: Bạn phải cảnh giác nếu cơ thể có biểu hiện bất thường. Chẳng hạn như ung thư trực tràng không phải là không có dấu hiệu báo trước. 4 triệu chứng sau đây có thể là tín hiệu của bệnh ung thư trực tràng.
1. Có máu trong phân
Đi ngoài ra máu, nhiều người lầm tưởng là chỉ có bệnh trĩ hoặc rò hậu môn chứ không nghĩ đến ung thư trực tràng. Khi bệnh đi ngoài ra máu ở giai đoạn nặng, lâu không chữa dứt là dấu hiệu rõ nhất của ung thư trực tràng.
Có một cách để phân biệt. Đối với bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn, máu thường chảy ra sau khi đi đại tiện và không trộn lẫn với phân. Trong trường hợp ung thư trực tràng, máu sẽ lẫn với phân và có thể kèm theo chất nhầy không rõ.
2. Hình dạng phân thay đổi
Nếu bạn thấy phân đột nhiên trở thành dải phẳng hoặc bị loãng, đó có thể là do một dị vật đã phát triển trong trực tràng, chèn ép khiến phân bị thay đổi hình dạng.
3. Đi đại tiện bất thường
Có cảm giác "mót rặn, nặng trĩu" khi đại tiện, tức là rất muốn đi đại tiện, nhưng khi đại tiện chỉ thải được một lượng phân nhỏ, luôn cảm thấy vẫn chưa hết phân hoặc cảm giác muốn đi vệ sinh đột ngột biến mất, tình trạng này cũng có thể là tín hiệu của bệnh ung thư trực tràng.
4. Tần suất đại tiện bất thường
Mỗi người đều có kiểu đại tiện riêng. Một số người có thể đi ngoài 1 ngày 1 lần, một số người có thể đi 1 ngày 3 lần, cũng có người 3 ngày mới đi 1 lần hoặc thậm chí 1 tuần 1 lần. Nhưng nếu bạn thấy tần suất thay đổi bất thường, ví dụ đang từ 1 ngày 1 lần trở thành 1 ngày 3-4 lần, bạn phải cảnh giác. Nếu số lần đi đại tiện giảm, mỗi tuần đi dưới 3 lần, hoặc không có ý định đi ngoài trong thời gian dài, phân khô, đó có thể là táo bón mãn tính.
Nguồn: Aboluowang - Ảnh: Sohu
Ung thư là do ăn uống: Có 5 món không xuất hiện tại bàn ăn, nhất là khi bạn sau 45 tuổi thì tế bào ung thư sẽ tránh xa Sau tuổi 45 - thời điểm cơ thể già đi ngày một nhanh, hệ miễn dịch suy yếu hơn, nếu không chịu kiêng thì bệnh tật sẽ dễ dàng tìm đến. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh dễ gây nên bệnh ung thư, điều này vô cùng đáng báo động ở nước ta khi mà tỉ lệ người mắc ung thư ngày...