Không quân Mỹ tiết lộ chương trình vệ tinh “theo dõi hàng xóm”
Mỹ có kế hoạch đưa lệ quỹ đạo 2 vệ tinh lên quỹ đạo để giám sát các tàu vũ trụ của các quốc gia khác, cũng như theo dõi rác vụ trụ, người đứng đầu Bộ tư lệnh không gian không quân Mỹ cho biết.
Không quân không quân Mỹ đã vén màn bí mật về Chương trình nhận thức tình huống không gian địa tĩnh (GSSAP), vốn bị xem là tối mật. Hệ thống này sẽ phối hợp hoạt động với các ra-đa trên mặt đất và các kính thiên văn để giám sát các mối đe dọa tiềm tàng từ các vật thể vũ trụ của nước ngoài, Tướng William Shelton, Bộ tư lệnh không gian không quân Mỹ, cho biết tại cuộc họp của Hiệp hội không quân ở Orlando ngày 21/2.
Chương trình cũng sẽ được sử dụng để theo dõi các nghìn mẩu rác vũ trụ để tránh các vụ va chạm trong không gian.
Đề cập tới hệ thống theo dõi vệ tinh như là một “chương trình theo dõi hàng xóm”, ông Shelton cho hay chương trình “sẽ thúc đẩy khả năng của chúng ta nhằm thấy rõ khi nào đối phương cố gắng tránh bị phát giác và để phát hiện các khả năng họ có thể có, vốn có thể làm tổn hại tới các tài sản quan trọng của chúng ta ở trên không trung”.
Hiện tại, không quân Mỹ theo dõi khoảng 23.000 mảnh rác vũ trụ to hơn 10,6 cm ở khoảng cách 37.0000 km so với bề mặt trái đất.
Tuy nhiên, do Mỹ đã có một vệ tinh trong quỹ đạo có thể theo dõi rác vũ trụ tốt hơn nên các chuyên gia quân sự cho rằng mục đích thực sự của chương trình là ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai các đối thủ tiềm tàng nhằm vào các mạng lưới vệ tinh của Mỹ.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ chính quyền Obama nên trung thục hơn và nên thừa nhận rằng Washington tiết lộ chương trình nhằm để cố gắng ngăn chặn các vụ tấn công nhằm vào các vệ tinh Mỹ”, Brian Weeden, nhà cố vấn kỹ thuật tại Tổ chức thế giới an toàn ở Washington, nói.
“Mỹ có rất nhiều vệ tinh an ninh quốc gia quan trọng và chuyên biệt và nước này rất lo lắng về việc bảo vệ các vệ tinh này… Vì vậy, bằng cách nói với các nước khác rằng Mỹ có khả năng theo dõi chặt chẽ các vật thể vũ trụ và các hành vi của họ, Mỹ hi vọng có thể ngăn chặn các quốc gia khác tấn công vệ tinh quan trọng của mình”, ông Weeden nói thêm.
Các vệ tinh cũng sẽ cho phép quân đội Mỹ theo dõi các quốc gia khác có gì trong vũ trụ.
“Không có gì sai trái với nó cả, nhưng đó chính xác là điều mà Mỹ lo ngại những nước khác có thể làm với mình”, ông Weeden nói thêm.
2 vệ tinh dự kiến sẽ được phóng trên một tên lửa Delta 4 vào cuối năm 2014. Giá và các chi tiết kỹ thuật của chương trình vệ tinh không được tiết lộ.
An Bình
Tổng hợp
25% người Mỹ tin Mặt trời quay quanh Trái đất
Kết quả một cuộc khảo sát vừa được Liên đoàn khoa học quốc gia Mỹ công bố ngày 14/2 cho thấy, cứ 4 người Mỹ lại có một người không biết rằng Trái đất quay quanh Mặt trời, mà lại chọn điều ngược lại.
(Ảnh minh họa)
Khảo sát trên được công bố tại phiên họp thường niên của Hiệp hội vì tiến bộ khoa học Mỹ. Trước đó, các nhà nghiên cứu đã hỏi 2.200 người Mỹ 9 câu hỏi thực tế liên quan tới vật lý và sinh học, nhưng tỷ lệ trả lời đúng trung bình chỉ đạt 5,8/9 câu.
Câu hỏi "Trái đất quay quanh Mặt trời, hay Mặt trời quay quanh Trái đất" đã bị trả lời sai bởi 26% số người được hỏi.
Chỉ chưa tới một nửa số người được hỏi - 48% - biết rằng con người tiến hóa từ các loài động vật khác, trong khi 39% trả lời chính xác rằng "vũ trụ bắt nguồn từ một vụ nổ khổng lồ".
Có tới 42% người Mỹ nói rằng thuật chiêm tinh, hay bói toán là "rất khoa học" hoặc "một dạng khoa học".
Số người tin vào chiêm tinh hơn là khoa học có vẻ đang tăng lên. Năm 2004, 66% người Mỹ được hỏi cho rằng thuật chiêm tinh là điều vớ vẩn. "Đã có ít người Mỹ phản đối chiêm tinh hơn trong năm 2012 so với những năm gần đây", bản báo cáo Chỉ số khoa học và kỹ thuật 2014 cho biết.
"Mức độ chênh lệch chưa bao giờ thấp đến vậy kể từ năm 1983".
Trái lại, một nghiên cứu tại Trung Quốc lại cho thấy 92% người được hỏi cho rằng tử vi là phi khoa học.
Ông John Besley, đến từ đại học bang Michigan, tác giả chính của chương về thái độ của công chúng với khoa học trong bản báo cáo cho rằng, cần phải đợi "để thấy xem đây có phải thay đổi thực sự hay không", trước khi đánh giá ý nghĩa của những kết quả này, nhưng dữ liệu "khiến tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy nó".
Bản báo cáo cũng hỏi những người tham gia khảo sát nguồn thông tin chính của họ là gì. Kết quả cho thấy vị thế của TV và báo giấy đang sụt giảm cả ở phương diện tin tức và các sự kiện khoa học, công nghệ, trong khi internet tăng lên.
Năm 2001, 53% người được hỏi nói TV là nguồn cung cấp tin tức chính, 30% chọn báo chí và chỉ 7% chọn internet.
Nhưng trong năm 2012, tỷ lệ này đã thay đổi, khi TV chỉ còn chiếm 44%, báo giấy chiếm 14% và internet chiếm tới 34%.
Theo Dantri
Vì sao Nga hợp tác với Hàn Quốc tại Bắc Cực? Sau khi Nga thuyết phục Hội đồng Bắc Cực ngăn cản tham vọng của các nước ngoài khu vực như Trung Quốc (TQ), Ấn Độ, Liên hiệp châu Âu (EU) và một loạt quốc gia khác bất thành, Nga đã có quyết định bất ngờ khi hợp tác với Hàn Quốc tại khu vực này. Vậy quyết định này của Nga nhằm mục...