Không quân Mỹ-Hàn tập trận chung
Ngày 23/2, quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận chung trên không, trong đó Không quân Hàn Quốc cử chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35A, cùng các máy bay KF-16, F-15K, F-5E/F, còn Không quân Mỹ điều máy bay F-35A tham gia tập trận.
Máy bay ném bom B-1B Lancer (trái) máy bay chiến đấu F-35A, F-35B của Mỹ và các máy bay chiến đấu F-16, F-15K của Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận không quân chung. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các phương tiện của Mỹ tham gia cuộc tập trận lần này được huy động từ căn cứ Không quân Kadena của Mỹ ở tỉnh Okinawa (Nhật Bản), đến căn cứ Osan tại tỉnh Gyeonggi của Hàn Quốc hôm 21/2, hai ngày trước khi diễn tập.
Không quân Hàn Quốc cho biết trong quá trình diễn tập, chiến đấu cơ F-35A của hai nước đã phối hợp, hoàn thành nhiệm vụ phòng không, bắn hạ máy bay và tên lửa hành trình mô phỏng xâm phạm vào không phận Hàn Quốc.
Hai bên đã tiến hành kiểm tra khả năng tương tác, phối hợp tác chiến hiệu quả của Không quân Mỹ-Hàn thông qua cuộc tập trận lần này.
Cuộc tập trận nhỏ nhưng tạo tiền lệ lớn
Về quy mô, cuộc tập trận chung mà Armenia và Mỹ dự định tiến hành trong thời gian tới chỉ rất nhỏ. Chỉ có 175 binh sĩ Armenia và 85 binh sĩ Mỹ tham gia.
Mục đích của cuộc tập trận này rất khiêm nhường, vì theo Bộ Quốc phòng Armenia thì mục đích chỉ là tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, tức là ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ hai nước. Những người lính tham gia tập trận chỉ mang súng thông dụng, không sử dụng các loại vũ khí hạng nặng.
Dù vậy, sự kiện này lại tạo tiền lệ đặc biệt. Lần đầu tiên có quân đội Mỹ đến Armenia tập trận. Ở Armenia có căn cứ quân sự của Nga và xưa nay Moscow được xem là cường quốc đảm bảo an ninh cho Armenia. Giữa Armenia và Azerbaijan vẫn dai dẳng cuộc tranh chấp chủ quyền. Năm ngoái, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã tới Armenia, thể hiện sự hậu thuẫn của Mỹ cho Armenia trong vấn đề Nagorny Karabakh.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh REUTERS
Cuộc tập trận chung này lại còn diễn ra ngay sau khi Thủ tướng Armenia công khai phàn nàn về Nga, coi việc dựa vào Moscow để đảm bảo an ninh là sai lầm.
Tiền lệ này báo hiệu mức độ tin cậy lẫn nhau và bền chặt trong liên minh quân sự giữa Armenia và Nga bắt đầu suy giảm và Mỹ chủ ý tận dụng mọi cơ hội để phân rẽ hai bên, đồng thời gầy dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự, ảnh hưởng chính trị an ninh ở Armenia và ở vùng nam Caucasus. Từ đó, Washington kiến tạo vai trò then chốt trong chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Armenia và Azerbaijan.
Thủ tướng Armenia nói chỉ dựa vào Nga về an ninh là 'sai lầm chiến lược'
Tiền lệ này và mưu tính của Mỹ có thể sẽ làm thay đổi cơ bản cục diện tình hình và tương quan lực lượng ở vùng nam Caucasus. Armenia tăng thế đối với Nga và Azerbaijan. Còn Azerbaijan, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có lý do phải quan ngại sâu sắc.
Triền Tiên xác nhận một động thái từng khiến Hàn Quốc họp khẩn Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 3/9 xác nhận nước này đã tiến hành một cuộc tập trận mô phỏng "tấn công hạt nhân chiến thuật" một ngày trước đó. Theo KCNA, cuộc tập trận mô phỏng tấn công hạt nhân chiến thuật được thực hiện vào sáng 2/9, trong đó có hai tên lửa hành trình tầm xa mang...