Không phải vì PTT Mỹ, đây mới là lý do Trump huỷ gặp Kim Jong Un
Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sau khi Bình Nhưỡng phá vỡ một loạt cam kết và cắt đứt liên lạc trực tiếp với Mỹ.
Tổng thống Trump vẫn để ngỏ một cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên sau ngày 12.6.
Theo CNN, quan chức giấu tên cũng đã trích dẫn một tuyên bố trước đó cùng ngày của Triều Tiên cảnh báo đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu hạt nhân với Washington. Quan chức này nêu rõ: “Việc Triều tiên thiếu đi sự phán đoán, phá vỡ nhiều cam kết trong những tuần qua cũng như chấm dứt liên lạc trực tiếp với Mỹ, cho thấy đang tồn tại một sự thiếu hụt lòng tin nghiêm trọng. Một loạt cam kết bị phá vỡ đã dẫn tới quyết định của Mỹ hủy cuộc gặp thượng đỉnh”.
Ngay sau khi vừa công bố bức thư gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng lại tuyên bố cuộc gặp này có thể diễn ra vào một thời điểm sau ngày 12.6. Ông Trump cũng cho rằng nhân dân hai miền Triều Tiên xứng đáng được hưởng một cuộc sống hòa bình và hòa hợp, không bị chia cắt. Theo ông Trump, điều này chỉ có thể xảy ra khi mối đe dọa vũ khí hạt nhân bị xóa bỏ. Tổng thống Trump khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục chiến dịch gây sức ép tối đa đối với Triều Tiên.
Trước đó, có những nhận xét nói rằng, lý do Trump huỷ cuộc gặp với Kim Jong Un vì Bình Nhưỡng gọi phó tổng thống Mỹ Mike Pence là “kẻ ngu ngốc”.
Trang tin NationalInterest (NI) bình luận: “Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trong thư gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un rằng huỷ cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai người. Có thể là vậy, nhưng chúng tôi đã thấy rất nhiều động thái diễn tập trước hội nghị để thiết lập đòn bẩy đàm phán. Có lẽ đây chỉ là mới nhất trong một loạt các động tác thử và chiến thuật cường điệu để thu hút truyền thông.
Video đang HOT
Wallace C. Gregson, cố vấn cấp cao tại Avascent International và giám đốc cấp cao nghiên cứu về Trung Quốc và Thái Bình Dương tại Trung tâm vì lợi ích quốc gia nhận xét: Nếu thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy sẽ không có nhiều thay đổi. Nhưng nó quả thật mang lại lợi thế về thời gian cho Mỹ, đồng minh của Mỹ để xem xét một số chính sách và chiến lược mới.
Điều không thay đổi ở đây là gì? Theo NI, Kim Jong Un hiểu được sức mạnh, đòn bẩy, vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, kể cả không gian mạng. Về vũ khí hạt nhân, giá trị cao của Bình Nhưỡng là nằm ở tiềm năng của họ.
Với khả năng vũ khí hạt nhân của mình, ông Kim Jong Un đã đạt được ba cuộc họp hội nghị thượng đỉnh: hai với Trung Quốc, một với Hàn Quốc và có lẽ một với Hoa Kỳ. Kim Jong Un muốn có vũ khí hạt nhân. Ông muốn Triều Tiên được coi là một nhà nước vũ khí hạt nhân. Và đương nhiên ông Kim Jong Un muốn chơi với những đối thủ mà ông coi là ‘có sức mạnh to lớn với nhau’. Ông đặc biệt muốn làm suy yếu quan hệ Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc, làm giảm sự hiện diện của Mỹ và muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên theo các điều khoản của mình.
Trong tương lai gần, ông Kim Jong Un dự định tham gia các cuộc thảo luận kéo dài về vũ khí hạt nhân với lợi thế, và các cuộc đàm phán cấu trúc theo cách thức được thiết lập trong các cuộc thảo luận về Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Theo Danviet
Chuyên gia VN: Trung Quốc sẽ tìm cách hoà giải Trump - Kim Jong Un
Nhiều lo ngại đang nổi lên rằng, quyết định của ông Trump có nguy cơ làm căng thẳng liên Triều bị đẩy lên nấc thang mới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, chiến tranh sẽ không xảy ra, cho đến khi nào các bên mệt mỏi vì không đối thoại, họ sẽ tự khắc thấy cần đối thoại. Sáng nay, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường - Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế (CSSD) - đã trả lời phỏng vấn Dân Việt về vấn đề này.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường - Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế (CSSD). Ảnh do nhân vật cung cấp.
PV: Tổng thống Trump bất ngờ huỷ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, ông bình luận gì về động thái của ông Trump?
TS Trường: Đây là cách mà phía Mỹ đang nâng cao giá trị của cuộc gặp Thượng đỉnh. Về Bình Nhưỡng gọi phó tổng thống Mỹ Mike Pence là "kẻ ngu ngốc" thì thực ra xưa này, Triều Tiên vẫn dùng giọng điệu này để nói về người nước ngoài hay lãnh đạo Mỹ. Trước một cuộc gặp tế nhị như thế này, Triều Tiên với vị thế của mình cần phải biết kiềm chế.
Vì thế, Bình Nhưỡng xúc phạm Phó Tổng thống của một siêu cường thì nội bộ của Mỹ cũng phải có biện pháp trả đũa cũng là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, ông Trump cũng đã phản ứng một cách mềm mỏng khi viết một lá thư nhằm giữ lại một cửa cho đối thoại cấp cao sau này, đồng thời cũng đẩy quả bóng trách nhiệm về phía Triều Tiên.
Theo tôi, việc xúc phạm ông Pence cũng chỉ là một trong những nguyên nhân mà Mỹ hủy bỏ cuộc gặp. Cái chính là sau khi tiếp Tổng thống Moon Jae-in tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã nhận thấy có vấn đề. Cụ thể, ông Trump cảm thấy phía nhà lãnh đạo Kim Jong-un còn "cứng" nên phải có động thái này để buộc Triều Tiên phải cân nhắc thêm. Đây cũng là một biện pháp của nghệ thuật thương lượng còn việc xúc phạm nhau chỉ là một cái cần lưu ý chứ không phải nguyên nhân chính. Theo tôi thì chính việc Triều Tiên đang làm cao quá mức đã khiến ông Trump nghĩ rằng nếu không có sự chuẩn bị tinh thần và thêm áp lực thì cuộc gặp tới sẽ không thành công theo cách Mỹ muốn.
PV: Theo ông, quyết định huỷ gặp của Trump, ai mới thực sự thiệt hại đáng lo ngại?
TS Trường: Triều Tiên mới là bên đang cần cuộc gặp Thượng đỉnh hơn Mỹ bởi hiện tại, ông Trump chưa đến mức phải cần gặp mặt ông Kim bằng mọi giá. Ngoài ra, phía Triều Tiên bao nhiêu năm nay phấn đấu để gặp Tổng thống Mỹ thì nay đã có một vị quyết định gặp ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, đấy cũng là thiện chí từ phía Mỹ. Bên cạnh đó, cũng phải là tính cách của Tổng thống Trump thì mới có cuộc gặp này. Do đó, đáng lẽ ra Triều Tiên phải biết lợi dùng điều đó và phải biết kiềm chế về mặt ngoại giao.
PV: Ông dự đoán, phản ứng của nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ như thế nào đối với quyết định của ông Trump?
TS Trường: Trong thời gian tới, Triều Tiên có thể sẽ kiềm chế và dùng các kênh ngoại giao để xoa dịu Mỹ, đồng thời tính xem mình nên thỏa hiệp đến đâu. Thông qua cuộc gặp với Tổng thống Moon Jae-in, ông Kim chắc cũng biết lập trường của Tổng thống Trump là tương đối "cứng", đã gặp là phải giải quyết được vấn đề.
PV: Nhiều lo ngại đang nổi lên rằng, quyết định của ông Trump có nguy cơ làm căng thẳng liên Triều bị đẩy lên nấc thang mới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, chiến tranh sẽ không xảy ra, cho đến khi nào các bên mệt mỏi vì không đối thoại, họ sẽ tự khắc thấy cần đối thoại, ông nghiêng về nhận định nào?
TS Trường: Theo tôi thì sẽ chẳng có căng thẳng gì, phía Triều Tiên sẽ không làm gì để cắt đứt, đóng cánh cửa ngoại giao lại. Do đó, việc hủy Thượng đỉnh sẽ không dẫn đến hậu quả gì nghiêm trọng. Tất nhiên hai bên sẽ lại lời qua tiếng lại và sau đó phía Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ tìm cách hòa giải. Cả hai bên rồi lại sẽ gặp nhau trong thời gian tới. Mỹ và Triều Tiên sẽ không trở lại bờ vực chiến tranh.
PV: Sau lần hủy bỏ lần này, khả năng cho một cuộc thượng đỉnh sẽ là bao nhiêu?
TS Trường: Theo tôi, thời gian Thượng đỉnh sẽ bị lùi đi khoảng vài tháng. Còn trong trường hợp Triều Tiên quyết định thử tên lửa hay hạt nhân, đó sẽ là một sai lầm của nước này và cuộc gặp với Tổng thống Trump sẽ bị ngừng vô thời hạn.
PV: Vâng, xin cảm ơn Tiến sĩ vì đã trả lời cuộc phỏng vấn này.
Theo Dantri
Phản ứng của quốc tế trước sự đổ vỡ của Thượng định Mỹ - Triều Tiên Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp với ông Kim Jong-un, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ sự tiếc nuối trước cuộc gặp lịch sử này. Cuộc gặp lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên đã bị đổ vỡ. Ảnh: Getty. Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-gwan ngày 25.5 tuyên bố, Bình Nhưỡng vẫn...