Không phải tội phạm nguy hiểm, vì sao tài xế Lê Ngọc Hoàng bị xích chân tại toà?
Theo luật sư, bị cáo Lê Ngọc Hoàng đang kháng cáo bản án sơ thẩm, không phải là tội phạm nguy hiểm thì không có lý do gì để bị xích chân ra toà.
Trong 2 ngày 4-5/6, TAND tỉnh Thái Nguyên mở phiên tòa phúc thẩm vụ xe container đâm Innova lùi trên cao tốc, theo đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của bị cáo Lê Ngọc Hoàng (35 tuổi, quê tại Thái Bình) – lái xe container.
Trong phiên xử ngày 4/6, trong khi Chủ tọa phiên tòa làm thủ tục, bị cáo Lê Ngọc Hoàng kêu đau chân do bị xích nên đề nghị được cởi xích. Đề nghị này được Chủ tọa chấp nhận.
Bị cáo Lê Ngọc Hoàng bị xích chân trong phiên tòa phúc thẩm.
Tuy nhiên, hình ảnh bị cáo Lê Ngọc Hoàng bị xích chân nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của dư luận.
Trả lời VTC News, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, tại Khoản 3 Điều 8 trong Quyết định Số: 810/2006/QĐ-BCA-C11 của Bộ Công an về “Ban hành quy trình bảo vệ phiên tòa, áp giải bị cáo, dẫn giải người làm chứng ra tòa và quy định trình thi hành án tử hình”, quy định rõ, bị cáo chỉ bị khóa tay, xích chân trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, côn đồ hung hãn, tái phạm nguy hiểm. Việc khóa tay hoặc xích chân bị cáo phải ghi rõ trong kế hoạch.
“Quan điểm của tôi về vụ anh Hoàng thì không nên xích chân. Thứ nhất, ở góc độ suy đoán vô tội, người ta không có tội cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, trong quá trình xét xử phúc thẩm, nếu chưa kết án thì họ chưa có tội.
Video đang HOT
Vấn đề thứ 2 là họ đang kêu oan, có rất nhiều trường hợp phúc thẩm, giám đốc thẩm thì bị cáo phạm tội vẫn được minh oan”, luật sư Cường nêu ý kiến.
Cũng theo luật sư Cường, bị cáo Hoàng đang phản đối bản án sơ thẩm thì không có lý do gì để xích chân bị cáo. “Việc xích chân bị cáo Hoàng như vậy tạo ra hình ảnh hết sức phản cảm”.
Theo thực tế hiện nay của nhiều địa phương, có những bị cáo lĩnh án chung, tử hình thì cũng chỉ bị còng tay và một số ít bị áp dụng xích chân.
Trước câu hỏi, có phải việc xích chân bị cáo để tránh trường hợp tự tử tại tòa như vụ việc xảy tại Bình Phước?
Luật sư Đặng Văn Cường cho hay, sau vụ ở Bình Phước, không chỉ tòa Thái Nguyên mà rất nhiều tòa án khác quán triệt, khi thẩm phán giải quyết những vụ án oan sai phải hết sức thận trọng trong việc phân tích đánh giá chứng cứ, đưa ra kết luận và phải có biện pháp đảm bảo an toàn tốt tại phiên tòa.
“Việc bị cáo tự tử tại tòa là hình ảnh phản cảm và không đạt mục đích xét xử, trong khi hình phạt có tính giáo dục, còn răn đe bị cáo là cái thứ hai”, luật sư Cường nói.
Cũng liên quan đến việc bị cáo Lê Ngọc Hoàng bị xích chân khi đưa đến phiên phúc thẩm, sáng 7/6, trả lời VTC News, lãnh đạo TAND tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Tôi đang đi vắng và tôi không trả lời qua điện thoại thế này”.
Bị cáo Lê Ngọc Hoàng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Bị cáo Lê Ngọc Hoàng là tài xế container tông xe Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên năm 2016 khiến 10 người thương vong.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 5/6, bị cáo Hoàng tiếp tục kêu oan nhưng đại diện Viện KSND tỉnh Thái Nguyên vẫn cho rằng Hoàng có lỗi vì không giảm tốc độ khi gặp biển báo “Đi chậm” và không giảm tốc độ khi thấy xe của tài xế Sơn đang nhấp nháy đèn xe ở phía trước.
Trong phần tuyên án, TAND tỉnh Thái Nguyên bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm 4 năm 6 tháng tù giam đối với bị cáo Lê Ngọc Hoàng.
Vụ Innova lùi trên cao tốc: Có cần thiết xích chân lái xe container tại tòa?
Việc bị cáo Lê Ngọc Hoàng bị xích chân tại phiên tòa khi không thuộc diện phạm tội đặc biệt nghiêm trọng khiến nhiều người "sững sờ".
Bị cáo Lê Ngọc Hoàng tại phiên tòa
Phiên tòa phúc thẩm vụ án xe container đâm Innova đi lùi trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khiến 5 người tử vong, 5 người bị thương đã kết thúc chiều 5/6.
Bị cáo Lê Ngọc Hoàng (tên gọi khác là Vũ Văn Hoàng, SN 1985, trú tại Thái Bình, tài xế container) bị tuyên y án sơ thẩm với 4 năm 6 tháng tù giam; cấm hành nghề lái xe trong 2 năm sau chấp hành xong hình phạt tù.
Sau khi kết thúc phiên tòa, trên mạng xã hội xuất hiện bức ảnh bị cáo Lê Ngọc Hoàng bị cùm chân khi hầu tòa. Theo thông tin chia sẻ, bức ảnh được chụp tại phiên tòa sáng 4/6 - buổi đầu diễn ra phiên xét xử phúc thẩm.
Trao đổi với báo chí, chị Vũ Thị Thúy, vợ bị báo Hoàng và luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng luật sự Giang Thanh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, người trực tiếp tham gia phiên tòa, bào chữa cho bị cáo xác nhận bức ảnh trên là có thật.
Chính xác, việc xích cùm chân xảy ra vào buổi sáng ngày xét xử ngày đầu tiên (4/6). Sau đó bị cáo Hoàng đề nghị tháo bỏ vì gây đau chân, ảnh hưởng đến việc di chuyển và đã được HĐXX chấp nhận. Tuy nhiên, khi tuyên án, bị cáo Lê Ngọc Hoàng lại tiếp tục bị cùm chân.
Theo luật sư Giang Hồng Thanh, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc cùm chân bị cáo hầu tòa được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có mức án đề nghị chung thân hoặc tử hình; có biểu hiện chống phá hoặc quấy rối cơ quan chức năng. Trong phiên tòa này, bị cáo Hoàng không phải đối tượng bị áp dụng hình thức cùm xích chân.
Hình ảnh bị cáo Lê Ngọc Hoàng bị cùm xích chân tại phiên tòa phúc thẩm
"Vừa qua tại Bình Phước có xảy ra việc bị cáo trong vụ TNGT đã nhảy lầu tự tử ngay sau phiên tòa phúc thẩm nhưng không vì thế mà các bị cáo khác trong vụ án tương tự cũng bị áp dụng như vậy. Thực tế, việc cùm xích chân không thể ngăn chặn hậu quả nếu như bị cáo có ý định tự tử. Đặc biệt, trong phiên tòa này, bị cáo liên tục kêu oan, tôi cũng cho rằng bản án đưa ra là chưa thỏa đáng, chưa xem xét hết các tình tiết liên quan", luật sư Giang Hồng Thanh nói.
Một chuyên gia pháp luật khác cho biết còng tay hay cùm chân bị cáo trước tòa không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự xét xử, ngăn chặn và răn đe hành vi chống đối, quá khích, bảo vệ những người tiến hành tố tụng và những người đến dự phiên tòa. Thực tế đã xảy ra các trường hợp bị cáo rượt đánh hội đồng xét xử, luật sư... gây náo loạn phiên tòa. Nếu không có biện pháp bảo vệ và ngăn chặn bị cáo như vậy, lỡ bị cáo liều mình tự vẫn, bỏ chạy... thì rất khó lường trước được hậu quả sẽ ra sao.
Một chuyên gia pháp luật cũng cho rằng, đây không phải là vấn đề mới. Việc xích chân không chỉ do nhân thân xấu mà còn xuất phát từ hành vi nguy hiểm của can phạm, cần thiết phải cưỡng chế tại phiên tòa để đảm bảo an toàn cho HĐXX.
Theo chuyên gia này, để tránh lạm dụng, thiếu công bằng khi nơi này bị cáo ra tòa không bị còng tay, chân, nơi khác thì lại bị áp dụng nên việc còng tay hay xích chân bị cáo đã đến lúc phải được luật hóa.
Cha của nữ sinh giao gà Điện Biên xin không tử hình 6 bị cáo Ngoài kháng cáo của các bị cáo, cha của nữ sinh giao gà cũng có đơn kháng cáo với ba nội dung, trong đó có đề nghị không tử hình 6 bị cáo. Dự kiến, ngày 16-6 tới đây, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử 9 bị cáo trong vụ nữ sinh giao gà tại Điện...